Bạo lực giới ở Thái Lan- vấn đề của luật pháp hay con người?

VOV.VN - Các trường hợp bạo lực tình dục liên tiếp xảy ra với phụ nữ thể hiện sự phục tùng một cách có hệ thống của nữ giới trong xã hội phụ hệ ở Thái Lan.

Mới đây, một phụ nữ đã trình báo với cảnh sát rằng, cháu gái 14 tuổi của cô đã bị hãm hiếp liên tục trong hơn một năm tại một trường học công lập ở tỉnh Mukdahan, miền đông bắc nước này.

Người phụ nữ này cho biết, cô gái trẻ bị 5 giáo viên và 2 nam sinh xâm hại. Thậm chí, họ còn quay phim và đe dọa cô.

Cô gái trẻ đã phải âm thầm chịu đựng sự việc tồi tệ này từ tháng 3/2019. Khi câu chuyện của cô được công khai, một người bạn cùng lớp 16 tuổi cho biết, cô cũng từng phải trải qua tình cảnh tương tự với chính những kẻ đàn ông đó.

Một làn sóng giận dữ bùng lên trên mạng xã hội, nhiều cư dân mạng kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc đối với những kẻ bị cáo buộc hiếp dâm. Thậm chí, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha phải hứa sẽ đưa ra hình phạt tối đa nếu các bị cáo bị chứng minh là có tội.

Thủ phạm thường được giảm án

Ở Thái Lan, hình phạt đối với tội hiếp dâm khắc nghiệt hơn ở nhiều nước khác. Ví dụ, những kẻ phạm tội tình dục có thể bị kết án tù chung thân hoặc tử hình trong trường hợp cưỡng hiếp chết người. Nhưng hầu hết các vụ án không bị trừng phạt hoặc được giảm án khi người phạm tội hợp tác với cảnh sát.

Nếu phạm tội đối với trẻ em từ 15 tuổi trở xuống, như trường hợp của nữ sinh trong câu chuyện kể trên, kẻ phạm tội có thể phải đối mặt với án tù 20 năm và phạt tiền từ 100.000 đến 400.000 baht (tương đương 3.198 USD đến 12.795 USD). Mức án có thể tăng lên 1/3 nếu vụ xâm hại được ghi lại trên video để khai thác, hoặc tăng lên 1/2 nếu đoạn clip được chia sẻ với người khác.

Nhưng theo Tiến sĩ Jaray Singhakowinta, giáo sư trợ giảng về nghiên cứu tình dục tại Trường Cao học Ngôn ngữ và Truyền thông Thái Lan, giải thích: “Các thẩm phán hiếm khi áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội hiếp dâm, vì những người bị kết án thường thú nhận tội của họ và được xem là có quyền giảm án theo quyết định của thẩm phán".

Đó là lý do tại sao, một vài năm trước, đã có một chiến dịch công khai do một người nổi tiếng Thái Lan, Panadda Wongphudee, khởi xướng, nhằm sửa đổi bộ luật hình sự để những người bị kết tội hiếp dâm có thể đương nhiên bị kết án tử hình.

Tuy nhiên, như Tiến sĩ Singhakowinta giải thích, nhiều luật sư đã chất vấn chiến dịch này, cảnh báo về hậu quả chết người nếu sửa đổi luật. Họ lo ngại rằng các nạn nhân có thể sẽ bị sát hại nếu án tử hình được đưa ra hợp pháp.

Tình trạng chưa được đánh giá đúng mức

Hiếp dâm vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở Thái Lan. Theo dữ liệu từ Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan, trong năm 2019 đã có 1.965 đơn tố cáo về tội hiếp dâm, và kết quả là 1.893 người đã bị bắt giữ.

Cũng trong năm đó, chỉ riêng Tổ chức Vì Trẻ em và Phụ nữ Pavena đã ghi nhận 786 trường hợp bị hãm hiếp và hành hung. Tổ chức này đã hỗ trợ hơn 9.000 nạn nhân của các vụ tấn công tình dục kể từ năm 1999 và theo thống kê của tổ chức này, con số này ngày càng tăng lên.

