Bốn quốc gia Đông Nam Âu ký thỏa thuận tăng cường kết nối khí đốt

VOV.VN - Ngày 1/12, bốn quốc gia là Hy Lạp, Bulgaria, Romania và Hungary đã đồng ý thỏa thuận tăng cường khả năng kết nối và vận chuyển của mạng lưới khí đốt.

Đây là một trong những nỗ lực mang tính dài hạn của các nước này để đa dạng hóa các nguồn khí đốt và tăng cường vai trò của họ trong chuỗi cung ứng năng lượng của châu Âu.

Từ năm 2016, bốn quốc gia này đã đồng ý phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để hiện thực hóa Hành lang khí đốt trục dọc (Vertical Gas Corridor) cho phép vận chuyển khí đốt hai chiều từ Hy Lạp đến Bắc Âu, qua Bulgaria, Romania và Hungary.

Sau khi Nga cắt nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu do xung đột ở Ukraine, các nước châu Âu đã tìm kiếm các nhà cung cấp khí đốt thay thế và theo đuổi các hợp tác năng lượng tích cực hơn.

Theo biên bản ghi nhớ được ký bên lề hội nghị khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Athens, các nhà cung cấp khí đốt của Hy Lạp (DESFA), Bulgaria (Bulgartransga), Hungary (FGSZ) và Romania (SNTGN Transgaz) đã đồng ý triển khai đàm phán về các khía cạnh pháp lý và kinh tế của mạng lưới khí đốt này. Dự kiến, thỏa thuận sẽ kéo dài ba năm và có thể được gia hạn thêm một năm.

Giám đốc điều hành của hệ thống truyền dẫn khí đốt tự nhiên ở Hy Lạp (DESFA), bà Maria Rita Galli cho biết: Đây là một bước đi quan trọng đối với việc triển khai Hành lang khí đốt, dự án sẽ góp phần đáng kể vào việc đảm bảo an ninh nguồn cung ở khu vực rộng lớn hơn. Bà khẳng định dự án sẽ tăng cường hơn nữa vai trò của Hy Lạp đối với khu vực về năng lượng.

ICGB, chủ sở hữu của tuyến khí đốt thứ hai giữa Hy Lạp và Bulgaria (IGB) – một phần quan trọng của Hành lang khí đốt bắt đầu hoạt động trong năm nay và công ty Gastrade, nhà phát triển một đơn vị lưu trữ và tái chế khí nổi ngoài khơi phía bắc Hy Lạp cũng đã ký thỏa thuận cùng ngày.

Hiện tại, Hy Lạp đã bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang Bulgaria, quốc gia đã bị Nga cắt nguồn cung cấp vào đầu năm nay sau khi từ chối thanh toán bằng đồng rúp của Nga. Năm nay, Athens đã giảm hơn một nửa lượng nhập khẩu khí đốt của Nga, thay vào đó tăng cường vận chuyển khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), chủ yếu từ Mỹ và Ai Cập tới một cơ sở gần Athens.

Việc tăng cường các hoạt động sản xuất và xuất khẩu khí đốt trong thời gian qua của Hy Lạp nhằm phấn đấu để trở thành một tuyến đường trung chuyển chính cho khí đốt hóa lỏng ở châu Âu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU thảo luận việc tách giá khí đốt và giá điện để đối phó khủng hoảng năng lượng
EU thảo luận việc tách giá khí đốt và giá điện để đối phó khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khủng hoảng năng lượng đang gây ảnh hưởng nặng nề tới người dân và doanh nghiệp châu Âu.

EU thảo luận việc tách giá khí đốt và giá điện để đối phó khủng hoảng năng lượng

EU thảo luận việc tách giá khí đốt và giá điện để đối phó khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khủng hoảng năng lượng đang gây ảnh hưởng nặng nề tới người dân và doanh nghiệp châu Âu.

Slovakia đưa dự luật quốc hữu hóa điện và khí đốt để xử lý khủng hoảng năng lượng
Slovakia đưa dự luật quốc hữu hóa điện và khí đốt để xử lý khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Nếu luật được thông qua, chính phủ có thể quốc hữu hóa điện và khí đốt của các công ty năng lượng vì lợi ích kinh tế chung của đất nước. Các chi phí hợp pháp mà doanh nghiệp phải chịu sẽ được nhà nước hoàn trả cho nhà cung cấp.

Slovakia đưa dự luật quốc hữu hóa điện và khí đốt để xử lý khủng hoảng năng lượng

Slovakia đưa dự luật quốc hữu hóa điện và khí đốt để xử lý khủng hoảng năng lượng

VOV.VN - Nếu luật được thông qua, chính phủ có thể quốc hữu hóa điện và khí đốt của các công ty năng lượng vì lợi ích kinh tế chung của đất nước. Các chi phí hợp pháp mà doanh nghiệp phải chịu sẽ được nhà nước hoàn trả cho nhà cung cấp.

Trả giá vì trừng phạt Nga: Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng khí đốt chưa từng có
Trả giá vì trừng phạt Nga: Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng khí đốt chưa từng có

VOV.VN - Với nguồn cung giảm và giá tăng cao, cuộc khủng hoảng khí đốt đang làm rung chuyển nền kinh tế châu Âu. EU đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có sau khi áp những lệnh trừng phạt nặng nề lên Nga.

Trả giá vì trừng phạt Nga: Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng khí đốt chưa từng có

Trả giá vì trừng phạt Nga: Châu Âu đối mặt cuộc khủng hoảng khí đốt chưa từng có

VOV.VN - Với nguồn cung giảm và giá tăng cao, cuộc khủng hoảng khí đốt đang làm rung chuyển nền kinh tế châu Âu. EU đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có sau khi áp những lệnh trừng phạt nặng nề lên Nga.

Ukraine nêu giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí đốt của EU
Ukraine nêu giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí đốt của EU

VOV.VN - Ukraine cho biết họ sẵn sàng bơm thêm khí đốt của Nga cho EU thông qua điểm trung chuyển chính ở nước này.

Ukraine nêu giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí đốt của EU

Ukraine nêu giải pháp cho cuộc khủng hoảng khí đốt của EU

VOV.VN - Ukraine cho biết họ sẵn sàng bơm thêm khí đốt của Nga cho EU thông qua điểm trung chuyển chính ở nước này.