Châu Âu: Mạnh nước nào nước nấy giải quyết quyết khủng hoảng nhập cư

VOV.VN - Châu Âu đang mạnh tay hơn trong các biện pháp và quyết định chi tài chính để giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến 2.

Tuy nhiên, hành động mạnh ai người nấy làm của các nước châu Âu cũng là một phần nguyên nhân khiến khu vực này thiếu những giải pháp thống nhất để giải quyết hiệu quả khủng hoảng nhập cư.         

Pháp sắp tới sẽ nhận thêm 5 triệu euro để hỗ trợ những người di cư đang sống trong điều kiện “bần cùng” tại khu vực cửa khẩu Calais. Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Frans Timmermans ngày 31/8 đã công bố khoản hỗ trợ này cho Pháp, khi ông cùng các quan chức hàng đầu Liên minh châu Âu tới thăm cảng Calais ở miền Bắc nước Pháp. 

Đoàn người tỵ nạn tại Presevo, Serbia đang trên đường tràn vào châu Âu, ngày 25/08/2015. (ảnh: Reuters).

Đây là điểm căng thẳng giữa Anh và Pháp, khi làn sóng nhập cư trái phép đã vượt khỏi tầm kiểm soát từ cửa khẩu Calais trên đất Pháp qua đường hầm dưới biển Eurotunnel tới nước Anh. 

Phát biểu tại đây, ông Timmermans nói: “Chúng tôi sẽ nhanh chóng cung cấp 5 triệu ơrô cho giới chức Pháp. Số tiền này sẽ được sử dụng để xây dựng một khu trại cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho khoảng 1.500 người di cư. Một phần trong khoản tiền này cũng được sử dụng vào việc đưa những người xin tỵ nạn tới các khu vực khác của nước Pháp”.

Cách địa điểm các quan chức châu Âu tới thị sát không xa, hàng nghìn người nhập cư đang sống trong các lều tạm bợ quanh khu vực cửa khẩu Calais, với hy vọng tìm được cách có thể đến Anh. Đối lập với hình ảnh những chiếc lều dựng bằng bạt mong manh và cuộc sống bần cùng của người nhập cư tại đây là dãy hàng rào kiên cố được nhà chức trách Pháp xây dựng trong những tháng gần đây, để ngăn chặn họ nhảy xe tải và tiến sâu hơn vào châu Âu.

Với các nước tiền tuyến tiếp nhận người nhập cư như Hy Lạp và Italy giới hạn chịu đựng cũng không còn nhiều. Ngày 31/8, một chuyến phà chở 2.500 người di cư tới cảng Piraeus, bên ngoài thủ đô Athens của Hy Lạp.

Những người này chủ yếu đến từ Syria và một số nước Bắc Phi, đã may mắn vượt qua Địa Trung Hải để tới các hòn đảo của Hy Lạp là Cos và Lesbos. Dù đã tiến sâu hơn vào Hy Lạp, song họ còn một chặng đường dài nữa để đặt chân tới đích đến cuối cùng là Đức và Thụy Điển.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn ước tính đã có hơn 300.000 người di cư vượt Địa Trung Hải tới châu Âu trong năm nay. Trong đó, hơn 181.000 người đã tới Hy Lạp và hơn 108.000 người đến Italy.

Đây chưa phải là những con số cuối cùng khi mà dòng người di cư vẫn đang bất chấp tính mạng dấn thân vào hành trình vượt biển để tới châu Âu, tạo ra một cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ nhất tại lục địa già kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc khủng hoảng đang đòi hỏi các nước châu Âu phải đoàn kết và thống nhất để vượt qua. Song thực tế lại không như vậy.

Những tháng gần đây, hàng trăm nghìn người tỵ nạn từ các nước Balkan như Macedonia và Serbia đã tràn vào Liên minh châu Âu. Hungary cũng là một điểm trung chuyển lý tưởng của những người di cư để tiến vào khu vực tự do thị thực Schengen, theo đó họ sẽ dễ dàng tới Đức và Thụy Điển. Hungary đã nhanh chóng hoàn tất các công trình xây dựng hàng rào dây thép gai dọc biên giới, vốn vấp phải chỉ trích từ Pháp.

Cảnh sát Macedonia và Hungary thậm chí đã sử dụng hơi cay và vũ lực để cản bước tiến của dòng người nhập cư tại khu vực biên giới. Còn với Đức, nước đầu tàu châu Âu lại hành động “mẫu mực” để gây sức ép với các nước thành viên khác khi quyết định tiếp nhận người tỵ nạn Syria.

Chính phủ Đức cũng đã tuyên bố chi thêm 500 triệu euro (tương đương 570 triệu USD) để giúp chính quyền các địa phương hỗ trợ người tỵ nạn trong năm nay, đồng thời sẽ điều chỉnh luật trong tháng 9 để có thể giải quyết tốt hơn vấn đề nhập cư.