Mặc dù các vụ cưỡng hiếp có thể xảy ra với mọi người ở bất kỳ giới tính và lứa tuổi nào, nhưng hầu hết các trường hợp được biết đến là ở trẻ em gái dưới 10 tuổi, và hầu hết các vụ cưỡng hiếp này xảy ra ở nhà hoặc ở trường.

Theo Tiến sĩ Singhakowinta, tội phạm tình dục là vấn đề cấu trúc xã hội, và ở một mức độ nhất định, là một “vấn đề về giới tính”.

Ông tin rằng thực tế ngày càng nhiều phụ nữ và cả trẻ em nữ và trẻ em nam trở thành nạn nhân của tội phạm tình dục, ở một mức độ nhất định, phản ánh sự phục tùng có hệ thống của họ trong chế độ phụ hệ ở nước này.

Tiến sĩ Henriette Jansen, nhà nghiên cứu cấp cao tại Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), cho biết, 20 năm trước, cơ quan của bà đã thực hiện một cuộc điều tra dựa trên dân số ở Bangkok và một tỉnh.

 “Cuộc điều tra cho thấy khoảng 44% phụ nữ cho biết họ bị bạo lực về thể xác hoặc tình dục bởi một người bạn tình vào một thời điểm nào đó trong đời. Và khoảng 22% số người nói đã chịu cảnh này trong 12 tháng qua”- Tiến sĩ Henriette Jansen giải thích.

Thái Lan chưa từng có cuộc khảo sát toàn quốc nào về bạo lực tình dục. Và như Jansen đã nói, điều quan trọng là phải nhận thức được rằng, những cuộc khảo sát như vậy là cách duy nhất để có được thông tin chính xác về tỷ lệ phụ nữ đang trải qua hoặc đã từng bị bạo lực như vậy. Hiện nay các số liệu khảo sát của UNFPA từ hai thập kỷ trước vẫn được sử dụng.

“Nếu bạn nhận được những con số về các trường hợp bạo lực từ cảnh sát, tòa án hoặc y tế [lực lượng chức năng], bạn sẽ chỉ biết được phần nổi của tảng băng trôi. 20 trước, cuộc khảo sát tương tự cho thấy chỉ 1% phụ nữ từng bị bạn tình bạo hành đã đến gặp cảnh sát. Dữ liệu chính thức từ các dịch vụ sẽ không cung cấp cho bạn bức tranh đúng về những gì đang xảy ra. Chúng luôn bị đánh giá thấp”, cô nói.

Luật có thể thay đổi, nhưng thái độ con người thì không

Các giá trị truyền thống của gia đình Thái Lan giữ một vai trò quan trọng trong tình trạng này, vì họ nhấn mạnh việc phân biệt rạch ròi những chuyện công khai và riêng tư, ​​khuyến khích phụ nữ giữ im lặng trước các vấn đề trong gia đình và với bạn đời để giữ "danh dự" cho gia đình.

Tình trạng này được cho là sẽ thay đổi khi năm 2007 Luật Nạn nhân Bạo lực Gia đình được thông qua và Bộ luật Hình sự sửa đổi. Trước năm 2007, luật hình sự không coi hiếp dâm trong hôn nhân là một tội phạm, vì vậy phụ nữ không được bảo vệ hợp pháp trước hành vi tấn công tình dục của bạn đời.

Tuy nhiên, mặc dù cảnh sát có nhiều quyền hành động hơn trước, họ vẫn miễn cưỡng can thiệp vì trong khi luật pháp có thể đã thay đổi, nhưng thái độ của con người thì không. Nhiều tội ác do đó không bị trừng phạt.

Trong các vụ án hiếp dâm, nhiều vụ được giảm án và nhiều phụ nữ không còn tin tưởng vào các quy trình xét xử.

