Bầu cử Tổng thống Áo: Phe cực hữu thắng thế

Ứng cử viên Đảng Tự Do (cực hữu) Norbert Hofe đã dẫn đầu với số phiếu áp đảo (35%) ngay từ vòng một của cuộc bầu cử Tổng thống Áo diễn ra ngày 24/4.

Chính trường nước Áo lại nóng. Với 35% phiếu thu được, ứng viên Norbert Hofe, lãnh đạo Đảng Tự Do (FPO) sẽ quyết đấu với ứng cử viên độc lập Alexander van der Bellen, cựu lãnh đạo Đảng Xanh, với hơn 21,3% phiếu bầu trong vòng một.

Ứng cử viên Norbert Hofe và Đảng Tự Do mừng chiến thắng (ảnh: Reuters).
Cho dù chưa giành số phiếu tuyệt đối, sẽ còn phải qua vòng hai bầu cử vào ngày 22/5 tới, nhưng thắng lợi áp đảo của ông Hofer (45 tuổi) là minh chứng cho thấy phe cực hữu bài ngoại đang ngày một lớn mạnh tại Áo trước những mối lo về di cư, nhập cư.

Cử tri nước Áo đi bỏ phiếu để bầu ra Tổng thống mới của nước này trong bối cảnh vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là chính sách nhập cư, an ninh xã hội. Đây là một trong những lý do khiến cho phe cực hữu, theo tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, bài ngoại trỗi dậy mạnh mẽ và được đông đảo người dân Áo ủng hộ.

Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, ông Norbert Hofer đã tập trung vào hai chủ đề chính đang được đông đảo cử tri Áo quan tâm: chống nhập cư và chống Liên hiệp châu Âu (EU). Vì thế, trong các cuộc vận động tranh cử, ông Norbert Hofer luôn nhận được sự hưởng ứng của nhiều người dân Áo. Thắng lợi này không chỉ đối với ông Norbert Hofer, mà cả đối với FPO. Đây là thành công nhất đối với FPO trong một cuộc bầu cử quốc gia kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Đặc biệt, thành công lớn đối với ông Norbert Hofer là số cử tri đi bầu cử trong vòng một cuộc bầu cử Tổng thống Áo ngày 24/4 khá cao: 70%, tăng nhiều so với tỷ lệ chỉ có gần 50% trong cuộc bầu cử Tổng thống Áo 2010.

Trong khi đó, tại vòng một cuộc bầu cử Tổng thống Áo, cả hai ứng cử viên của liên minh cầm quyền Dân chủ-Xã hội (SPO-cánh tả) là Rudolph Hundstorfer và ứng cử viên Đảng Nhân dân (OVP-trung hữu) là ông Andreas Khol, mỗi người chỉ được 11,2% phiếu bầu.

Đáng chú ý, đây là lần đầu tiên kể từ khi nước Áo tái bầu cử phổ thông đầu phiếu, một Tổng thống sẽ không thuộc cánh bảo thủ hay Dân chủ-Xã hội - hai đảng phái chính trị truyền thống chủ yếu ở Áo. Trong cuộc bầu cử lần này, cả phe Bảo thủ và Dân chủ-Xã hội đều bị thất bại trên chính trường, với số phiếu ủng hộ không đủ để có mặt tại vòng hai. Cả hai đảng này đã nắm quyền ở Áo nhiều thập niên qua (hoặc riêng biệt, hoặc trong chính phủ liên hiệp). Đây là một sự biển đổi lớn đối với nền chính trị nước Áo. Đáng chú ý, sự thất bại của liên minh cầm quyền và thắng lợi của phe cực hữu cho thấy sự giảm lòng tin của công chúng đối với chính phủ hiện nay, và nhất là khi nền kinh tế phục hồi chậm chạp cùng với những tác động của vấn đề nhập cư, di cư đối với đời sống xã hội tại Áo.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013, Đảng Nhân dân và Dân chủ-Xã hội, mỗi Đảng không giành được đủ số phiếu cần thiết, nên đã phải liên minh lại để thành lập chính phủ liên hiệp. Điều đó cũng cho thấy vị thế của cánh bảo thủ và Dân chủ-Xã hội ngày càng giảm sút và dần mất uy tín đối với người dân.

