Bầu cử Pháp 2022: Macron và Le Pen bước vào phiên tranh luận quyết định trên truyền hình

VOV.VN - Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất tại Pháp cho thấy ứng cử viên-đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang nới rộng cách biệt với bà Marine Le Pen lên từ 10-12 điểm.

Ông Macron và bà Le Pen hiện chuẩn bị bước vào phiên tranh luận trực tiếp trên truyền hình đầu tiên và duy nhất diễn ra vào tối nay, 20/04, theo giờ Paris, cột mốc được cho là có tính quyết định đến xu hướng bỏ phiếu của các cử tri Pháp.

Kết quả cuộc thăm dò dư luận do hãng Ipsos Sopra Steria thực hiện cho kênh phát thanh FranceInfo và báo “Người Paris” công bố trong ngày 19/4 cho thấy, đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dự kiến sẽ nhận được 56,5% số phiếu bầu của cử tri Pháp tại vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp diễn ra vào ngày 24/4, so với 43,5% của bà Marine Le Pen. Đây là cách biệt lớn nhất giữa ông Macron và bà Le Pen trong các cuộc thăm dò dư luận tại Pháp kể từ sau khi kết thúc vòng 1 cuộc bầu cử. So với chính cuộc thăm dò do Ipsos Sopra Steria thực hiện trước đó, ông Macron cũng đã giành thêm 0,5 điểm trong khi bà Marine Le Pen mất 0,5 điểm. Sai số của cuộc thăm dò này là khoảng 3%.

Một cuộc thăm dò khác do hãng Elabe thực hiện cho kênh truyền hình BFMTV và báo L’Express mang lại kết quả khả quan hơn cho bà Marine Le Pen, với dự kiến số phiếu mà ƯCV của đảng cực hữu “Tập hợp quốc gia” (RN) nhận được tại vòng 2 là 45,5%, so với 54,5% của ông Emmanuel Macron. Tuy nhiên, con số này vẫn phản ánh đà đi xuống của bà Marine Le Pen trong đánh giá của cử tri Pháp. Vào lúc cao điểm ngay khi kết thúc vòng 1 cuộc bầu cử, bà Marine Le Pen nhận được 47-48% sự ủng hộ của cử tri Pháp trong các cuộc thăm dò dư luận.

Giới phân tích tại Pháp đánh giá, việc ông Macron đang dần gia tăng cách biệt với bà Marine Le Pen trong hơn 1 tuần qua là kết quả của chiến dịch vận động tranh cử quyết liệt hơn của ông Macron. Từ khi kết thúc vòng 1 cuộc bầu cử hôm 10/04, ông Macron đã thực hiện 3 cuộc mít-tinh lớn cùng 6 chuyến đi đến các địa phương để vận động, khác hẳn với việc gần như không tranh cử tại vòng 1. Trong khi đó, bà Marine Le Pen lại bị mất điểm khi thổi bùng lên các tranh luận liên quan đến việc cấm phụ nữ Hồi giáo ở Pháp đeo mạng che mặt, chủ đề khiến nhiều người nhớ lại các phát ngôn và tư tưởng cực hữu mà bà Le Pen trong nhiều năm qua đã cố gắng giảm nhẹ.

Trong bối cảnh đó, cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình tối nay, 20/4 theo giờ Paris, được coi là cơ hội cuối cùng để bà Marine Le Pen đảo ngược tình thế. Ông Macron và bà Le Pen sẽ bắt đầu cuộc tranh luận với chủ đề sức mua, trước khi chuyển sang các chủ đề khác như cải cách hưu trí, vai trò của nước Pháp tại châu Âu hay cuộc chiến tại Ukraine.

Sức ép mà bà Marine Le Pen phải đối mặt là rất lớn bởi ngoài việc cần thuyết phục các cử tri Pháp đang do dự, bà Le Pen cũng có một nhiệm vụ khác, đó là xoá đi ký ức đáng xấu hổ của cuộc tranh luận năm 2017, với những phát ngôn và biểu hiện bị coi là “thảm hoạ” khi đó. Phát biểu trên kênh France 2 sáng ngày 20/04, quyền Chủ tịch đảng “Tập hợp quốc gia” của bà Marine Le Pen, ông Jordan Bardella thừa nhận, phe cực hữu và bà Marine Le Pen sẽ phải tránh lặp lại sai lầm của 5 năm trước.

 “Chúng tôi không lo lắng nhưng thực sự là có một sự e dè bởi chúng tôi biết là rất nhiều cử tri Pháp sẽ quyết định bỏ phiếu dựa trên cuộc tranh luận này và cuộc tranh luận này cũng khác so với cách đây 5 năm. Có lẽ sai lầm của chúng tôi năm 2017 là đã quá mong muốn chứng minh cho người dân Pháp thấy những dự án khắc nghiệt của ông Macron. Lần này, bà Marine Le Pen sẽ phải nói nhiều hơn về mình và về tầm nhìn cho nước Pháp, không chỉ cho 5 năm tới mà cho 50 năm tới”.

Bên phía đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, nhiều đồng minh chính trị của ông Macron cũng tỏ ra thận trọng trước phiên tranh luận trên truyền hình. Thủ tướng Pháp Jean Castex ngày 19/04 nhận định, chưa có bất cứ gì chắc chắn về kết quả vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp và những người ủng hộ ông Macron cần thuyết phục cử tri Pháp đến ngày cuối cùng. Ông Castex cũng thông báo sẽ đệ đơn từ chức của toàn bộ chính phủ Pháp lên Tổng thống Pháp ngay sau khi kết thúc vòng 2 cuộc bầu cử.

