Bế tắc ở Syria không dễ giải quyết

(VOV) - Vẫn còn nhiều bất đồng khó thỏa thuận giữa Chính phủ và phe đối lâp Syria.

Hàng loạt nỗ lực trong khu vực nhằm tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria. Mặc dù cả phía chính phủ và phe đối lập Syria đều tỏ rõ thiện chí, nhưng những bất đồng không dễ gì thỏa thuận được cho là sẽ cản trở cho việc gỡ ngòi xung đột tại nước này.

Ngày 11/2, phát biểu sau cuộc gặp với người đứng đầu Liên đoàn Arab Arabi tại Cairo, thủ lĩnh lưu vong của Liên minh Dân tộc Syria đối lập, ông Moaz al Khatib nói rằng, các cuộc đàm phán với chính phủ để chấm dứt cuộc nội chiến của nước này vẫn còn mở, bất chấp chính phủ chưa có phản ứng chính thức đối với đề nghị đàm phán của phe này.

Ông Khatib cho biết: "Chúng tôi không muốn chiến tranh, tuy nhiên, chúng tôi đã sẵn sàng để tiếp tục chiến đấu cho đến khi Syria được giải thoát khỏi chế độ hiện nay vì lợi ích của cuộc sống của người dân Syria, và để chấm dứt sự tàn phá của Syria. Chúng tôi chủ động đề xuất đàm phán với chính phủ Syria, nhằm kết thúc sự đau khổ cho  người dân Syria. Chúng tôi hy vọng chế độ của ông al-Assad hiểu điều này, bởi vì sẽ không có cơ hội thứ hai”.

Trước đó, vào cuối tháng 1, ông al-Khatib nói sẵn sàng đối thoại với chính quyền của Tổng thống al-Assad với các điều kiện bao gồm việc thả 160.000 người bị giam giữ.

Trong một tuyên bố được cho là hồi đáp lại đề nghị đàm phán của phe đối lập, Bộ trưởng Truyền thông Syria Omran al-Zoubi, cho biết chính phủ Syria sẵn sàng ngồi vào bàn thương lượng với tất cả các bên với điều kiện các nhóm vũ trang ở Syria phải hạ vũ khí trước khi tạm ngừng các chiến dịch quân sự để bắt đầu cuộc đối thoại. Theo ông al-Zoubi, các nhóm vũ trang cần cam kết chấm dứt bạo lực dưới mọi hình thức để tiến trình đối thoại đạt kết quả. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc các nước trong khu vực cam kết chấm dứt cung cấp vũ khí cho các nhóm vũ trang sẽ giúp cho tiến trình chính trị này thành công.

Trước những diễn biến đang diễn ra tại Syria, ngày 11/2, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi Chính phủ Syria của Tổng thống Bashar al-Assad chấp nhận đề nghị về đối thoại của Chủ tịch Liên minh Dân tộc Syria đối lập, Ahmed Moaz al-Khatib. Ông Ban Ki-moon cho rằng đề nghị đối thoại của người đứng đầu liên minh đối lập trên là "một cơ hội mà chúng ta không nên bỏ lỡ, một cơ hội để thay đổi từ logic quân sự có hại sang một cách tiếp cận mang tính chính trị nhiều triển vọng". Chính vì vậy, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi Chính phủ Syria lẫn Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phản ứng tích cực với đề nghị của ông Khatib.

Theo ông Ban Ki-moon, Hội đồng Bảo an không thể tiếp tục đứng ngoài cuộc nữa mà cần sẵn sàng, tập hợp lại và thiết lập những mốc cho quá trình chuyển giao dân chủ có thể cứu giúp Syria.Theo ông, chừng nào những bất đồng chưa được giải quyết, cộng đồng quốc tế sẽ không thể trông chờ vào một giải pháp hòa bình và toàn diện cho vấn đề này.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng kêu gọi cần phải ngăn chặn ngay lập tức cảnh đổ máu tại Syria.

Ông Ban Ki-moon nhấn mạnh: “Syria đang tự hủy hoại. Sau gần hai năm, chúng ta không còn đếm ngày, đếm giờ nữa mà đếm những người thiệt mạng. Có ngày 100 người chết, có ngày 200, có ngày 300. Thảm họa, tội ác chiến tranh, bạo lực tình dục đang tràn lan. Syria đang bị hủy hoại từng phần. Cuộc khủng hoảng chính trị đang lan rộng thành một trường hợp nhân đạo khẩn cấp”.

