Xóa dự án “treo” rồi thì bù đắp thiệt hại cho người dân thế nào?

VOV.VN - Người dân sống trên những dự án "treo" nói chung phải chịu không ít thiệt thòi suốt quãng thời gian dài, nên cần cơ chế để bù đắp, đảm bảo công bằng về quyền lợi chính đáng cho họ.

Mới đây, UBND TP.HCM có quyết định thu hồi, chấm dứt chủ trương đầu tư, đề xuất phương án đầu tư dự án khu Mả Lạng (Quận 1). Đây là một trong số những dự án “treo” điển hình trên địa bàn thành phố với thời gian hơn 20 năm.

Mặc dù đã “xóa treo”, thế nhưng rõ ràng người dân khu Mả Lạng nói riêng, người dân sống trên những dự án "treo" nói chung của thành phố phải chịu không ít thiệt thòi suốt quãng thời gian hàng chục năm đằng đẵng. Thế nên cần cơ chế để bù đắp, đảm bảo công bằng về quyền lợi chính đáng cho người dân.

Nhếch nhác giữa đô thị hiện đại        

Ông Trần Phi Long sinh sống tại khu Mả Lạng, Quận 1 từ năm 1985 đến nay. Công việc chính của ông Long là đạp xích lô, chở hàng khi có người thuê mướn. Ngoài hai vợ chồng, ông Long cũng có 2 đứa con, cả gia đình sinh sống chật chội trong căn nhà chưa đầy 20m2. Do vướng dự án “treo” nên chẳng những không thể mua bán, ngay cả việc sửa sang, cơi nới chỗ ở cũng không được.

“Nhiều năm qua, nhà ở quá chật chội nên gia đình xin chính quyền cho nới nóc nhà lên để làm gác. Nhà có 2 đứa con đã có vợ, có chồng rồi đẻ con cái giờ không làm như vậy không còn chỗ để ở. Cuộc sống sinh hoạt rất bất tiện”, ông Long giãi bày.

Từ năm 2000, TP.HCM đã có chủ trương giải tỏa khu Mả Lạng (Quận 1) với tổng diện tích gần 7 ha để chỉnh trang đô thị. Khi đó, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn được giao làm chủ đầu tư nhưng không thể triển khai dự án. Năm 2007, dự án được chuyển cho Tập đoàn Bitexco để thực hiện. Tổng số nhà phải giải tỏa là 1.424 căn, dự kiến từ tháng 6/2018 sẽ giải tỏa nhưng dự án tiếp tục không thể triển khai, nên vừa qua TP.HCM đã có chủ trương thu hồi dự án.

Người dân Mả Lạng may mắn thoát được dự án “treo” hơn 20 năm. Còn người dân khu Bình Quới - Thanh Đa (quận Bình Thạnh) chỉ biết chờ đợi tới lượt được “giải thoát”. Điểm chung của 2 dự án này là cùng một chủ đầu tư Tập đoàn Bitexco. Được phê duyệt từ năm 1992, đến năm 2004 dự án được giao cho Tổng Công ty xây dựng Sài Gòn thực hiện nhưng không triển khai được.

Cuối năm 2015, liên danh giữa Tập đoàn Bitexco với 1 DN nước ngoài được UBND TP.HCM chỉ định là nhà đầu tư dự án. Thế nhưng đến giữa năm 2017, DN đối tác đã rút lui khỏi liên danh và hơn 20 năm dự “đắp chiếu”. Khoảng 3.000 hộ dân tại đây vẫn sống tạm bợ, làm nông nghiệp, buôn bán nhỏ, đất đai phần lớn là hoang sơ.

Bà Hồ Thị Phượng, sinh sống tại khu Bình Quới – Thanh Đa mong mỏi chính quyền TP sớm có phương án cụ thể để người dân bớt khổ, nếu không làm thì “xóa treo”. “Nguyện vọng của người dân nơi đây là được buôn bán hoặc cất nhà. Người dân cũng mong cho xóa quy hoạch vì vướng quy hoạch nên nhiều năm vẫn chưa thấy thực hiện, người dân không thể chuyển đổi và không biết còn phải chờ đến khi nào”, bà Phương bày tỏ.

Không thể chỉ “xóa treo” là xong

Nhận định về việc UBND TP.HCM thu hồi dự án Mả Lạng, ông Võ Văn Thiện – Trưởng Ban công tác phía Nam, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bày tỏ sự hoan nghênh, cho đây là thái độ cầu thị của lãnh đạo thành phố, thể hiện ý thức tôn trọng cuộc sống của người dân. Đối với những dự án “treo” còn lại, ông Thiện kỳ vọng có hướng xử lý thấu đáo.

“Tôi tin tưởng rằng trong thời gian gần sắp tới, các khu vực quy hoạch “treo” sẽ được thành phố xem xét, xử lý. Nếu được thì sẽ "xóa quy hoạch treo” để giải quyết những quyền lợi thiết thực và cấp bách của người dân”, ông Thiện nêu quan điểm.

