Cảnh sát, lính Papua New Guinea tấn công Quốc hội đòi tiền phục vụ APEC

Hàng trăm binh lính và sĩ quan cảnh sát đã xông vào tòa nhà quốc hội Papua New Guinea đập phá đòi tiền phục vụ Hội nghị cấp cao APEC 2018.

Chỉ vài ngày sau khi hội nghị APEC tại Papua New Guinea kết thúc không thành công, ngày 20/11 một nhóm cảnh sát và binh sĩ đã tấn công vào tòa nhà quốc hội ở thủ đô Port Moresby trong cơn tức giận vì hay tin họ không được trả tiền công bảo vệ an ninh cho hội nghị.

Cửa kính vào khu vực họp của đảng đối lập bị đập vỡ toang. Ảnh: AP

Tờ Guardian (Anh) cho biết, đám đông ước tính lên tới 300 người đã bị giải tán sau cuộc họp với các bộ trưởng và họ được cam kết sẽ nhận tiền công vào ngày 21/11. Tòa nhà Quốc hội Papua New Guinea đã phải ngừng hoạt động và bị hư hại do cuộc nổi loạn.

Nghị sĩ Alla Bird phát biểu với tờ Guardian Australia rằng ông và các nghị sĩ đối lập khác bị kẹt trong phòng hội nghị bị khóa khi họ nghe thấy tiếng ồn từ vụ xâm nhập.

 “Chúng tôi nghe thấy họ xông vào, có thể nghe thấy tiếng họ đập phá – những lối vào bằng kính, một vài chiếc ô tô bên đường đi”, ông Bird nói và cho biết thêm: “Tôi biết một số nhân viên an ninh quốc hội đã bị tấn công, một số bộ trưởng cũng có thể đã bị tấn công. Tôi nghĩ nhóm này chủ yếu nhằm vào các bộ trưởng, tuy nhiên, bất cứ ai họ gặp trên đường đi cũng bị ‘vạ lây’”.

Trong khi đó, CNN dẫn lời cảnh sát trưởng Dominic Kakas cũng cho biết nhóm binh sĩ và cảnh sát đã đập phá tòa nhà, có thể đã tấn công nhân viên sau khi nghe rằng họ có thể không được trả tiền công phục vụ hội nghị APEC. "Một nhóm cảnh sát đã nổi giận vì tiền lương và sáng nay họ đã bị dẫn dụ sai lầm. Họ nghĩ họ sẽ không được trả tiền công tác an ninh cho APEC", ông Kakas nói.

Ông Brenton Kanowski, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Papua New Guinea thì cho biết, "tòa nhà quốc hội đã bị phá hoại dù chính phủ đã trả 50% lương cho họ, và sẽ nhận được hóa đơn của số còn lại trong hôm nay".

Nhóm nhân viên an ninh ngồi trên xe tải chờ nhận tiền công tại Trung tâm Rita Flynn Netball ở thủ đô Port Moresby, Papua New Guinea, ngày 20/11. Ảnh: AP
Cửa kính, bàn ghế bị đập phá bên trong Tòa nhà Quốc hội. Ảnh: AP

Đây là lần đầu tiên Papua New Guinea, nước kém phát triển nhất trong 21 thành viên APEC, đăng cai hội nghị cao cấp của Diễn đàn. Nhiều người dân đã tức giận trước việc chính phủ mua một dàn xe cao cấp phục vụ APEC và sẽ "nằm kho" sau khi hội nghị kết thúc.

Trước đó, Hội nghị thượng đỉnh APEC năm nay cũng xảy ra một lùm xùm liên quan đến thông tin cáo buộc trên truyền thông cho rằng các quan chức ngoại giao Trung Quốc đã xông vào Văn phòng Ngoại trưởng Papua New Guinea tìm cách gây sức ép thay đổi một số từ ngữ trong Thông cáo chính thức của Hội nghị. Theo hãng tin ABC News (Australia), chiều 17/11, bốn quan chức Trung Quốc đã bị "đuổi khỏi" văn phòng của Ngoại trưởng Papua New Guinea Rimbink Pato trong Trung tâm hội nghị quốc tế ở thủ đô Port Moresby vì tự ý xông vào trụ sở này.

