Bầu cử Mỹ: Các ứng viên Tổng thống chạy đua vận động nước rút

VOV.VN - Tại các bang chiến địa quan trọng, các ứng viên Tổng thống đã có những bài phát biểu đánh vào những điểm yếu của đối thủ.

Một tuần trước bầu cử (3/11), Tổng thống Mỹ Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa và ứng cử viên đảng Dân chủ, cựu phó Tổng thống Joe Biden đã có những cuộc vận động nước rút tại nhiều tiểu bang quan trọng.

Ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden có chuyến vận động đến bang Georgia trong nỗ lực "lật đổ" bang có "truyền thống" ủng hộ đảng Cộng hòa này. Tại đây, ông Joe Biden cam kết, nếu đắc cử, chính quyền của ông sẽ kiểm soát được virus SARS-CoV-2. Phát biểu này được cho là nhằm khoét sâu vào điểm yếu của chính quyền Tổng thống Donald Trump khi đã không thể kiểm soát được đại dịch Covid-19 tại nước này.

Trước các cử tri, ông Biden đã cáo buộc Tổng thống Trump phá hỏng các phản ứng của chính quyền địa phương khiến​ trường hợp nhiễm Covid-19 mới gia tăng đến mức không thể kiểm soát.

“Ông Donald Trump đã giương cờ trắng đầu hàng dịch Covid-19, bỏ rơi gia đình chúng ta. Nhưng người dân Mỹ không bỏ cuộc. Chúng ta không nhượng bộ. Chắc chắn chúng ta không thu mình. Và tôi cũng vậy. Tôi đưa ra kế hoạch đối phó với đại dịch này một cách có trách nhiệm”, ông Biden nói.

Trong khi ông Biden đang nỗ lực mở rộng bản đồ bầu cử ở miền Nam thì Tổng thống Donald Trump tập trung vào các tiểu bang vốn là "bức tường xanh" của Đảng Dân chủ mà ông đã lật đổ vào năm 2016. Đó là các bang Michigan, Wisconsin và Pennsylvania.

Trước những người ủng hộ tại Michigan, Tổng thống Donald Trump tiếp tục có những phát biểu giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh khi yêu cầu người dân lựa chọn giữa một kế hoạch có thể tiêu diệt virus gây bệnh với một kế hoạch có thể “giết chết giấc mơ Mỹ”, giữa một tương lai “siêu phục hồi” và một tương lai của sự suy thoái.

“Các cử tri đang đánh giá tôi về nhiều thứ và một trong những điều đó là việc chúng tôi đã làm rất tốt trong xử lý đại dịch Covid-19. Nếu không làm như chúng tôi đang làm bây giờ, con số người chết tại Mỹ có thể lên tới hàng triệu. Chúng ta đã sản xuất máy thở và tất cả các trang thiết bị cần thiết. Chúng ta đang sản xuất vaccine, đang điều trị cho những người mắc bệnh. Chúng ta đã làm rất tốt và mọi người đã bắt đầu cảm nhận được điều này”, Tổng thống Trump nói.

Ông Donald Trump cũng không quên nhấn mạnh, ứng cử viên Biden ủng hộ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ và Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Theo ông, cả hai điều này đều làm tổn thương ngành công nghiệp ô tô và các ngành sản xuất khác của bang.

Hiện còn 6 ngày nữa là đến ngày bầu cử chính thức 3/11, song tính đến ngày hôm qua, tổng số phiếu đi bầu sớm của cử tri Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục, tương đương một nửa tổng số phiếu bầu được tính trong năm bầu cử 2016. Theo đó, tính tới chiều qua, đã có 69,5 triệu phiếu bầu sớm được gửi. Trong đó, có 46,3 triệu phiếu được bỏ qua bưu điện và 23,1 triệu phiếu bầu trực tiếp. Trong năm bầu cử 2016, tổng số phiếu bầu sớm là 47,2 triệu phiếu. Con số này cho thấy sự nhiệt tình chưa từng có của cử tri Mỹ năm nay cũng như do lo ngại sự lây lan của đại dịch Covid-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu năm nay sẽ diễn ra như thế nào?
Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

VOV.VN - Ngày cuối cùng để bỏ phiếu bầu cử năm 2020 tại Mỹ là ngày 3/11. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phiếu bầu năm nay có thể sẽ không được kiểm hết sau mốc này vài ngày, thậm chí vài tuần.

Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu năm nay sẽ diễn ra như thế nào?

VOV.VN - Ngày cuối cùng để bỏ phiếu bầu cử năm 2020 tại Mỹ là ngày 3/11. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phiếu bầu năm nay có thể sẽ không được kiểm hết sau mốc này vài ngày, thậm chí vài tuần.

Khả năng lặp lại “kịch bản Carter” trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020
Khả năng lặp lại “kịch bản Carter” trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020

VOV.VN - Theo CNN, đại dịch Covid-19 hiện nay đối với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump tương tự như cuộc khủng hoảng con tin ở Iran mà Tổng thống Carter gặp phải năm 1980.

Khả năng lặp lại “kịch bản Carter” trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020

Khả năng lặp lại “kịch bản Carter” trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020

VOV.VN - Theo CNN, đại dịch Covid-19 hiện nay đối với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump tương tự như cuộc khủng hoảng con tin ở Iran mà Tổng thống Carter gặp phải năm 1980.

Những người trực tiếp bầu Tổng thống Mỹ thực sự là ai?
Những người trực tiếp bầu Tổng thống Mỹ thực sự là ai?

VOV.VN - Thua số phiếu phổ thông nhưng vẫn đắc cử tổng thống là điều hoàn toàn có thể xảy ra ở Mỹ, bởi người trực tiếp bầu tổng thống là các đại cử tri.

Những người trực tiếp bầu Tổng thống Mỹ thực sự là ai?

Những người trực tiếp bầu Tổng thống Mỹ thực sự là ai?

VOV.VN - Thua số phiếu phổ thông nhưng vẫn đắc cử tổng thống là điều hoàn toàn có thể xảy ra ở Mỹ, bởi người trực tiếp bầu tổng thống là các đại cử tri.