Băng ở Nam Cực đang tăng nhanh hơn dự báo

VOV.VN - Điều nghiêm trọng là các tảng băng không chỉ mỏng đi như chúng ta đã biết nhiều năm mà các sông băng bên rìa Nam Cực cũng đang nhanh chóng rơi từng mảng xuống nước khiến cho lượng băng ở Nam Cực đang giảm nhanh gấp 2 lần so với giai đoạn trước đây.

Truyền thông Australia hôm nay (11/8) trích dẫn kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trũ Mỹ (NASA) cho biết, các sông băng băng ven biển tại Nam Cực đang vỡ ra thành nhiều mảng và rơi xuống biển. Lượng băng bị rơi từ các sông băng trong 1/4 thế kỷ qua tương đương với 37.000 km2, gần bằng diện tích của Thụy Sỹ.

Lượng băng bị vỡ này cũng được cho là tương đương với mức độ mỏng đi của các thềm băng do nhiệt độ nước biển tăng.

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại NASA cho hay lượng mảng băng bị vỡ từ các sông băng cùng với lượng băng bị tan chảy làm cho thềm băng ở Nam Cực giảm 12 nghìn tấn kể từ năm 1997, tức là gấp đôi so với các dự báo trước đó.

Nhà khoa học Chad Green, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu cho biết, khi các thềm băng bị thu hẹp và suy yếu, các sông băng khổng lồ sẽ tăng tốc độ và đẩy nhanh tốc độ dâng của mực nước biển trên toàn thế giới. Vì Nam Cực chiếm tới 88% lượng băng có trên mặt nước của thế giới nên ông Green cho rằng, hậu quả của hiện tượng này sẽ là rất lớn.

Các thềm băng là những tảng nước đóng băng vĩnh viễn được hình thành trong hàng nghìn năm. Các thềm băng là nơi giữ lại các sông băng khiến cho các sông băng không trượt ra đại dương và làm nước biển dâng cao.

Tuy nhiên, theo NASA, trong những thập kỷ gần đây, các thiết bị đã đo được việc các đại dương ấm lên làm thềm băng mỏng đi và giảm trọng lượng với tốc độ trung bình là 149 triệu tấn/năm, kể từ năm 2002 cho đến 2020.

Bên cạnh đó, phát hiện mới được công bố về việc các sông băng đang bị vỡ thành từng mảng, ở ngay cả khu vực phía Đông của Nam cực, nơi được cho là ít bị ảnh hưởng cho thấy việc nước biển dâng lên là một thực tế đang ngày càng rõ ràng. Vì vậy NASA cảnh báo, nếu không làm chậm lại quá trình nóng lên của trái đất, giảm việc phát thải các khí gây hiệu ứng nhà kính thì trong những thế kỷ tới, mực nước biển sẽ dâng lên vài mét./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chim cánh cụt rời bỏ Nam Cực vì băng tan nhanh chưa từng thấy
Chim cánh cụt rời bỏ Nam Cực vì băng tan nhanh chưa từng thấy

VOV.VN - Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy chim cánh cụt Adelie ở bán đảo Nam Cực đang rời bỏ khu vực này.

Chim cánh cụt rời bỏ Nam Cực vì băng tan nhanh chưa từng thấy

Chim cánh cụt rời bỏ Nam Cực vì băng tan nhanh chưa từng thấy

VOV.VN - Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy chim cánh cụt Adelie ở bán đảo Nam Cực đang rời bỏ khu vực này.

Băng Bắc Cực tan chảy ở mức kỷ lục trong năm 2012
Băng Bắc Cực tan chảy ở mức kỷ lục trong năm 2012

(VOV) - Trong 10 tháng qua, nhiệt độ bề mặt đất liền và đại dương đã cao hơn 0,45 độ so với nhiệt độ của giai đoạn những năm 1961-1990. 

Băng Bắc Cực tan chảy ở mức kỷ lục trong năm 2012

Băng Bắc Cực tan chảy ở mức kỷ lục trong năm 2012

(VOV) - Trong 10 tháng qua, nhiệt độ bề mặt đất liền và đại dương đã cao hơn 0,45 độ so với nhiệt độ của giai đoạn những năm 1961-1990. 

Băng Bắc cực có thể tan hoàn toàn trong 5-7 năm tới
Băng Bắc cực có thể tan hoàn toàn trong 5-7 năm tới

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore đã đưa ra tuyên bố này tại Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Copenhagen (COP 15).  

Băng Bắc cực có thể tan hoàn toàn trong 5-7 năm tới

Băng Bắc cực có thể tan hoàn toàn trong 5-7 năm tới

Cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore đã đưa ra tuyên bố này tại Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu đang diễn ra ở Copenhagen (COP 15).