Liên quan đến tình hình tại Syria, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết các cuộc xung đột giữa quân Chính phủ và lực lượng đối lập vẫn ngày càng gia tăng. Ngày 11/2, các phiến quân Hồi giáo thánh chiến đã sát hại 14 nhân viên tình báo Syria trong hai vụ đánh bom liều chết nhằm vào văn phòng của cơ quan này ở tỉnh Hasakeh, miền Đông Bắc Syria. Số thương vong được cho là sẽ còn tăng do nhiều người bị thương nặng và trong tình trạng nguy kịch.

Trong khi đó, một chiếc ô tô đã phát nổ gần biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, khiến 7 người thiệt mạng và 30 người bị thương. Theo giới chức tỉnh Hatay, miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, vụ việc xảy ra gần cửa ngõ biên giới với Syria khi một chiếc xe được đăng ký tại Syria phát nổ và gây ra một đám cháy lớn, khiến nhiều người thương vong. Một quan chức Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xác nhận vụ việc này.

Theo Liên Hợp Quốc, cuộc xung đột kéo dài 22 tháng qua ở quốc gia Trung Đông này đã làm hơn 60.000 người thiệt mạng. Dư luận quốc tế lo ngại, nếu không sớm tìm ra một giải pháp chính trị con số này sẽ còn tiếp tục tăng bởi tới nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến sắp chấm dứt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phe đối lập cho rằng Syria đang đánh mất cơ hội đối thoại
Phe đối lập cho rằng Syria đang đánh mất cơ hội đối thoại

(VOV) - Phe đối lập sẵn sàng đối thoại với điều kiện Chính phủ Syria phải phóng thích 160.000 tù nhân đang bị giam giữ.

Phe đối lập cho rằng Syria đang đánh mất cơ hội đối thoại

Phe đối lập cho rằng Syria đang đánh mất cơ hội đối thoại

(VOV) - Phe đối lập sẵn sàng đối thoại với điều kiện Chính phủ Syria phải phóng thích 160.000 tù nhân đang bị giam giữ.

Thổ Nhĩ Kì dành 600 triệu USD giúp người tị nạn Syria
Thổ Nhĩ Kì dành 600 triệu USD giúp người tị nạn Syria

(VOV) - Thổ Nhĩ Kì hiện là nơi trú ngụ của hơn 177.000 người tị nạn Syria.

Thổ Nhĩ Kì dành 600 triệu USD giúp người tị nạn Syria

Thổ Nhĩ Kì dành 600 triệu USD giúp người tị nạn Syria

(VOV) - Thổ Nhĩ Kì hiện là nơi trú ngụ của hơn 177.000 người tị nạn Syria.

Lầu Năm Góc thừa nhận ủng hộ vũ trang cho phe đối lập Syria
Lầu Năm Góc thừa nhận ủng hộ vũ trang cho phe đối lập Syria

Ý tưởng này được cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và cựu Giám đốc CIA David Petraeus khởi xướng hồi mùa Hè năm 2012.

Lầu Năm Góc thừa nhận ủng hộ vũ trang cho phe đối lập Syria

Lầu Năm Góc thừa nhận ủng hộ vũ trang cho phe đối lập Syria

Ý tưởng này được cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và cựu Giám đốc CIA David Petraeus khởi xướng hồi mùa Hè năm 2012.

Mỹ xem xét những bước đi nhằm ngăn chặn bạo lực ở Syria
Mỹ xem xét những bước đi nhằm ngăn chặn bạo lực ở Syria

(VOV) - Mỹ muốn có một quá trình chuyển giao chính trị tại Syria với việc ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad.

Mỹ xem xét những bước đi nhằm ngăn chặn bạo lực ở Syria

Mỹ xem xét những bước đi nhằm ngăn chặn bạo lực ở Syria

(VOV) - Mỹ muốn có một quá trình chuyển giao chính trị tại Syria với việc ra đi của Tổng thống Bashar al-Assad.

Syria đứng trước cơ hội mới để giải quyết khủng hoảng
Syria đứng trước cơ hội mới để giải quyết khủng hoảng

(VOV) - Chính quyền Syria sẵn sàng đối thoại với lực lượng đối lập mà không có điều kiện tiên quyết nào.

Syria đứng trước cơ hội mới để giải quyết khủng hoảng

Syria đứng trước cơ hội mới để giải quyết khủng hoảng

(VOV) - Chính quyền Syria sẵn sàng đối thoại với lực lượng đối lập mà không có điều kiện tiên quyết nào.

Cơ hội hòa bình cho Syria đã chợt tắt?
Cơ hội hòa bình cho Syria đã chợt tắt?

(VOV) - Có vẻ như cơ hội hòa bình cho Syria vừa mới lóe lên đã chợt tắt

Cơ hội hòa bình cho Syria đã chợt tắt?

Cơ hội hòa bình cho Syria đã chợt tắt?

(VOV) - Có vẻ như cơ hội hòa bình cho Syria vừa mới lóe lên đã chợt tắt