Cắt giảm chuyên gia y tế tại Trung Quốc, Mỹ chưa lường trước hậu quả?

VOV.VN - Việc cắt giảm được thực hiện tại văn phòng của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Bắc Kinh.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cắt giảm hơn 2/3 số nhân viên tại một cơ quan y tế công cộng quan trọng của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc, trong khuôn khổ chiến lược lớn hơn nhằm thu nhỏ đội ngũ các nhà khoa học và chuyên gia y tế do Mỹ tài trợ. Điều này có thể là một trong những lý do dẫn tới sự bùng phát mạnh dịch bệnh Covid-19, Reuters sáng 26/3 cho biết.

Nhân viên y tế chăm sóc một trẻ sơ sinh nhiễm virus corona tại Bệnh viện Nhi Vu Hán hôm 16/3. Ảnh: Reuters.

Hàng loạt vị trí bị cắt giảm

Việc cắt giảm được thực hiện tại văn phòng của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) tại Bắc Kinh. Quá trình này diễn ra suốt hai năm qua, Reuters trích dẫn tài liệu công khai của CDC cho biết.

CDC – cơ quan phòng chống dịch bệnh hàng đầu của Mỹ có trụ sở tại Atlanta đã cung cấp sự hỗ trợ về y tế cho nhiều quốc gia trên toàn thế giới và phối hợp với những nước này nhằm ngăn chặn sự bùng phát các bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu. Văn phòng của CDC đã hoạt động tại Trung Quốc trong 30 năm qua.

Các tài liệu cho thấy, số lượng nhân viên CDC tại Trung Quốc đã giảm từ 47 xuồng còn 14 người kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền vào năm 2017. Một số nguồn thạo tin cho biết, trong số những người bị cắt giảm có các nhà dịch tễ học và các chuyên gia y tế khác.

Bên cạnh đó, Quỹ Khoa học Quốc gia và Cơ quan phát triển Quốc tế Mỹ (USAID)  - cơ quan cứu trợ toàn cầu có vai trò giúp Trung Quốc theo dõi và đối phó với dịch bệnh cũng đã đóng cửa các văn phòng của họ tại Bắc Kinh.

Reuters dẫn thông tin từ một trong những người chứng kiến việc rút nhân viên của Mỹ cho biết: “Chúng tôi có một số lượng lớn các chuyên gia hoạt động tại Trung Quốc nhưng họ đã bị đưa về nước. Nhiều người trong số họ đã trở về vài tháng trước khi dịch bệnh bùng phát. Nhiều khả năng quyết định này đã khiến dịch bệnh Covid-19 lây lan rộng hơn và khó xử lý hơn”.

Nhà Trắng và CDC vẫn chưa đưa ra bình luận gì liên quan đến thông tin về việc cắt giảm nhân sự này tại Trung Quốc.

Các lý do được đưa ra

Người phát ngôn của NSF cho biết, cơ quan này đã đóng cửa tất cả các văn phòng ở nước ngoài vào năm 2018 bởi họ có kế hoạch “điều các chuyên gia ngắn hạn tới các nước trên thế giới nhằm tìm cách thúc đẩy hợp tác quốc tế”.

Trong khi đó, người phát ngôn của USAID cho biết, cơ quan này quyết định đóng cửa văn phòng tại Bắc Kinh là do “sự sụt giảm đáng kể khả năng tiếp cận với các quan chức trong chính phủ Trung Quốc và theo quan điểm của USAID, mô hình phát triển của Trung Quốc không phù hợp với các giá trị và lợi ích của Mỹ”. USAID xác nhận đã chuyển một vị trí quản lý ra khỏi Bắc Kinh.

Reuters lần đầu tiên thông báo về sự thay đổi nhân sự của CDC tại Trung Quốc vào cuối tuần qua. Hãng tin này tiết lộ, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã loại bỏ vị trí đào tạo các nhà dịch tễ học Trung Quốc, vốn được triển khai đến tâm chấn dịch bệnh để giúp theo dõi, điều tra và ngăn chặn dịch bệnh. Các tài liệu về nhân sự của CDC cho thấy, đã có sự cắt giảm mạnh mẽ về số lượng nhân viên của cơ quan này tại Bắc Kinh, với 33 vị trí bị loại bỏ.

Các văn phòng của USAID và NSF bị đóng cửa tại trung Quốc, từng đảm nhiệm vai trò xây dựng các mối quan hệ trong lĩnh vực khoa học và chống lại dịch bệnh trên toàn cầu, các nguồn thạo tin cho biết. Văn phòng của USAID gồm có một sỹ quan cao cấp của Mỹ và 2 nhân viên Trung Quốc, thực hiện các sáng kiến liên quan đến bệnh lao đa kháng thuốc và bệnh sốt rét. Văn phòng này đóng cửa vào năm 2019.

Còn văn phòng của NSF – từng được dẫn đầu bởi Nancy Sung, một nhà khoa học người Mỹ, vốn là mắt xích quan trọng trong việc kết nối giữa các cộng đồng khoa học của Mỹ và Trung Quốc, Reuters dẫn nguồn tin từ một quan chức chính phủ Mỹ cho biết.