Tòa nhà Quốc hội Papua New Guinea.
Dàn xe sang được Chính phủ Papua New Guinea nhập về để phục vụ Hội nghị APEC. Ảnh: BBC

Tuy nhiên, đại diện Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh APEC đã bác bỏ thông tin trên, khẳng định không có chuyện phái đoàn nước này tìm cách gặp riêng Ngoại trưởng Papua New Guinea. "Điều đó không đúng. Đơn giản là nó hoàn toàn không có thật", AFP dẫn tuyên bố của ông Zheng Xiaolong, quan chức ngoại giao cấp cao Trung Quốc.

Sự việc trên xảy ra trong lúc căng thẳng tăng cao do cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ tại APEC, nguyên nhân chính khiến lần đầu tiên lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC không đạt được Tuyên bố chung.

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 diễn ra từ ngày 17/11 đến 18/11 tại thủ đô Port Moresby của Papua New Guinea. Đây là lần đầu Papua New Guinea đóng vai trò nước chủ nhà. Australia đã cung cấp 1/3 chi phí tổ chức, đồng thời hỗ trợ hậu cần và an ninh cho sự kiện./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Những bộ đồng phục thú vị của các nhà lãnh đạo tại các kỳ APEC
Ảnh: Những bộ đồng phục thú vị của các nhà lãnh đạo tại các kỳ APEC

VOV.VN-Nước chủ nhà APEC 2018 Papua New Guinea tiếp tục truyền thống 25 năm qua- chọn 1 đồng phục mang nét truyền thống địa phương cho các nhà lãnh đạo dự APEC

Ảnh: Những bộ đồng phục thú vị của các nhà lãnh đạo tại các kỳ APEC

Ảnh: Những bộ đồng phục thú vị của các nhà lãnh đạo tại các kỳ APEC

VOV.VN-Nước chủ nhà APEC 2018 Papua New Guinea tiếp tục truyền thống 25 năm qua- chọn 1 đồng phục mang nét truyền thống địa phương cho các nhà lãnh đạo dự APEC

Trung Quốc thất vọng vì không giành được quyền lực mềm ở APEC 2018
Trung Quốc thất vọng vì không giành được quyền lực mềm ở APEC 2018

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ đã nghĩ rằng ông sẽ là tâm điểm của tuần lễ cấp cao APEC 2018 ở Papua New Guinea. Nhưng ông đã nhầm.

Trung Quốc thất vọng vì không giành được quyền lực mềm ở APEC 2018

Trung Quốc thất vọng vì không giành được quyền lực mềm ở APEC 2018

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ đã nghĩ rằng ông sẽ là tâm điểm của tuần lễ cấp cao APEC 2018 ở Papua New Guinea. Nhưng ông đã nhầm.

5 điểm đặc biệt trong Hội nghị APEC 2018
5 điểm đặc biệt trong Hội nghị APEC 2018

VOV.VN - Ngoài việc lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung, APEC 2018 còn có nhiều điểm đặc biệt, chủ yếu trong cuộc chiến giành ảnh hưởng của Mỹ-Trung.

5 điểm đặc biệt trong Hội nghị APEC 2018

5 điểm đặc biệt trong Hội nghị APEC 2018

VOV.VN - Ngoài việc lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung, APEC 2018 còn có nhiều điểm đặc biệt, chủ yếu trong cuộc chiến giành ảnh hưởng của Mỹ-Trung.

“Con đường chẳng đi tới đâu” và cách Trung Quốc gây thanh thế ở APEC
“Con đường chẳng đi tới đâu” và cách Trung Quốc gây thanh thế ở APEC

VOV.VN - Chủ tịch Tập Cận Bình dự APEC 2018 ở Papua New Guinea với tâm thế hoàn toàn khác các lãnh đạo thế giới bởi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đáng kể ở đây.

“Con đường chẳng đi tới đâu” và cách Trung Quốc gây thanh thế ở APEC

“Con đường chẳng đi tới đâu” và cách Trung Quốc gây thanh thế ở APEC

VOV.VN - Chủ tịch Tập Cận Bình dự APEC 2018 ở Papua New Guinea với tâm thế hoàn toàn khác các lãnh đạo thế giới bởi Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng đáng kể ở đây.

APEC 2018: Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng“
APEC 2018: Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng“

VOV.VN - Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng” của 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC là những căng thẳng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.

APEC 2018: Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng“

APEC 2018: Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng“

VOV.VN - Đằng sau bức ảnh tập thể “bằng mặt nhưng không bằng lòng” của 21 nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC là những căng thẳng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc.