Cách mạng Tháng Mười tạo ra một nền tảng quan hệ quốc tế kiểu mới

VOV.VN - Cách mạng Tháng Mười đã tạo ra nền tảng quan hệ quốc tế kiểu mới, ủng hộ duy trì hoà bình trên thế giới, tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

Trong hai ngày 2-3/11, tại cung Tavrichesky ở thành phố St. Petersburg (LB Nga) đã diễn ra cuộc gặp quốc tế các Đảng Cộng sản và Công nhân lần thứ 19.

Cuộc gặp năm nay với chủ đề “100 năm Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười: các tư tưởng của phong trào Cộng sản, tăng cường đấu tranh chống các cuộc chiến tranh tư bản chủ nghĩa, vì hoà bình và chủ nghĩa xã hội” có sự tham dự của 103 đoàn đại biểu quốc tế thuộc các Đảng Cộng sản và Công nhân các nước từ tất cả các châu lục trên thế giới.

Các đại biểu tham dự cuộc gặp quốc tế các Đảng Cộng sản và Công nhân lần thứ 19.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Trần Đắc Lợi, Phó trưởng Ban Đối ngoại trung ương dẫn đầu tham dự cuộc gặp.

Cuộc gặp thường niên bắt đầu từ năm 1998 này đã trở thành diễn đàn quan trọng để các Đảng Cộng sản và công nhân trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và tăng cường hợp tác, phối hợp hành động vì sự nghiệp đấu tranh chung.

Phát biểu khai mạc cuộc gặp, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zuganov nhấn mạnh, cuộc gặp lần này có ý nghĩa đặc biệt vì diễn ra đúng dịp kỷ niệm 100 năm cuộc Cách mạng Tháng Mười thành công, đồng thời khẳng định cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đã mở ra một trang mới trong lịch sử nước Nga và dẫn đến thắng lợi của Chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zuganov.

Nhờ Cách mạng Tháng Mười mà lần đầu tiên người dân lao động trở thành chủ nhân đất nước và từ những người lao động không có quyền lợi trở thành những người sáng tạo thế giới mới, lịch sử mới.

“Nhưng tại nước Nga không chỉ diễn ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vĩ đại”, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Gennady Zuganov khẳng định. “Tại đây lần đầu tiên đã khai sinh ra một quốc gia để thể hiện ước mơ ẩn chứa nhất của nhân loại - ước mơ của công lý, bình đẳng và tình huynh đệ”.

Ông nhấn mạnh: “Việc thực hiện giấc mơ đó dường như không thể đối với nhiều người cho đến khi Lenin và các đồng sự của ông đưa nhân dân nổi dậy chống lại hàng thế kỷ bị áp bức và sỉ nhục. Do đó, Cách mạng Tháng Mười không chỉ là một bước tiến tới những thay đổi chính trị và xã hội chưa từng thấy. Nó tràn ngập ánh sáng của những biến đổi đạo đức vĩ đại làm thay đổi thế giới và tác động đến thế giới quan của người dân ở khắp mọi nơi trên trái đất”.

Tại cuộc gặp, các đại biểu cũng đã dành nhiều thời gian thảo luận và cùng nhau khẳng định Cách mạng Tháng Mười không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với nước Nga, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với phong trào cách mạng thế giới.

Thứ nhất, Cách mạng Tháng Mười đã thay đổi hoàn toàn số phận của nước Nga, xây dựng nên một xã hội kiểu mới, hoàn toàn giải phóng giai cấp, giải phóng con người, tạo ra sự bình đẳng nam nữ. Theo đường lối của Lenin và nhờ chính sách kinh tế đúng đắn, nước Nga và sau đó là Liên Xô đã có sự phát triển thần kỳ, từ một nước lạc hậu, nghèo đói ở châu Âu trở thành một cường quốc của thế giới, đạt nhiều thành tựu phát triển vượt bậc trong mọi lĩnh vực như giáo dục, văn hoá, khoa học và quân sự…

Thứ hai, Cách mạng Tháng Mười đã tạo ra một nền tảng quan hệ quốc tế kiểu mới, ủng hộ việc duy trì hoà bình trên thế giới, tôn trọng quyền tự quyết dân tộc, bình đẳng giữa các dân tộc.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười là tiền đề cho thắng lợi của Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít và thành lập nên phe xã hội chủ nghĩa, từ đó là trụ cột và nguồn ủng hộ cho phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, loại bỏ chủ nghĩa thực dân cũ và mới, kiềm chế sự bành trướng và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, là nhân tố góp phần gìn giữ hoà bình và ổn định trên thế giới.

