Bầu cử Quốc hội Israel: Liệu có phá vỡ thế bế tắc chính trị?

VOV.VN - Ngày 1/11, cử tri Israel đã đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội với hy vọng phá vỡ thế bế tắc chính trị trong nhiều năm qua. Đây là cuộc bầu cử lần thứ 5 của Quốc hội Israel trong vòng chưa đầy 4 năm.

Cử tri Israel không mặn mà với bầu cử?

Trong vòng 4 năm có tới 5 cuộc bầu cử để lựa chọn người đứng đầu chính phủ cho thấy tình hình chính trị của Israel có nhiều bất đồng giữa các đảng phái. Trong khi đó, đất nước Israel vẫn luôn phải đối mặt với các vấn đề an ninh, chịu những tác động của khủng hoảng kinh tế, đại dịch bùng phát… Điều này khiến người dân Israel cảm thấy mất niềm tin nhất là khi đất nước ngày càng phải đối mặt với vấn đề an ninh và giá cả tăng, lạm phát cao.

Ngoài ra, các cử tri cũng thấy rõ những tham vọng chính trị, sự đấu đá giữa các đảng phái hơn là vì lợi ích của người dân. Họ cũng dần mất niềm tin vào các ứng cử viên, cũng như mất niềm tin về những lời hứa, cam kết trước bầu cử... Trước đó, nhiều đảng phái phải tăng cường thuyết phục cử tri đi bỏ phiếu vì mọi người mệt mỏi và thất vọng.

Mặc dù vậy, theo kết quả phản ánh của Ủy ban Bầu cử Trung ương Israel đến 20h ngày 1/11, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu đạt tỉ lệ 66,3%. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1999 tới nay, cho thấy rằng cử tri vẫn có động lực bất chấp các cuộc bầu cử lặp lại.

Khả năng cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu trở lại

Cuộc bỏ phiếu kết thúc lúc 10 giờ tối 1/11. Kết quả ban đầu cho thấy một chiến thắng lớn cho khối cánh hữu của cựu Thủ tướng Benjamin Netanyahu và và dường như nhà lãnh đạo Likud sẽ trở lại nắm quyền thủ tướng. Nếu kết quả cuối cùng không thay đổi, cựu Thủ tướng sẽ quay trở lại nắm quyền với một liên minh cầm quyền.

Kênh 12 của Israel cho biết có khối của ông Netanyahu với 61 ghế trong khi Kênh 13 của Israel cho biết khối của ông Netanyahu 62 ghế. Theo Kênh 12, đảng Likud do ông Netanyahu lãnh đạo đã giành được 31 ghế so với 24 ghế của đảng Yesh Atid, do Thủ tướng đương nhiệm Yair Lapid lãnh đạo.

Trong khi đó, Đài truyền hình công cộng Kan đưa tin đảng Likud giành 30 ghế so với đảng Yesh Atid 22 ghế; trong khi Kênh 13 đưa tin Likud giành 31 ghế và Yesh Atid giành 24 ghế. Điều này thể hiện sự trở lại đáng chú ý của ông Netanyahu hơn một năm sau khi rời khỏi quyền thủ tướng. Ông Lapid đã hy vọng đạt được mục tiêu của mình là ngăn chặn một chính phủ cánh hữu và giữ chức vụ cho đến vòng bầu cử thứ sáu. Tuy nhiên, nếu kết quả bỏ phiếu được giữ nguyên, liên minh trung tả do ông Lapid lãnh đạo chỉ có thể đạt 54 ghế (Kan và Kênh 13) hoặc 55 (Kênh 12).

Nếu khối của ông Netanyahu giành được đa số nghị viện, ông cam kết sẽ thành lập liên minh tôn giáo và cánh hữu nhất trong lịch sử của đất nước. Nó sẽ bao gồm một liên minh các nhà lập pháp cực hữu và tôn giáo đề xuất các chiến thuật mạnh tay để dập tắt tình trạng bất ổn của người Palestine ở Bờ Tây và thông qua đạo luật nhằm làm suy yếu nền tư pháp của Israel, cũng như hủy thỏa thuận phân định biên giới trên biển với Lebanon.

Có thể phải mất thêm vài ngày nữa mới có kết quả cuối cùng. Kịch bản không có ứng cử viên hay đảng phái nào nổi trội có thể giành chiến thắng áp đảo có thể xảy ra. Thậm chí các cuộc thăm dò dư luận trước đó còn cảnh báo có thể sẽ tiến tới cuộc bầu cử lần thứ sáu sau vài tháng.

