Biển Đông nóng lên, thủy quân lục chiến Mỹ diễn tập đánh chiếm đảo

VOV.VN - Quân đội Mỹ, cụ thể là thủy quân lục chiến Mỹ, đang thực hành chiến thuật đánh chiếm đảo ở Thái Bình Dương trong bối cảnh căng thẳng ở Biển Đông.

Quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây ở khu vực Biển Đông ít có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong bối cảnh đó, thủy quân lục chiến Mỹ đã quyết định tiến hành tập luyện chiến thuật “nhảy cóc”, thực hành kỹ năng tấn công đảo ở Nhật Bản vào cuối tuần qua và ở bờ biển California vào cuối tuần này.

Tàu đổ bộ của quân đội Mỹ. Ảnh: navy.mil.

Vài đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đã diễn tập tấn công đảo Iejima trong tuần vừa rồi, thiết lập một đầu cầu, đánh chiếm sân bay trên đảo và triển khai các vũ khí khí tài hạng nặng để tấn công thêm các mục tiêu của địch.

Iejima là một trong các đảo trong quần đảo Ryukyu (Nhật Bản) và nằm chỉ cách bờ biển Okinawa vài kilômet. Trên đảo nhỏ này có một cơ sở phụ trợ của thủy quân lục chiến Mỹ.

Trong một thông cáo gửi cho tờ Business Insider, thủy quân lục chiến Mỹ viết: “Toàn bộ chương trình này giả định quá trình giành các điểm chốt tiền phương để các lực lượng phía sau có thể tiến hành các hoạt động tác chiến kế tiếp”.

Theo thông cáo này, cuộc diễn tập trên nằm trong chiến lược rộng lớn của Mỹ dựa trên chiến thuật “nhảy cóc” mà Mỹ từng áp dụng thành công trong Thế chiến 2 để đánh chiếm các đảo nhỏ do phát xít Nhật kiểm soát ở Thái Bình Dương.

Tướng thủy quân lục chiến Mỹ Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân nói với Quốc hội Mỹ vào tuần trước rằng, điều quan trọng là Mỹ phải có khả năng phóng chiếu sức mạnh trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ.

"Nếu quý vị nhìn vào chuỗi đảo ở Thái Bình Dương như là bàn đạp để phóng chiếu sức mạnh, thì đó là nhiệm vụ lịch sử của thủy quân lục chiến Mỹ”, Tướng Dunford nói.

Trong khi đó, tướng Kenneth F. McKenzie Jr. – giám đốc tham mưu trưởng của Lầu Năm Góc, nói: “Tôi muốn nói rằng quân đội Mỹ có nhiều kinh nghiệm ở Tây Thái Bình Dương trong việc đánh chiếm các đảo nhỏ”.

Theo tướng McKenzie, việc đánh chiếm các đảo nhỏ cô lập là một năng lực trọng yếu.

Tuy nhiên các đảo nhỏ mà Mỹ đánh chiếm từ tay phát xít Nhật thời Thế chiến 2 đều không quá nhỏ và đều là các pháo đài biển. Hơn nữa, ở khu vực Thái Bình Dương hiện nay, Mỹ sẽ phải đối phó với dàn tên lửa chống hạm tầm xa của quân đội Trung Quốc – đây là một thách thức mới, không có thời Thế chiến 2./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ tiếp tục đưa B-52 tới Biển Đông trong đầu tháng 8
Mỹ tiếp tục đưa B-52 tới Biển Đông trong đầu tháng 8

VOV.VN - Máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay qua Biển Đông trên vùng không phận tiếp giáp của Nhật Bản vào đầu tháng 8 này.

Mỹ tiếp tục đưa B-52 tới Biển Đông trong đầu tháng 8

Mỹ tiếp tục đưa B-52 tới Biển Đông trong đầu tháng 8

VOV.VN - Máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay qua Biển Đông trên vùng không phận tiếp giáp của Nhật Bản vào đầu tháng 8 này.

Soái hạm hiện đại nhất của hải quân Mỹ đi qua Biển Đông
Soái hạm hiện đại nhất của hải quân Mỹ đi qua Biển Đông

VOV.VN - Tàu chiến USS Blue Ridge – soái hạm hiện đại nhất của hải quân Mỹ, vừa đi qua Biển Đông và ghé thăm Philippines.

Soái hạm hiện đại nhất của hải quân Mỹ đi qua Biển Đông

Soái hạm hiện đại nhất của hải quân Mỹ đi qua Biển Đông

VOV.VN - Tàu chiến USS Blue Ridge – soái hạm hiện đại nhất của hải quân Mỹ, vừa đi qua Biển Đông và ghé thăm Philippines.

Cố vấn Bolton: Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc biến Biển Đông thành "một tỉnh mới"
Cố vấn Bolton: Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc biến Biển Đông thành "một tỉnh mới"

VOV.VN - Ông John Bolton khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục thực thi hành động ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành “một tỉnh mới” của nước này.

Cố vấn Bolton: Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc biến Biển Đông thành "một tỉnh mới"

Cố vấn Bolton: Mỹ sẽ ngăn Trung Quốc biến Biển Đông thành "một tỉnh mới"

VOV.VN - Ông John Bolton khẳng định, Mỹ sẽ tiếp tục thực thi hành động ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành “một tỉnh mới” của nước này.

Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?
Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?

VOV.VN - Siêu tiêm kích Su-57 của Nga có nhiều lợi thế nhưng không quân Mỹ và các nhà thầu của họ vẫn tìm cách khắc chế Su-57 bằng máy bay F-15C.

Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?

Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?

VOV.VN - Siêu tiêm kích Su-57 của Nga có nhiều lợi thế nhưng không quân Mỹ và các nhà thầu của họ vẫn tìm cách khắc chế Su-57 bằng máy bay F-15C.

Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau
Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau

VOV.VN - Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan làm dấy lên quan ngại về chiến tranh hạt nhân. Bài học Chiến tranh Lạnh cho thấy, điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra.

Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau

Hậu quả tàn khốc nếu Ấn Độ và Pakistan trút bom hạt nhân lên nhau

VOV.VN - Căng thẳng Ấn Độ-Pakistan làm dấy lên quan ngại về chiến tranh hạt nhân. Bài học Chiến tranh Lạnh cho thấy, điều khủng khiếp nhất có thể xảy ra.