Các nước châu Á - Thái Bình Dương đưa ra Tuyên bố về hợp tác y tế và môi trường

VOV.VN - Hội nghị Bộ trưởng Diễn đàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương về Y tế và Môi trường lần thứ 5 diễn ra hôm nay (26/9) tại thủ đô Jakarta của Indonesia. Hội nghị đưa ra hàng loạt các cam kết và giải pháp để thúc đẩy phát triển bền vững đi đôi với bảo vệ sức khỏe của con người, với kết quả quan trọng nhất là các nước sẽ thông qua Tuyên bố Jakarta.

Tại hội nghị các đại biểu châu Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh về tính cấp thiết của việc giải quyết thách thức y tế phải đi đôi với môi trường và phát triển bền vững. Theo đó, một môi trường lành mạnh là nền tảng cho sức khỏe con người, cung cấp các nguồn tài nguyên không thể thiếu như không khí trong lành, nước sạch, thực phẩm bổ dưỡng. Ngoài ra, môi trường được bảo vệ tốt sẽ giảm các nguy cơ biến đổi khí hậu và hạn chế sự lây lan của bệnh dịch. Ngược lại sự suy giảm đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu cũng là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe con người.

Thứ trưởng Bộ Y tế Indonesia Dante Saksono Buwono đưa ra các đề xuất để giải quyết các thách thức về y tế và môi trường trong khu vực: “Các nước cần hành động mạnh mẽ để giảm phát thải ô nhiễm- vấn đề rất quan trọng đối với các nước châu Á Thái Bình Dương do mật độ dân số cao, đô thị hóa nhanh và con người cũng dễ mắc nhiều loại bệnh tật hơn. Thứ hai, Diễn đàn này cần được duy trì và tiếp tục là nền tảng để thống nhất về cơ chế giám sát và xem xét các cam kết khu vực trong việc giải quyết vấn đề môi trường và sức khỏe. Thứ 3 là phải thiết lập nguồn tài chính để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển thích ứng, đặc biệt là các quốc gia kém phát triển nhất và dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu”.

Sau các phiên thảo luận, Hội nghị xem xét và thông qua các văn kiện, khuyến nghị chính đã được đưa ra tại Hội nghị quan chức cấp cao lần thứ 12 (HLOM-12) trong khuôn khổ Diễn đàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương về Y tế và Môi trường, diễn ra vào ngày 24/09 vừa qua; xác nhận và thông qua các bước tiến cũng như kết quả đạt được trong Nhóm làm việc của Diễn đàn, bao gồm các dự án chính và các kế hoạch tương lai; xem xét và đưa ra khuyến nghị về Khung hợp tác sửa đổi nhằm đảm bảo vai trò và trách nhiệm rõ ràng hơn từ các nước thành viên. Đặc biệt các nước dự kiến thông qua Tuyên bố Jakarta- văn kiện quan trọng chính xác định tầm nhìn ưu tiên chính sách khu vực và các kế hoạch hành động nhằm giải quyết thách thức môi trường và y tế.

Đánh giá về ý nghĩa của Tuyên bố Jakarta, Thứ trưởng Bộ Lâm nghiệp và Môi trường Indonesia Alue Dohong nhấn mạnh: “Tuyên bố Jakarta về cam kết chung đối với phát triển bền vững, đặt nền tảng thiết yếu cho việc thúc đẩy hài hóa vấn đề sức khỏe và môi trường. Tuyên bố hoạt động như một khuôn khổ thúc đẩy nỗ lực hợp tác hướng tới việc đạt được các mục tiêu phát triển và phát triển bền vững trên toàn khu vực. Các nước hãy cùng nhau tiến về phía trước với hy vọng và quyết tâm giải quyết các thách thức và xây dựng tương lai bền vững và lành mạnh hơn”.

Diễn đàn khu vực châu Á Thái Bình Dương về Y tế và Môi trường (APRFHE) được thành lập năm 2004, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giải pháp hợp tác cho các vấn đề khác nhau trong khu vực, bao gồm biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, khủng hoảng y tế cộng đồng và phát triển bền vững. Diễn đàn luôn thúc đẩy các chính sách và hành động có lợi cho sức khỏe con người và môi trường, đồng thời đảm bảo thịnh vượng lâu dài cho người dân trong khu vực.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc lần đầu tiên nuôi cấy tế bào gốc gấu trúc khổng lồ
Trung Quốc lần đầu tiên nuôi cấy tế bào gốc gấu trúc khổng lồ

VOV.VN - Lần đầu tiên, các nhà khoa học Trung Quốc đã nuôi cấy tế bào gốc của gấu trúc khổng lồ. Việc làm này ​​sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu đặc tính của gấu trúc cũng như điều trị bệnh cho loài động vật mà Trung Quốc gọi là “Quốc bảo” này, đồng thời cho thấy tiềm năng của công nghệ tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC) trong việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Trung Quốc lần đầu tiên nuôi cấy tế bào gốc gấu trúc khổng lồ

Trung Quốc lần đầu tiên nuôi cấy tế bào gốc gấu trúc khổng lồ

VOV.VN - Lần đầu tiên, các nhà khoa học Trung Quốc đã nuôi cấy tế bào gốc của gấu trúc khổng lồ. Việc làm này ​​sẽ hỗ trợ việc nghiên cứu đặc tính của gấu trúc cũng như điều trị bệnh cho loài động vật mà Trung Quốc gọi là “Quốc bảo” này, đồng thời cho thấy tiềm năng của công nghệ tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC) trong việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Mỹ cảnh báo thảm họa môi trường tiềm tàng sau vụ tấn công tàu chở dầu ở Biển Đỏ
Mỹ cảnh báo thảm họa môi trường tiềm tàng sau vụ tấn công tàu chở dầu ở Biển Đỏ

VOV.VN -  Các chuyên gia môi trường ước tính, nếu 1 triệu thùng dầu bị tràn ra Biển Đỏ, thì quy mô thảm hoạ sẽ gấp 4 lần quy mô sự cố tràn dầu Exxon Valdez năm 1989 tại vùng biển Alaska.

Mỹ cảnh báo thảm họa môi trường tiềm tàng sau vụ tấn công tàu chở dầu ở Biển Đỏ

Mỹ cảnh báo thảm họa môi trường tiềm tàng sau vụ tấn công tàu chở dầu ở Biển Đỏ

VOV.VN -  Các chuyên gia môi trường ước tính, nếu 1 triệu thùng dầu bị tràn ra Biển Đỏ, thì quy mô thảm hoạ sẽ gấp 4 lần quy mô sự cố tràn dầu Exxon Valdez năm 1989 tại vùng biển Alaska.

Indonesia khánh thành bức tượng Chúa Jesus cao nhất thế giới
Indonesia khánh thành bức tượng Chúa Jesus cao nhất thế giới

VOV.VN - Bắc Sumatra, một trong số các tỉnh ở Indonesia có số lượng lớn người theo đạo Thiên chúa vừa mới khánh thành bức tượng Chúa Jesus Kitô, được cho là bức tượng cao nhất thế giới sau nhiều năm xây dựng.

Indonesia khánh thành bức tượng Chúa Jesus cao nhất thế giới

Indonesia khánh thành bức tượng Chúa Jesus cao nhất thế giới

VOV.VN - Bắc Sumatra, một trong số các tỉnh ở Indonesia có số lượng lớn người theo đạo Thiên chúa vừa mới khánh thành bức tượng Chúa Jesus Kitô, được cho là bức tượng cao nhất thế giới sau nhiều năm xây dựng.