Những nhà hoạt động tin rằng giải pháp cho bạo lực tình dục bắt đầu từ bình đẳng giới và các cơ chế sẽ giúp phụ nữ được nhìn thấy rõ hơn và cảm thấy có sức mạnh để tố cáo với sự hỗ trợ của xã hội. Về vấn đề này, còn nhiều việc phải làm.

Hiếp dâm không phải là để đáp ứng nhu cầu tình dục của thủ phạm, mà là “một sự thể hiện quyền lực đối với những người mà kẻ phạm tội cho là ‘phải phục tùng’”, Singhakowinta nói, khi nhắc đến các nữ sinh bị giáo viên và bạn học cưỡng hiếp.

Chuyên gia tâm lý đang chăm sóc cho cô gái cho biết cô đang bị chấn thương tâm lý và căng thẳng tột độ. Rốt cuộc, cô đã bị lạm dụng bởi những người mà cô lẽ ra có thể tin tưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

UNFPA cảnh báo bạo lực gia đình tăng mạnh trong thời gian phong tỏa
UNFPA cảnh báo bạo lực gia đình tăng mạnh trong thời gian phong tỏa

VOV.VN - Báo cáo dự đoán rằng nếu tiếp tục các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt trong một năm, sẽ có thêm 61 triệu vụ bạo lực gia đình.

UNFPA cảnh báo bạo lực gia đình tăng mạnh trong thời gian phong tỏa

UNFPA cảnh báo bạo lực gia đình tăng mạnh trong thời gian phong tỏa

VOV.VN - Báo cáo dự đoán rằng nếu tiếp tục các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt trong một năm, sẽ có thêm 61 triệu vụ bạo lực gia đình.

Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều điểm nóng dịch bệnh
Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều điểm nóng dịch bệnh

VOV.VN - Người ta nhận thấy mức độ gia tăng bạo lực gia đình ở các nước áp dụng phong tỏa và cách ly phòng dịch Covid-19 như Italy, Trung Quốc, Brazil, Hy Lạp…

Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều điểm nóng dịch bệnh

Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều điểm nóng dịch bệnh

VOV.VN - Người ta nhận thấy mức độ gia tăng bạo lực gia đình ở các nước áp dụng phong tỏa và cách ly phòng dịch Covid-19 như Italy, Trung Quốc, Brazil, Hy Lạp…

Đại dịch Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều nước
Đại dịch Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều nước

VOV.VN - Người ta nhận thấy mức độ gia tăng bạo lực gia đình ở các nước áp dụng phong tỏa và cách ly phòng dịch Covid-19 như Italy, Trung Quốc, Brazil, Hy Lạp…

Đại dịch Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều nước

Đại dịch Covid-19 khiến bạo lực gia đình gia tăng ở nhiều nước

VOV.VN - Người ta nhận thấy mức độ gia tăng bạo lực gia đình ở các nước áp dụng phong tỏa và cách ly phòng dịch Covid-19 như Italy, Trung Quốc, Brazil, Hy Lạp…

Phẫn nộ vụ cô gái trẻ Ấn Độ bị những kẻ đẳng cấp trên hiếp dâm tập thể và giết chết
Phẫn nộ vụ cô gái trẻ Ấn Độ bị những kẻ đẳng cấp trên hiếp dâm tập thể và giết chết

VOV.VN - Người phụ nữ bị xếp dưới đáy xã hội do tư tưởng “đẳng cấp” hủ lậu này đã bị 4 gã đàn ông hiếp dâm tập thể và siết cổ. Cô gái trẻ Ấn Độ này sau đó đã tử vong.

Phẫn nộ vụ cô gái trẻ Ấn Độ bị những kẻ đẳng cấp trên hiếp dâm tập thể và giết chết

Phẫn nộ vụ cô gái trẻ Ấn Độ bị những kẻ đẳng cấp trên hiếp dâm tập thể và giết chết

VOV.VN - Người phụ nữ bị xếp dưới đáy xã hội do tư tưởng “đẳng cấp” hủ lậu này đã bị 4 gã đàn ông hiếp dâm tập thể và siết cổ. Cô gái trẻ Ấn Độ này sau đó đã tử vong.