Những ưu việt của chủ nghĩa xã hội đã thúc đẩy sự đấu tranh giai cấp ngay trong lòng các nước tư bản, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.

Các đại biểu đã tập trung phân tích, đánh giá về tình hình thế giới hiện nay, về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và phong trào nhân dân lao động tại các nước, chia sẻ quan điểm và kinh nghiệm đấu tranh, trao đổi về phương hướng phối hợp hành động chung vì hòa bình và chủ nghĩa xã hội vì quyền và lợi ích của nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới.

Đánh giá về tình hình thế giới hiện nay, các tham luận trong phiên họp toàn thể cũng nhấn mạnh rằng, từ sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, thế giới đã trở nên nguy hiểm hơn đối với loài người trên mọi phương diện, từ an ninh mất ổn định, chiến tranh xâm lược, can thiệp và bất ổn diễn ra tại nhiều khu vực trên thế giới, cho đến sự bóc lột ngày càng gia tăng và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, môi trường sinh thái bị huỷ hoại…

Sự bế tắc về chính trị đã dẫn đến mất lòng tin, là đất để cho chủ nghĩa dân tuý, cực hữu và thậm chí cực đoan nổi lên tại nhiều nước. Từ đó, các đại biểu cũng nhất trí rằng, chủ nghĩa xã hội vẫn còn nguyên giá trị và là giải pháp cho các cuộc khủng hoảng diễn ra trên thế giới hiện nay.

Tại cuộc gặp lần này, các đại biểu cũng đã thảo luận về nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu và đưa ra khẳng định, sự sụp đổ này không phải là tất yếu và cũng không phải do yếu tố khách quan là chính, mà nguyên nhân chính là các sai lầm do chủ quan duy ý chí, bệnh kiêu ngạo cộng sản, bệnh ấu trĩ tả khuynh, bệnh hữu khuynh, bệnh cơ hội…

Những sai lầm này đã dẫn đến tệ quan liêu hoá, tập trung hoá quá mức, gây ra sự trì trệ của kinh tế - xã hội, chính trị và văn hoá, gây ra sự xuống cấp của đội ngũ cán bộ, triệt tiêu sự sáng tạo lý luận, làm mất động lực phát triển của giai đoạn tiếp theo. Đây chính là những bài học sâu sắc không chỉ đối với phong trào Cộng sản tại Nga, mà còn đối với cả phong trào Cộng sản thế giới.

Tiếp nối các thành công mà Việt Nam đã đạt được khi là chủ nhà của cuộc gặp năm ngoái, Việt Nam đã đóng góp tích cực và có trách nhiệm cho thành công của cuộc gặp lần này.

Đồng chí Trần Đắc Lợi, Phó trưởng Ban Đối ngoại trung ương.

Việt Nam là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng sự thống nhất và đoàn kết của phong trào, đồng thời những thành tựu đã đạt được qua 30 năm đổi mới của nước ta cũng là những kinh nghiệm quý báu để các nước học tập. Phát biểu tại cuộc gặp, đồng chí Trần Đắc Lợi, Phó trưởng Ban Đối ngoại trung ương, một lần nữa khẳng định giá trị trường tồn của Cách mạng tháng Mười.

“Chúng ta đã khẳng định ý nghĩa và giá trị của Cách mạng tháng Mười không chỉ đối với nước Nga, mà cả đối với nhân loại trong thế kỷ 20, trực tiếp là đối với cách mạng của Việt Nam, trong đó có đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam và cũng mở ra con đường đối với Việt Nam để xây dựng một xã hội mới, giải phóng con người khỏi chế độ phong kiến, chế độ thực dân, xây dựng một xã hội mà con người đều bình đẳng và hạnh phúc hơn” – ông Trần Đắc Lợi nêu rõ.