Tây Ban Nha dù có những khó khăn về kinh tế cũng đang kêu gọi một cách tiếp cận linh hoạt hơn để giải quyết vấn đề nhập cư. Năm ngoái, số người nhập cư trái phép tới Tây Ban Nha tăng 70%. Họ bị chính quyền bắt giữ và tập trung lại một trại đặc biệt. Và đến nay, Tây Ban Nha đã có 8 trại như vậy.

Theo kế hoạch, Bộ trưởng Nội vụ các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành cuộc họp khẩn cấp vào ngày 14/9 tới tại Brussels (Bỉ), nhằm tìm giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng nhập cư đang có xu hướng trầm trọng hơn.

Trong phát biểu mới nhất ngày 31/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh báo cuộc khủng hoảng này đang thử thách những lý tưởng cốt lõi về quyền con người ngay giữa trái tim của EU. Bà hối thúc các thành viên EU chấp nhận chia sẻ gánh nặng tiếp nhận người xin tỵ nạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU họp bất thường về khủng hoảng di cư vào ngày 14/9 tới
EU họp bất thường về khủng hoảng di cư vào ngày 14/9 tới

VOV.VN - Các Bộ trưởng tư pháp và nội vụ của Liên minh châu Âu dự kiến sẽ có phiên họp bất thường vào ngày 14/9 tới về khủng hoảng di cư mà EU đang đối mặt. 

EU họp bất thường về khủng hoảng di cư vào ngày 14/9 tới

EU họp bất thường về khủng hoảng di cư vào ngày 14/9 tới

VOV.VN - Các Bộ trưởng tư pháp và nội vụ của Liên minh châu Âu dự kiến sẽ có phiên họp bất thường vào ngày 14/9 tới về khủng hoảng di cư mà EU đang đối mặt. 

Đức kêu gọi EU lập hạn ngạch bắt buộc tiếp nhận người di cư
Đức kêu gọi EU lập hạn ngạch bắt buộc tiếp nhận người di cư

VOV.VN - Ngoại trưởng Đức cho biết, cần có một hệ thống hạn ngạch bắt buộc để đảm bảo phân chia một cách công bằng việc tiếp nhận người di cư vào châu Âu.

Đức kêu gọi EU lập hạn ngạch bắt buộc tiếp nhận người di cư

Đức kêu gọi EU lập hạn ngạch bắt buộc tiếp nhận người di cư

VOV.VN - Ngoại trưởng Đức cho biết, cần có một hệ thống hạn ngạch bắt buộc để đảm bảo phân chia một cách công bằng việc tiếp nhận người di cư vào châu Âu.

Hành trình di cư tới châu Âu: 'Từ cái chết đến cái chết'
Hành trình di cư tới châu Âu: 'Từ cái chết đến cái chết'

VOV.VN - Theo đánh giá của giới phân tích, chưa bao giờ châu Âu phải đối mặt với khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay.

Hành trình di cư tới châu Âu: 'Từ cái chết đến cái chết'

Hành trình di cư tới châu Âu: 'Từ cái chết đến cái chết'

VOV.VN - Theo đánh giá của giới phân tích, chưa bao giờ châu Âu phải đối mặt với khủng hoảng nhập cư nghiêm trọng kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 đến nay.

Khủng hoảng nhập cư châu Âu- “Hành trình chết” của người di cư
Khủng hoảng nhập cư châu Âu- “Hành trình chết” của người di cư

VOV.VN- “Hành trình chết” bắt đầu trên những chiếc thuyền nhồi chật cứng người, thậm chí là thuyền cao su hướng ra Địa Trung Hải để tới châu Âu.

Khủng hoảng nhập cư châu Âu- “Hành trình chết” của người di cư

Khủng hoảng nhập cư châu Âu- “Hành trình chết” của người di cư

VOV.VN- “Hành trình chết” bắt đầu trên những chiếc thuyền nhồi chật cứng người, thậm chí là thuyền cao su hướng ra Địa Trung Hải để tới châu Âu.

Khủng hoảng nhập cư châu Âu: Thảm kịch nối tiếp thảm kịch
Khủng hoảng nhập cư châu Âu: Thảm kịch nối tiếp thảm kịch

VOV.VN- Thảm kịch nối tiếp thảm kịch, có thể nói chưa bao giờ châu Âu lại phải chứng kiến nhiều thảm kịch liên quan tới nhập cư như năm nay.

Khủng hoảng nhập cư châu Âu: Thảm kịch nối tiếp thảm kịch

Khủng hoảng nhập cư châu Âu: Thảm kịch nối tiếp thảm kịch

VOV.VN- Thảm kịch nối tiếp thảm kịch, có thể nói chưa bao giờ châu Âu lại phải chứng kiến nhiều thảm kịch liên quan tới nhập cư như năm nay.