Theo nhìn nhận của TS.Nguyễn Hữu Nguyên (Hội Quy hoạch phát triển đô thị TP.HCM), chính quyền cần có trách nhiệm khi những công việc của mình gây thiệt hại cho người dân. Những dự án “treo” hàng chục năm, làm ảnh hưởng đến hàng ngàn người phải coi là chuyện lớn, chính quyền thành phố cần giải quyết.

Theo TS. Nguyên, nếu chủ đầu tư dự án không làm được, thành phố phải có biện pháp, chế tài và không thể đổ thiệt hại cho dân. Người dân gần như không có tiếng nói trong xã hội, không có quyền lực gì. Để bù đắp lại thiệt hại cho người dân phải truy cứu chính người không làm được.

“Có 2 trách nhiệm cần làm rõ. Một là trách nhiệm của người làm hỏng quy hoạch, hai là trách nhiệm của chính quyền. Khi họ đã làm hỏng, người dân không thể trực tiếp “bắt đền” người làm hỏng được, mà phải là chính quyền mới có quyền bắt người đó làm. Không có pháp luật phải bổ sung quy định”, TS.Nguyễn Hữu Nguyên đề xuất.

Về việc bổ sung quy định pháp luật, Luật sư Nguyễn Văn Hậu – Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng khu Mả Lạng hay khu Bình Quới - Thanh Đa, bao nhiêu năm nay nói là quy hoạch nhưng không làm, tuy vậy vẫn không “xóa” thì việc đó do cơ quan Nhà nước, không thể bắt dân chịu. Vì thế ông Hậu đề xuất phải ghi rõ quy định cụ thể những trường hợp này khi sửa đổi Luật Đất đai.

“Trong Luật Đất đai mới phải sửa theo hướng nên “xóa quy hoạch treo" trong một thời hạn nhất định. Có những dự án công bố trước nhưng dậm chân tại chỗ, làm cho cuộc sống người dân lận đận. Cho nên phải ghi vào Luật Đất đai mới, trong vòng 3 năm không làm đương nhiên phục hồi quyền của người dân”, Luật sư Nguyễn Văn Hậu phân tích.

Ngoài chuyện đương nhiên phục hồi các quyền về đất đai cho người dân trong dự án “treo”, đã đến lúc cần xem xét đến việc bồi thường lại quãng thời gian thiệt thòi khi bị hạn chế các quyền, dẫn đến đánh mất những lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TPHCM: Người dân khu Mả Lạng ăn mừng vì được gỡ bỏ phong tỏa
TPHCM: Người dân khu Mả Lạng ăn mừng vì được gỡ bỏ phong tỏa

VOV.VN - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, chiều tối 15/2, hẻm 245 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM (còn gọi là khu Mả Lạng) đã chính thức được gỡ bỏ phong tỏa sau 10 ngày vì liên quan đến ca mắc Covid-19.

TPHCM: Người dân khu Mả Lạng ăn mừng vì được gỡ bỏ phong tỏa

TPHCM: Người dân khu Mả Lạng ăn mừng vì được gỡ bỏ phong tỏa

VOV.VN - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, chiều tối 15/2, hẻm 245 Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM (còn gọi là khu Mả Lạng) đã chính thức được gỡ bỏ phong tỏa sau 10 ngày vì liên quan đến ca mắc Covid-19.

TP.HCM còn hơn 300 dự án "treo" gây bức xúc cho người dân
TP.HCM còn hơn 300 dự án "treo" gây bức xúc cho người dân

VOV.VN - TP.HCM đang có 302 dự án đã quá thời hạn được phê duyệt 3 năm nhưng chưa thể thu hồi đất.

TP.HCM còn hơn 300 dự án "treo" gây bức xúc cho người dân

TP.HCM còn hơn 300 dự án "treo" gây bức xúc cho người dân

VOV.VN - TP.HCM đang có 302 dự án đã quá thời hạn được phê duyệt 3 năm nhưng chưa thể thu hồi đất.

Sống khổ tại dự án "treo" gần 30 năm ở bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, TPHCM
Sống khổ tại dự án "treo" gần 30 năm ở bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, TPHCM

VOV.VN - Sau nhiều lần thay dự án, đổi chủ đầu tư, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa vẫn nằm trong quy hoạch “treo” khiến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. 

Sống khổ tại dự án "treo" gần 30 năm ở bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, TPHCM

Sống khổ tại dự án "treo" gần 30 năm ở bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, TPHCM

VOV.VN - Sau nhiều lần thay dự án, đổi chủ đầu tư, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa vẫn nằm trong quy hoạch “treo” khiến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. 

Ảnh: Nhiều người dân ở TPHCM khốn khổ vì dự án treo
Ảnh: Nhiều người dân ở TPHCM khốn khổ vì dự án treo

VOV.VN - Tại trung tâm TPHCM hiện có những dự án treo hàng chục năm, khiến cho đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm xấu bộ mặt đô thị. 

Ảnh: Nhiều người dân ở TPHCM khốn khổ vì dự án treo

Ảnh: Nhiều người dân ở TPHCM khốn khổ vì dự án treo

VOV.VN - Tại trung tâm TPHCM hiện có những dự án treo hàng chục năm, khiến cho đời sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm xấu bộ mặt đô thị.