Ông Trần Đắc Lợi cũng khẳng định: “Chính ánh sáng Cánh mạng tháng Mười do Bác Hồ đem đến Việt Nam đã mở ra con đường độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội cho Việt Nam, và con đường đó Việt Nam đang tiếp tục tiến bước ngày hôm nay, đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước Việt Nam, nhất là quá trình đổi mới trong 30 năm qua”.

Cuộc gặp quốc tế các Đảng Cộng sản và Công nhân lần thứ 19 đã góp phần tăng cường đoàn kết, thống nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đồng thời khẳng định lý tưởng và con đường Cách mạng tháng Mười vẫn tiếp tục toả sáng, soi rọi cuộc đấu tranh tự giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tiếp thêm nguồn sinh lực cho phong trào xã hội chủ nghĩa cho đến tận ngày nay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ý nghĩa lý luận đột phá từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại
Ý nghĩa lý luận đột phá từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại

VOV.VN - Cách mạng Tháng Mười đột phá được dẫn dắt bởi lý luận đột phá dựa trên quan sát khách quan chủ nghĩa đế quốc và tình hình nội tại của nước Nga khi ấy.

Ý nghĩa lý luận đột phá từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại

Ý nghĩa lý luận đột phá từ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại

VOV.VN - Cách mạng Tháng Mười đột phá được dẫn dắt bởi lý luận đột phá dựa trên quan sát khách quan chủ nghĩa đế quốc và tình hình nội tại của nước Nga khi ấy.

“Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại với Cách mạng Việt Nam“
“Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại với Cách mạng Việt Nam“

VOV.VN - Đó là tiêu đề bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2017).

“Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại với Cách mạng Việt Nam“

“Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại với Cách mạng Việt Nam“

VOV.VN - Đó là tiêu đề bài viết của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2017).

An ninh Cheka trấn áp nội phản và bảo vệ Cách mạng Tháng Mười ra sao?
An ninh Cheka trấn áp nội phản và bảo vệ Cách mạng Tháng Mười ra sao?

VOV.VN - Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nhà nước Xô viết đối mặt muôn vàn thù trong giặc ngoài. Cheka ra đời với nhiệm vụ trấn áp nội phản, bảo vệ chế độ mới.

An ninh Cheka trấn áp nội phản và bảo vệ Cách mạng Tháng Mười ra sao?

An ninh Cheka trấn áp nội phản và bảo vệ Cách mạng Tháng Mười ra sao?

VOV.VN - Ngay sau Cách mạng Tháng Mười, nhà nước Xô viết đối mặt muôn vàn thù trong giặc ngoài. Cheka ra đời với nhiệm vụ trấn áp nội phản, bảo vệ chế độ mới.

Cuộc trở về Nga của Lenin năm 1917 để lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười
Cuộc trở về Nga của Lenin năm 1917 để lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười

VOV.VN - Để trở về Nga, lãnh tụ Lenin buộc phải quá cảnh ở Đức. Nếu không hồi hương kịp, ông có thể bỏ lỡ cơ hội lãnh đạo cuộc cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Cuộc trở về Nga của Lenin năm 1917 để lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười

Cuộc trở về Nga của Lenin năm 1917 để lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười

VOV.VN - Để trở về Nga, lãnh tụ Lenin buộc phải quá cảnh ở Đức. Nếu không hồi hương kịp, ông có thể bỏ lỡ cơ hội lãnh đạo cuộc cách mạng Tháng Mười lịch sử.

Những hình ảnh cực hiếm về Cách mạng Tháng Mười tại Petrograd
Những hình ảnh cực hiếm về Cách mạng Tháng Mười tại Petrograd

VOV.VN - 100 năm trước đã diễn ra cuộc nổi dậy vũ trang của công nhân, binh lính và thủy thủ tại Petrograd tấn công vào Cung điện Mùa đông.

Những hình ảnh cực hiếm về Cách mạng Tháng Mười tại Petrograd

Những hình ảnh cực hiếm về Cách mạng Tháng Mười tại Petrograd

VOV.VN - 100 năm trước đã diễn ra cuộc nổi dậy vũ trang của công nhân, binh lính và thủy thủ tại Petrograd tấn công vào Cung điện Mùa đông.