Cả thế giới dõi theo chương trình tiêm vaccine Covid-19 quy mô lớn của Anh

VOV.VN - Chương trình tiêm chủng của Anh nhận được sự theo dõi của cả thế giới bởi vaccine Covid-19 do Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) sản xuất đã đạt hiệu quả lên đến 95% trong quá trình thử nghiệm.

Ngày mai (8/12), Anh bắt đầu chương trình tiêm chủng Covid-19 sau khi nhận được 800.000 liều vaccine từ trung tâm sản xuất của Pfizer ở Bỉ.

Chương trình tiêm chủng của Anh nhận được sự theo dõi của cả thế giới, bởi vaccine ngừa Covid-19 do công ty Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức) sản xuất đã đạt hiệu quả lên đến 95% trong quá trình thử nghiệm và Anh là quốc gia đầu tiên tiến hành tiêm chủng loại vaccine này trên thực tế với điều kiện vận chuyển và bảo quản khắt khe. Trước đó, Nga cũng đã tiến hành tiêm chủng đại trà vaccine Sputnik V do nước này sản xuất với hiệu quả lên đến hơn 90%. Nếu các loại vaccine này chứng minh hiệu quả trên thực tế, thì đây được coi chìa khóa mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch Covid-19.

Các lô hàng vaccine phòng Covid-19 đã được đưa tới Anh bằng máy bay quân sự để tránh sự chậm trễ tại các cảng do bế tắc trong đàm phán Brexit gây ra. Các bộ phận nhân sự chuyên trách thuộc Bộ Quốc phòng Anh đã gặp gỡ quan chức chính phủ, trong đó có lực lượng đặc nhiệm vaccine Covid-19 để thảo luận về việc chuyển giao vaccine nhanh chóng, phục vụ kế hoạch tiêm chủng đại trà đã được thông qua. Động thái này cho thấy chính phủ đã tính trước sẽ có sự chậm trễ tại các cảng và muốn đảm bảo lô hàng vaccine sẽ không bị mắc kẹt.

Bà June Raine, Giám đốc điều hành Cơ quan quy định về thuốc và chăm sóc sức khỏe Anh nói: "Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo rằng, thuốc, thiết bị y tế, vaccine sẽ đến được tay các cơ sở y tế trên khắp cả nước mà không bị gián đoạn. Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc phân phối vaccine này. Cho dù Anh và EU có đạt được thỏa thuận hay không thì mọi người dân vẫn được quyền tiếp cận”.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Y tế Anh Hancock, việc triển khai vaccine trên khắp Vương quốc Anh sẽ là "thách thức" vì vaccine cần được bảo quản ở âm 70 độ C. Một mạng lưới gồm 50 bệnh viện đã sẵn sàng cung cấp những mũi tiêm đầu tiên và Anh đang xây dựng các trung tâm chuyên khoa để tiêm chủng. Mặc dù vaccine phải được giữ ở âm 70 độ C khi vận chuyển, nhưng hãng sản xuất vaccine Pfizer và BioNTech cho biết, vaccine có thể được bảo quản đến 5 ngày trong tủ lạnh, ở nhiệt độ 2 đến 8 độ C. Mỗi hộp chứa vaccine, bao gồm 5 gói với 975 liều, được đóng gói tại các địa điểm được cấp phép đặc biệt. Sau đó, vaccine sẽ được cung cấp cho các bệnh viện.

Ông Louise Coughlan, bác sỹ tại trung tâm dịch vụ y tế Croydon ở phía Nam thủ đô London cho biết: "Thực sự không thể tin được. Mặc dù tôi không thể cầm vaccine trên tay vì chúng phải bảo quản ở âm 70 độ C nhưng vaccine đang ở đây và chúng tôi là một trong những người đầu tiên trong nước và cũng là những người đầu tiên trên thế giới nhận được vaccine này. Thật tự hào”.

Các nhóm ưu tiên tiêm chủng đầu tiên tại Anh là người cao tuổi tại các viện dưỡng lão và các nhân viên y tế chăm sóc cho người cao tuổi - những người có thể không cần đến trung tâm tiêm chủng. Tất cả những ai được tiêm chủng sẽ cần tiêm nhắc lại 21 ngày sau đó.

Hôm 2/12, Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 do công ty Pfizer và BioNTech sản xuất. Đại diện Pfizer cho biết việc cấp phép sử dụng khẩn cấp của Anh đánh dấu thời điểm lịch sử trong cuộc chiến chống lại Covid-19. Tới nay Anh đã đặt hàng 40 triệu liều vaccine, đủ để tiêm chủng cho 20 triệu người trong tổng dân số 67 triệu dân.

Trước đó, hôm 5/12, giới chức y tế thủ đô Moscow của Nga đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine Sputnik V cho người dân thông qua hệ thống 70 cơ sở y tế, đánh dấu đợt tiêm chủng đại trà đầu tiên của Nga để ngăn ngừa căn bệnh Covid-19.

Dự kiến, các nước như Mỹ, Trung Quốc, Hy Lạp… cũng sẽ triển khai chương trình tiêm chủng vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Australia sẽ phê duyệt vaccine Pfizer ngừa Covid-19 vào tháng 1/2021
Australia sẽ phê duyệt vaccine Pfizer ngừa Covid-19 vào tháng 1/2021

VOV.VN - Hãng được phẩm Pfizer đang làm việc với các cơ quan y tế Australia để có thể cấp phép sử dụng đối với vắcxin Covid-19 do hãng này và đối tác BioNTech phát triển vào tháng 1 sắp tới tại Australia.

Australia sẽ phê duyệt vaccine Pfizer ngừa Covid-19 vào tháng 1/2021

Australia sẽ phê duyệt vaccine Pfizer ngừa Covid-19 vào tháng 1/2021

VOV.VN - Hãng được phẩm Pfizer đang làm việc với các cơ quan y tế Australia để có thể cấp phép sử dụng đối với vắcxin Covid-19 do hãng này và đối tác BioNTech phát triển vào tháng 1 sắp tới tại Australia.

Mỹ dự kiến phân phối 6,4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer từ giữa tháng 12
Mỹ dự kiến phân phối 6,4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer từ giữa tháng 12

VOV.VN - Chính phủ liên bang Mỹ dự kiến sẽ phân phối 6,4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của công ty Pfizer tới các cộng đồng trên cả nước ngay sau khi vaccine được cấp phép, dự kiến vào giữa tháng 12.

Mỹ dự kiến phân phối 6,4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer từ giữa tháng 12

Mỹ dự kiến phân phối 6,4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer từ giữa tháng 12

VOV.VN - Chính phủ liên bang Mỹ dự kiến sẽ phân phối 6,4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của công ty Pfizer tới các cộng đồng trên cả nước ngay sau khi vaccine được cấp phép, dự kiến vào giữa tháng 12.

Pfizer, BioNTech xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 tại Mỹ
Pfizer, BioNTech xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 tại Mỹ

VOV.VN - Pfizer của Mỹ và đối tác BioNTech của Đức ngày 20/11 đã đăng ký xin Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa-Covid-19.

Pfizer, BioNTech xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 tại Mỹ

Pfizer, BioNTech xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa Covid-19 tại Mỹ

VOV.VN - Pfizer của Mỹ và đối tác BioNTech của Đức ngày 20/11 đã đăng ký xin Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa-Covid-19.