Kết quả vòng một của cuộc bầu cử Tổng thống tại Áo thêm một lần nữa cho thấy xu thế trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của tư tưởng cực hữu tại một số nước thuộc Liên hiệp châu Âu (như: Đức, Hungary…), nhất là trong bối cảnh những nước này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn: nhập cư, di cư, an ninh, nguy cơ tấn công khủng bố, kinh tế tăng trưởng chậm chạp, thất nghiệp, lạm phát, nợ công…

Với ưu thế, tương quan lực lượng và bối cảnh đất nước như hiện nay, dường như ông Norbert Hofer cầm chắc phần thắng trong tay để trở thành Tổng thống nước Áo. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, từ nay tới vòng hai của cuộc bầu cử Tổng thống (ngày 22/5 tới), những diễn biến bất ngờ có thể nảy sinh, song cũng khó có thể lật ngược tình thế.

Theo Hiến pháp nước Áo, Tổng thống được người dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 6 năm. Tổng thống cũng là Tổng tư lệnh quân đội quốc gia, có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn Thủ tướng và chính phủ. Đương kim Tổng thống Áo là ông Heinz Fischer (SPO), 77 tuổi, người đã nắm quyền trong hai nhiệm kỳ (tái đắc cử Tổng thống ngày 25/4/2010), vì thế sẽ không thể tái cử.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bầu cử Mỹ: Donald Trump và Hillary Clinton thắng ở New York
Bầu cử Mỹ: Donald Trump và Hillary Clinton thắng ở New York

VOV.VN - Cả ông Trump và bà Clinton đều khẳng định được vị trí ứng cử viên số một của đảng mình trong cuộc đua cho tấm vé ra tranh cử Tổng thống.

Bầu cử Mỹ: Donald Trump và Hillary Clinton thắng ở New York

Bầu cử Mỹ: Donald Trump và Hillary Clinton thắng ở New York

VOV.VN - Cả ông Trump và bà Clinton đều khẳng định được vị trí ứng cử viên số một của đảng mình trong cuộc đua cho tấm vé ra tranh cử Tổng thống.

Bầu cử Mỹ 2016: Cuộc bầu cử quan trọng tại bang New York
Bầu cử Mỹ 2016: Cuộc bầu cử quan trọng tại bang New York

VOV.VN - Các cuộc thăm dò trước thềm bầu cử lại cho thấy đây là cuộc đua “song mã” giữa bà Hilary Clinton và ông trùm bất động sản Donald Trump.

Bầu cử Mỹ 2016: Cuộc bầu cử quan trọng tại bang New York

Bầu cử Mỹ 2016: Cuộc bầu cử quan trọng tại bang New York

VOV.VN - Các cuộc thăm dò trước thềm bầu cử lại cho thấy đây là cuộc đua “song mã” giữa bà Hilary Clinton và ông trùm bất động sản Donald Trump.

Bầu cử Mỹ: Các ứng cử viên Cộng hòa liên kết chống Donald Trump
Bầu cử Mỹ: Các ứng cử viên Cộng hòa liên kết chống Donald Trump

VOV.VN - Ngay lập tức, ông Trump đã gọi sự liên kết của hai đối thủ Ted Cruz và John Kasich là hành động của những người thất bại.

Bầu cử Mỹ: Các ứng cử viên Cộng hòa liên kết chống Donald Trump

Bầu cử Mỹ: Các ứng cử viên Cộng hòa liên kết chống Donald Trump

VOV.VN - Ngay lập tức, ông Trump đã gọi sự liên kết của hai đối thủ Ted Cruz và John Kasich là hành động của những người thất bại.