Quyết định không có lợi cho nước Mỹ

Quyết định cắt giảm các nhà khoa học và chuyên gia y tế của Mỹ tại Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Tổng thống Trump từ lâu cáo buộc Trung Quốc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ và “đánh cắp” hàng triệu công ăn việc làm của người dân Mỹ. Chính phủ Trung Quốc cho rằng các cáo buộc này là vô căn cứ. Hai bên đã nhiếu lần áp thuế trả đũa lẫn nhau.

Khi virus SARS-CoV-2 bùng phát, Tổng thống Trump đã gọi đây là “virus Trung Quốc” nhằm hướng sự chú ý của dư luận vào nơi khởi phát của virus. Về phần mình, Bắc Kinh đang cố gắng khẳng định vai trò đầu tàu trong việc chống lại dịch bệnh bằng cách cung cấp viện trợ cho Italy và nhiều quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề khác.

Trong 2 năm qua, Nhà Trắng đã hối thúc các cơ quan của Mỹ có sự hiện diện tại Trung Quốc cắt giảm các chương trình của họ cũng như vị trí quản lý những chương trình này, Reuters dẫn nguồn tin từ một quan chức Mỹ cho biết. Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad đã cố gắng nhắc nhở Nhà Trắng về tầm quan trọng của sự hiện diện này. Tuy nhiên Nhà Trắng cho rằng mối quan hệ này là một chiều và không có lợi cho Mỹ.

Sau câu chuyện của Reuters về việc loại bỏ vị trí chủ chốt của CDC tại Trung Quốc, đội ngũ tái tranh cử của Tổng thống Trump đã đưa vấn đề này vào chiến dịch vận động gây quỹ. Trong một email gửi tới những người ủng hộ, họ cáo buộc những người chỉ trích ông Trump “đứng về phe Trung Quốc” và giúp Bắc Kinh “che đậy sự thật”.

Theo Reuters, việc giảm bớt nhân sự tại các cơ quan của Mỹ ở Trung Quốc, trong đó có chuyên gia y tế, các nhà khoa học và nhiều chuyên gia khác – những người có thể giúp Trung Quốc đưa ra phản ứng sớm hơn trước virus SARS-CoV-2, đồng thời cung cấp thêm nhiều thông tin cho chính phủ Mỹ về những gì có thể xảy ra đã khiến Washington cũng như các nước không kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh.

CDC ngày 23/3 cho biết, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield đã quyết định bổ sung vị trí quản lý chương trình giảm thiểu những mối đe dọa với sức khỏe toàn cầu cho nhân sự của cơ quan này tại Trung Quốc. “Theo yêu cầu của ông Redfield, CDC đang xem xét bổ sung nhân sự về dài hạn để tăng cường sự hiện diện của cơ quan này tại Trung Quốc trong thời gian tới”, tuyên bố nêu rõ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ triệu Đại sứ Trung Quốc vì ám chỉ Mỹ mang Covid-19 đến Vũ Hán
Mỹ triệu Đại sứ Trung Quốc vì ám chỉ Mỹ mang Covid-19 đến Vũ Hán

VOV.VN - Mỹ đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản ứng việc một quan chức cấp cao ở Bắc Kinh cáo buộc quân đội Mỹ mang virus SARS-CoV-2 đến Vũ Hán.

Mỹ triệu Đại sứ Trung Quốc vì ám chỉ Mỹ mang Covid-19 đến Vũ Hán

Mỹ triệu Đại sứ Trung Quốc vì ám chỉ Mỹ mang Covid-19 đến Vũ Hán

VOV.VN - Mỹ đã triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản ứng việc một quan chức cấp cao ở Bắc Kinh cáo buộc quân đội Mỹ mang virus SARS-CoV-2 đến Vũ Hán.

Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới?
Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới?

VOV.VN - Với 48 ca tử vong trên tổng số 514 ca nhiễm tính đến ngày 23/3, Indonesia hiện là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới với 9,3%.

Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới?

Vì sao Indonesia có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới?

VOV.VN - Với 48 ca tử vong trên tổng số 514 ca nhiễm tính đến ngày 23/3, Indonesia hiện là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới với 9,3%.

Mỹ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ kinh tế 2.000 tỷ USD lớn nhất lịch sử
Mỹ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ kinh tế 2.000 tỷ USD lớn nhất lịch sử

VOV.VN - Nhà Trắng và các nhà lãnh đạo ở Thượng Viện đã đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ 2.000 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế.

Mỹ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ kinh tế 2.000 tỷ USD lớn nhất lịch sử

Mỹ đạt thỏa thuận về gói cứu trợ kinh tế 2.000 tỷ USD lớn nhất lịch sử

VOV.VN - Nhà Trắng và các nhà lãnh đạo ở Thượng Viện đã đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ 2.000 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế.