Bế tắc về Brexit, Thủ tướng Boris Johnson không cử phái viên tới Brussels
VOV.VN - Thủ tướng Anh Boris Johnson vừa quyết định không cử phái viên tới Brussels giữa lúc đàm phán với EU bước vào giai đoạn mang tính bước ngoặt.
Dù chỉ còn 1 tuần nữa là đến Hội nghị Thượng đỉnh mang tính quyết định của Liên minh châu Âu và chưa đầy 3 tuần trước thời điểm Anh chính thức phải rời khối (31/10), song khoảng cách giữa các bên vẫn còn khá lớn.
Thủ tướng Boris Johnson. Ảnh: Reuters |
Bộ trưởng Brexit của Anh Steve Barclay theo kế hoạch sẽ có mặt tại Brussels trong ngày 10/10 để gặp nhà đàm phán hàng đầu Liên minh châu Âu Michel Barnier. Tuy nhiên cuộc gặp sau đó đã bị hoãn sang sáng 11/10 và với quyết định mới nhất của Thủ tướng Boris Johnson, thì hiện vẫn rõ hai nhà đàm phán khi nào mới có thể nối lại các cuộc thảo luận.
Cùng ngày, Thủ tướng Boris Johnson cũng có cuộc gặp “cá nhân” với Thủ tướng Cộng hòa Ailen Leo Varadkar, người đóng vai trò chìa khóa trong nỗ lực tháo gỡ nút thắt liên quan tới vấn đề biên giới, cũng như hòa bình trên đảo Ailen. Cuối tuần này, Tổng thống Pháp Macron sẽ đón tiếp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Điện Elysée, chỉ vài ngày trước khi khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu vào ngày 17 và 18/10 tới. Cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo cấp cao nhất sẽ mang tính quyết định đối với việc liệu Anh và Liên minh châu Âu có thể đi tới 1 thỏa thuận hay không.
Phát biểu trước Nghị viện châu Âu, nhà đàm phán hàng đầu Liên minh châu Âu Michel Barnier hôm qua (9/10) cảnh báo, dù thời gian vô cùng cấp bách, song Anh và Liên minh châu Âu vẫn chưa thể tiến gần hơn tới một thỏa thuận.
Trước đó cũng chính quan chức ngoại giao này và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean Claude Juncker đã có những tuyên bố lạc quan hơn nhiều:
“Về cá nhân, tôi không loại trừ khả năng có thể đi tới một thỏa thuận. Cùng với nhà đàm phán hàng đầu Michel Barnier, chúng tôi đang nỗ lực đi tới một thỏa thuận và chúng tôi sẽ không chấp nhận trò chơi đổ lỗi của Anh”, ông Jean Claude Juncker nói.
Liên minh châu Âu đã đặt thời hạn chót đến cuối tuần này để Chính phủ Anh đưa ra một đề xuất có thể chấp nhận được nhằm giải quyết vấn đề biên giới Ailen và giúp các bên có một sự chia tay “vui vẻ” vào ngày 31/10 tới. Trong trường hợp không thể đạt thỏa thuận, Anh sẽ phải sẵn sàng cho kịch bản về một Brexit cứng, mà hậu quả với nền kinh tế là không thể lường trước, trừ khi lần thứ 3 xin gia hạn Brexit.
Cựu Thủ tướng nước này Tony Blair nhận định:“Không còn nghi ngờ giữa nữa, Brexit không thỏa thuận sẽ là mối đe dọa đối với Vương quốc Anh, với Bắc Ailen và phần còn lại của Vương quốc An. Tôi hi vọng kịch bản sẽ không xảy ra và sẽ tranh luận mạnh mẽ nhằm ngăn chặn điều này.”
Sau nhiều cuộc thỏa luận kỹ thuật và một cuộc điện đàm khó khăn giữa Thủ tướng Boris Johnson và Thủ tướng Đức Merkel các nguồn tin tại Anh tỏ ra không mấy lạc quan khi cho rằng một thỏa thuận dường như là không thể. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk lại không hài lòng với Thủ tướng Boris Johnson khi chỉ trích nhà lãnh đạo Anh “không nghiêm túc” với tương lai của châu Âu, cũng như của chính nước Anh và chỉ quan tâm tới việc tìm người để đổ trách nhiệm trong trường hợp đàm phán thất bại. Trong một dấu hiệu cho thấy khả năng không thỏa thuận đang ngày càng trở nên rõ ràng, hơn 1,8 triệu người châu Âu đã xin ở lại nước Anh sau khi nước này rời Liên minh châu Âu, trong đó tới 500 triệu người chỉ riêng trong tháng 9/2019./.
Thủ tướng Anh đối mặt với cuộc nổi loạn mới trong Nội các vì Brexit
Người Anh thắt chặt hầu bao lo ngại viễn cảnh Brexit bất định
Pháp muốn Anh dứt điểm đề xuất Brexit trong tuần này