Căng thẳng cuộc chiến giành Thượng viện trong bầu cử giữa kỳ tại Mỹ

VOV.VN - Cuộc đua vào Thượng viện đang rất căng thẳng và việc đảng nào giành Thượng viện sẽ chỉ có thể được xác định vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới.

Ngày 5/11, cử tri Mỹ sẽ tiến hành bỏ phiếu giữa kỳ bầu chọn lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 số ghế Thượng viện. Trong khi đảng Cộng hòa gần như chắc chắn giữ được Hạ viện thì quyền kiểm soát Thượng viện sẽ phải chờ tới khi có kết quả kiểm phiếu mới ngã ngũ, không loại trừ khả năng là phải tới đầu năm sau. 

Ứng viên đảng Cộng hòa Mitch McConnell vẫy tay chào những người ủng hộ trong cuộc vận động tại Louisville, bang Kentucky (ảnh: Reuters)

Trong cuộc bầu cử giữa kỳ tốn kém nhất trong lịch sử nước Mỹ với chi phí lên tới gần 4 tỷ USD, cử tri Mỹ sẽ bỏ phiếu bầu toàn bộ 435 Hạ nghị sỹ, 36 Thượng nghị sỹ và 36 Thống đốc bang. Cuộc bầu cử quan trọng này không chỉ mang tính quyết định đối với hai năm cầm quyền còn lại của Tổng thống Obama mà còn là bước “chạy đà” để các bên chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào năm 2016. 

Vào thời điểm hiện tại, Đảng Cộng hòa đang chiếm đa số tại Hạ viện với tỷ lệ 234-201 ghế trong khi Đảng Dân chủ kiểm soát Thượng viện với tỷ lệ 55-45 ghế. Trong bối cảnh đảng Dân chủ coi như chấp nhận thất bại do không thể san lấp khoảng cách quá lớn với đảng Cộng hòa tại Hạ viện, cuộc đua hiện nay chủ yếu tập trung vào Thượng viện.

Dù những cuộc thăm dò ý kiến mới nhất đều cho thấy kết quả rất sít sao giữa các ứng cử viên của hai đảng, giới phân tích nhận định rằng phe Cộng hòa nhiều khả năng sẽ giành thêm ít nhất 6 ghế, đủ để đoạt lại Thượng viện từ tay phe Dân chủ, điều mà họ chưa làm được trong gần một thập kỷ qua.

Các yếu tố lịch sử và tình hình hiện tại đều đang đứng về phía đảng Cộng hòa. Theo kết quả thăm dò ý kiến vừa được kênh truyền hình NBC News và tờ Nhật báo Phố Wall công bố ngày 4/11, 46% cử tri Mỹ ủng hộ đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội và 45% có ý kiến trái ngược. Trong khi đó, Trung tâm nghiên cứu Pew cho biết các cử tri ủng hộ đảng Cộng hòa quan tâm tới bầu cử giữa kỳ hơn so với cử tri ủng hộ đảng Dân chủ, đồng nghĩa với việc phe Dân chủ sẽ mất đi một lượng lớn phiếu ủng hộ.

Cách đây 2 năm, lá phiếu của cử tri gốc Latinh, gốc Phi và gốc Á, những người có thiên hướng ủng hộ đảng Dân chủ, đã đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của ông Obama trong cuộc bầu cử Tổng thống. Một thống kê đáng lưu tâm nữa là chính đảng của Tổng thống đương nhiệm gần như luôn mất ghế tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống này. Điều đáng buồn là tỷ lệ người Mỹ ủng hộ Tổng thống Obama chưa bao giờ vượt quá 50% trong suốt 1 năm qua.

Bất lợi tiếp theo đối với đảng Dân chủ là dù kinh tế Mỹ đang trên đà tăng trưởng, tình hình việc làm liên tục được cải thiện, thâm hụt ngân sách giảm đáng kể nhưng phần lớn người Mỹ vẫn cảm thấy không an tâm về tính bền vững của thị trường lao động cũng như về thu nhập hộ gia đình, hiện vẫn chỉ ngang mức những năm 1980 sau khi tính trượt giá.

Trong trường hợp đảng Cộng hòa nắm toàn bộ Quốc hội, Tổng thống Obama có thể sẽ lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi mà ông chỉ còn biết dựa vào Thượng viện để làm đối trọng với Hạ viện trong suốt 4 năm qua. Với đa số ghế tại Thượng viện, phe Dân chủ có quyền kiểm soát lịch trình, đặt ra các quy định và quyết định xem dự luật nào sẽ được đưa ra thảo luận và biểu quyết, nhưng tấm lá chắn này sẽ không còn nữa nếu Thượng viện nằm trong tay đảng Cộng hòa.

Dù vẫn còn quyền phủ quyết nhưng Tổng thống Obama sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để đối phó với phe Cộng hòa, thay vì tập trung vào những vấn đề mà ông đang ưu tiên thực hiện. Nếu như vậy, chính trị Mỹ sẽ tiếp tục tê liệt khi không có dự luật hoặc chính sách lớn nào được thông qua trong 2 năm tới.  

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích thì đảng Cộng hòa, dù có thể chiến thắng, nhưng sẽ không giành đủ 60 ghế tại Thượng viện để có thể thông qua các dự luật lớn cần có sự ủng hộ của tối thiểu 2/3 số Thượng nghị sỹ, và do vậy sẽ vẫn phải tìm cách thỏa hiệp với phe Dân chủ.

Bên cạnh đó, những chỉ trích nặng nề của dư luận Mỹ về mâu thuẫn giữa Quốc hội và chính quyền trong thời gian qua cũng sẽ khiến phe Cộng hòa bớt cứng rắn, đồng thời tìm cách chứng tỏ năng lực lãnh đạo để có thể cạnh tranh với phe Dân chủ trong các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào năm 2016, thời điểm mà tỷ lệ cử tri Dân chủ đi bỏ phiếu rất có thể sẽ cao hơn.

Nếu đảng Cộng hòa thỏa hiệp, hai bên nhiều khả năng sẽ tìm được tiếng nói chung trong một số vấn đề nhạy cảm hiện nay như người nhập cư, đạo luật cải cách y tế Obamacare…, khi mà bản thân Tổng thống Obama cũng đang cố gắng tạo ra những dấu ấn nhất định để tạo nền tảng cho ứng cử viên của đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử sau 2 năm nữa.

Cuộc đua vào Thượng viện đang rất căng thẳng và một số bang như Louisiana hay Georgia có khả năng sẽ phải tổ chức bầu cử vòng hai do không ứng cử viên nào được dự đoán sẽ giành đa số phiếu. Nếu như vậy, việc đảng nào giành Thượng viện sẽ chỉ có thể được xác định vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kiev gọi cuộc bầu cử ở miền Đông, Ukraine là "phi pháp"
Kiev gọi cuộc bầu cử ở miền Đông, Ukraine là "phi pháp"

VOV.VN - Kiev cho rằng, cuộc bầu cử tại Luhansk và Donetsk đã vi phạm một thỏa thuận đạt được ngày 5/9 mà Nga cũng tham gia ký.  

Kiev gọi cuộc bầu cử ở miền Đông, Ukraine là "phi pháp"

Kiev gọi cuộc bầu cử ở miền Đông, Ukraine là "phi pháp"

VOV.VN - Kiev cho rằng, cuộc bầu cử tại Luhansk và Donetsk đã vi phạm một thỏa thuận đạt được ngày 5/9 mà Nga cũng tham gia ký.  

Đảng Dân chủ của ông Obama sẽ thất bại ở Thượng viện?
Đảng Dân chủ của ông Obama sẽ thất bại ở Thượng viện?

VOV.VN - Người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào 4/11 để bầu một Quốc hội mới. Kết quả sẽ ảnh hưởng quan trọng tới 2 năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Đảng Dân chủ của ông Obama sẽ thất bại ở Thượng viện?

Đảng Dân chủ của ông Obama sẽ thất bại ở Thượng viện?

VOV.VN - Người dân Mỹ sẽ đi bỏ phiếu vào 4/11 để bầu một Quốc hội mới. Kết quả sẽ ảnh hưởng quan trọng tới 2 năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama.

Ukraine xem xét lại các cam kết hòa bình sau bầu cử tại miền Đông
Ukraine xem xét lại các cam kết hòa bình sau bầu cử tại miền Đông

VOV.VN - Phát biểu đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về nguy cơ một chiến dịch quân sự mới tại vùng lãnh thổ đòi ly khai này. 

Ukraine xem xét lại các cam kết hòa bình sau bầu cử tại miền Đông

Ukraine xem xét lại các cam kết hòa bình sau bầu cử tại miền Đông

VOV.VN - Phát biểu đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về nguy cơ một chiến dịch quân sự mới tại vùng lãnh thổ đòi ly khai này. 

Hilary Clinton va Jeb Bush: 2 ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 nặng ký
Hilary Clinton va Jeb Bush: 2 ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 nặng ký

VOV.VN - Cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ 2014 là cơ hội để những ứng cử viên của chiếc ghế Tổng thống Mỹ 2016 ra mặt.

Hilary Clinton va Jeb Bush: 2 ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 nặng ký

Hilary Clinton va Jeb Bush: 2 ứng viên Tổng thống Mỹ 2016 nặng ký

VOV.VN - Cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ 2014 là cơ hội để những ứng cử viên của chiếc ghế Tổng thống Mỹ 2016 ra mặt.

Bầu cử ở miền đông Ukraine có thể làm thỏa thuận hòa bình sụp đổ
Bầu cử ở miền đông Ukraine có thể làm thỏa thuận hòa bình sụp đổ

VOV.VN - Tổng thống Poroshenko tuyên bố nội các an ninh nước này sẽ xem xét lại thỏa thuận ngừng bắn với phe đối lập, sau cuộc bầu cử miền Đông Ukraine.

Bầu cử ở miền đông Ukraine có thể làm thỏa thuận hòa bình sụp đổ

Bầu cử ở miền đông Ukraine có thể làm thỏa thuận hòa bình sụp đổ

VOV.VN - Tổng thống Poroshenko tuyên bố nội các an ninh nước này sẽ xem xét lại thỏa thuận ngừng bắn với phe đối lập, sau cuộc bầu cử miền Đông Ukraine.