Trong lúc này, các đảng phái chính trị tại Pháp bắt đầu thực hiện các cuộc vận động, đàm phán thành lập liên minh để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội Pháp vào tháng 6/2022, cuộc bầu cử được xem như là vòng 3 của bầu cử Tổng thống. Giới phân tích tại Pháp nhận định, gần như chắc chắn đảng “Nền Cộng hoà tiến bước” (LREM) của Tổng thống Emmanuel Macron sẽ không thể chiến thắng áp đảo như năm 2017 nên khả năng các liên đảng đối lập chiếm đa số tại Quốc hội Pháp là tương đối cao. Nếu kịch bản đó diễn ra, ông Macron sẽ phải chọn 1 thủ tướng đến từ phe đối lập và thực hiện việc “chung sống” chính trị. Trong ngày 19/4, lãnh đạo đảng cánh tả “Nước Pháp bất khuất” ông Jean-Luc Mélenchon, người về thứ 3 vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp với gần 22% số phiếu, đã lên tiếng kêu gọi người dân Pháp đưa ông lên làm Thủ tướng bằng cách bỏ phiếu giúp đảng “Nước Pháp bất khuất” chiếm đa số tại Quốc hội Pháp vào tháng 6/2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bầu cử Pháp: Ông Macron công kích bà Marine Le Pen trên mặt trận môi trường
Bầu cử Pháp: Ông Macron công kích bà Marine Le Pen trên mặt trận môi trường

VOV.VN - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra nhiều hứa hẹn về chính sách môi trường, khi cho biết nếu tái cử, ông sẽ xây dựng một chính phủ hành động quyết liệt hơn trong vấn đề môi trường.

Bầu cử Pháp: Ông Macron công kích bà Marine Le Pen trên mặt trận môi trường

Bầu cử Pháp: Ông Macron công kích bà Marine Le Pen trên mặt trận môi trường

VOV.VN - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã đưa ra nhiều hứa hẹn về chính sách môi trường, khi cho biết nếu tái cử, ông sẽ xây dựng một chính phủ hành động quyết liệt hơn trong vấn đề môi trường.

Bầu cử Tổng thống Pháp: Nước Pháp sẽ thay đổi nếu bà Le Pen chiến thắng
Bầu cử Tổng thống Pháp: Nước Pháp sẽ thay đổi nếu bà Le Pen chiến thắng

VOV.VN - Nước Pháp sẽ thay đổi nếu lực lượng cực hữu nắm quyền. Đây là cảnh báo của nhiều chính trị gia tại Pháp. Trước viễn cảnh trên, Tổng thống Macron ngày 14/4 tiếp tục vận động tranh cử tại Le Havre còn bà Le Pen cũng tổ chức buổi vận động để công kích các chính sách của ông Macron.

Bầu cử Tổng thống Pháp: Nước Pháp sẽ thay đổi nếu bà Le Pen chiến thắng

Bầu cử Tổng thống Pháp: Nước Pháp sẽ thay đổi nếu bà Le Pen chiến thắng

VOV.VN - Nước Pháp sẽ thay đổi nếu lực lượng cực hữu nắm quyền. Đây là cảnh báo của nhiều chính trị gia tại Pháp. Trước viễn cảnh trên, Tổng thống Macron ngày 14/4 tiếp tục vận động tranh cử tại Le Havre còn bà Le Pen cũng tổ chức buổi vận động để công kích các chính sách của ông Macron.

Bầu cử Pháp: Ông Macron và bà Le Pen chạy đua lôi kéo cử tri cánh tả 
Bầu cử Pháp: Ông Macron và bà Le Pen chạy đua lôi kéo cử tri cánh tả 

VOV.VN - Vận động, thuyết phục các cử tri cánh tả, nhất là 7,7 triệu người Pháp đã bỏ phiếu cho ứng cử viên) cực tả Jean-Luc Mélenchon, người về thứ 3 tại vòng 1 với tỷ lệ khá cao với 21,95%.

Bầu cử Pháp: Ông Macron và bà Le Pen chạy đua lôi kéo cử tri cánh tả 

Bầu cử Pháp: Ông Macron và bà Le Pen chạy đua lôi kéo cử tri cánh tả 

VOV.VN - Vận động, thuyết phục các cử tri cánh tả, nhất là 7,7 triệu người Pháp đã bỏ phiếu cho ứng cử viên) cực tả Jean-Luc Mélenchon, người về thứ 3 tại vòng 1 với tỷ lệ khá cao với 21,95%.

Tổng thống Macron: Bầu cử Pháp là trưng cầu ý dân về tương lai châu Âu
Tổng thống Macron: Bầu cử Pháp là trưng cầu ý dân về tương lai châu Âu

VOV.VN - Bầu cử Pháp giống như cuộc trưng cầu dân ý về tương lai châu Âu, đó là tuyên bố của ứng cử viên (ƯCV), đồng thời là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong khi ƯCV cực hữu Marine Le Pen tiếp tục tập trung khai thác các vấn đề xã hội trong nước.

Tổng thống Macron: Bầu cử Pháp là trưng cầu ý dân về tương lai châu Âu

Tổng thống Macron: Bầu cử Pháp là trưng cầu ý dân về tương lai châu Âu

VOV.VN - Bầu cử Pháp giống như cuộc trưng cầu dân ý về tương lai châu Âu, đó là tuyên bố của ứng cử viên (ƯCV), đồng thời là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong khi ƯCV cực hữu Marine Le Pen tiếp tục tập trung khai thác các vấn đề xã hội trong nước.