Nguyên nhân bất ổn chính trị ở Israel

Bất ổn chính trị kéo dài ở Israel trong thời gian qua chính là tổng hòa của nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân chính vẫn là sự bất đồng nội bộ, xung đột phe phái trong bối cảnh đất nước chịu các tác động địa chính trị mạnh mẽ ở khu vực và toàn cầu về an ninh, đại dịch, khủng hoảng kinh tế.

Trước hết theo các quy tắc quản lý của Quốc hội và Luật hình thành chính phủ, Israel có một hệ thống nghị viện bao gồm một số đảng. Trong đó nếu không bên nào đạt được 61 ghế cần thiết để thành lập chính phủ cầm quyền thì chính phủ buộc phải giải tán. Trong 2 năm qua, thực tế cho thấy không có đảng phái nào đủ mạnh để chiếm ưu thế hoặc giành được ít nhất 61 ghế hoặc hơn thế để đảm bảo chính phủ ổn định lâu dài.

Thứ hai, đời sống chính trị của Israel là một trong những quốc gia bị chia rẽ nhiều nhất trên thế giới. Các thành phần chính trị có rất ít quan điểm chung. Sự rạn nứt liên tục trong cấu trúc của các chính phủ, điều này cho thấy sự mong manh của các liên minh chính phủ.

Thứ ba, các đảng phái Palestine ở Israel vẫn còn chia rẽ và các nhóm người Palestine ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng vẫn chưa tìm được điểm chung, các cộng đồng người Palestine, đặc biệt là các thế hệ trẻ, đang nỗ lực tạo ra một diễn đàn chính trị mới.

Thứ tư, năng lực của người đứng đầu chính phủ trong chèo lái đất nước đối phó với những hậu quả kinh tế, an ninh bên trong lãnh thổ Israel và căng thẳng gia tăng giữa người Arab và người Do Thái bên trong Israel.

Thứ năm, sự ổn định chính trị ở Israel có liên quan đến các hoạt động của cuộc kháng chiến của người Palestine mà đây là vấn để khó giải quyết một sớm một chiều.

Theo một số nghiên cứu cho đến năm 2030, Israel sẽ vẫn là một quốc gia không ổn định. Điều đáng chú ý là sự ổn định chính trị ở nước này có liên quan đến các hoạt động kháng chiến của người Palestine và việc ngừng phối hợp an ninh của chính quyền Palestine./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ukraine muốn Mỹ gây sức ép lên Israel
Ukraine muốn Mỹ gây sức ép lên Israel

VOV.VN - Đại sứ Ukraine tại Israel nói rằng Mỹ nên thuyết phục Israel viện trợ vũ khí cho Kiev.

Ukraine muốn Mỹ gây sức ép lên Israel

Ukraine muốn Mỹ gây sức ép lên Israel

VOV.VN - Đại sứ Ukraine tại Israel nói rằng Mỹ nên thuyết phục Israel viện trợ vũ khí cho Kiev.

Lý do Israel thẳng thừng từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine
Lý do Israel thẳng thừng từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Trước đề nghị của Ukraine về việc cung cấp các hệ thống phòng không, Israel thằng thừng từ chối. Lý do không chỉ là vì Israel muốn duy trì quan hệ với cả Nga và Ukraine mà còn vì các lo ngại an ninh khác.

Lý do Israel thẳng thừng từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine

Lý do Israel thẳng thừng từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine

VOV.VN - Trước đề nghị của Ukraine về việc cung cấp các hệ thống phòng không, Israel thằng thừng từ chối. Lý do không chỉ là vì Israel muốn duy trì quan hệ với cả Nga và Ukraine mà còn vì các lo ngại an ninh khác.

Israel có giữ thái độ trung lập khi Nga bị cáo buộc sử dụng UAV của Iran?
Israel có giữ thái độ trung lập khi Nga bị cáo buộc sử dụng UAV của Iran?

VOV.VN - Những cáo buộc gần đây cho rằng Nga dùng các máy bay không người lái (UAV) do Iran sản xuất để tấn công Ukraine dường như đã làm phức tạp trạng thái trung lập của Israel giữa Moscow và phương Tây.

Israel có giữ thái độ trung lập khi Nga bị cáo buộc sử dụng UAV của Iran?

Israel có giữ thái độ trung lập khi Nga bị cáo buộc sử dụng UAV của Iran?

VOV.VN - Những cáo buộc gần đây cho rằng Nga dùng các máy bay không người lái (UAV) do Iran sản xuất để tấn công Ukraine dường như đã làm phức tạp trạng thái trung lập của Israel giữa Moscow và phương Tây.