Châu Âu “sốt ruột” vì giá khí đốt lại tăng trong khi chờ Nga xuất khẩu

VOV.VN - Giá khí đốt châu Âu tiếp tục tăng ngày 8/11 sau khi các nhà kinh doanh cho biết, hầu như có rất ít dấu hiệu cho thấy Nga chuẩn bị tăng xuất khẩu, bất chấp việc công ty Gazprom đã bắt đầu lấp đầy các cơ sở lưu trữ tại khu vực này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng trước đã yêu cầu tập đoàn khí đốt nhà nước Gazprom lấp đầy các cơ sở lưu trữ của công ty này tại Đức và Áo vào 8/11. Động thái này đã làm dấy lên hy vọng rằng việc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu sẽ tăng lên.

Trong khi các dữ liệu cho thấy Gazprom bắt đầu tăng khí đốt tới các cơ sở lưu trữ lớn nhất tại những quốc gia trên cuối tuần qua thì các nhà kinh doanh và nhà quan sát cho biết, đây là một sự thất vọng bởi Nga từ chối dự trữ công suất.

Điều này không thể đem đến sự xoa dịu đáng kể cho thị trường hiện nay, vốn đã chịu ảnh hưởng bởi nguồn cung thắt chặt trước mùa đông, cũng như nỗi lo ngại thiếu năng lượng nếu thời tiết lạnh hơn bình thường và Nga không tăng cường xuất khẩu khí đốt sang Tây Âu.

"Nga đã làm những gì mà họ tuyên bố là sẽ làm nhưng theo một cách rất hạn chế", ông Laurent Ruseckas tại công ty tham vấn IHS Markit cho hay.

"Hiện vẫn chưa có sự tăng mạnh trong xuất khẩu khí đốt nói chung sang châu Âu. Đó là lý do tại sao một số nhà kinh doanh thất vọng, thậm chí cả khi các cơ sở lưu trữ của Gazprom bắt đầu được bơm thêm khí đốt vào", ông Ruseckas nhận định.

Trước đó, giá khí đốt châu Âu đã giảm nhẹ so với mức cao kỷ lục hồi tháng 10 sau khi Tổng thống Putin cho biết nguồn cung từ Nga sang Tây Âu có thể gia tăng.

Một số nghị sĩ châu Âu cáo buộc Nga đang làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng khí đốt để gia tăng sức ép với các nhà chức trách châu Âu nhằm thúc đẩy việc thông qua đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc 2.

Ông Dmitry Peskov, người phát ngôn Điện Kremlin nhận định với báo giới ngày 8/11 rằng, hiện vẫn chưa có tiến triển trong việc thông qua Dòng chảy phương Bắc 2.

"Rõ ràng, việc này sẽ cần thời gian và điều quan trọng nhất ở đây là phải kiên nhẫn", ông Peskov bình luận./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đại sứ Ukraine: Dòng chảy phương Bắc 2 là "cú đâm sau lưng" chúng tôi
Đại sứ Ukraine: Dòng chảy phương Bắc 2 là "cú đâm sau lưng" chúng tôi

VOV.VN - “Bản thân dòng chảy phương Bắc 2 không có ý nghĩa gì khác ngoài một cú đâm sau lưng Ukraine. Nó sẽ dẫn đến sự mất niềm tin to lớn vào Đức trong hàng thập kỷ tới", Đại sứ Ukraine tại Đức, Andrij Melnyk đánh giá.

Đại sứ Ukraine: Dòng chảy phương Bắc 2 là "cú đâm sau lưng" chúng tôi

Đại sứ Ukraine: Dòng chảy phương Bắc 2 là "cú đâm sau lưng" chúng tôi

VOV.VN - “Bản thân dòng chảy phương Bắc 2 không có ý nghĩa gì khác ngoài một cú đâm sau lưng Ukraine. Nó sẽ dẫn đến sự mất niềm tin to lớn vào Đức trong hàng thập kỷ tới", Đại sứ Ukraine tại Đức, Andrij Melnyk đánh giá.

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2: Nga nóng vội, EU chần chừ
Dự án Dòng chảy phương Bắc 2: Nga nóng vội, EU chần chừ

VOV.VN - Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga có thể cần thêm một vài tháng để loại bỏ các rào cản trước khi tuyến đường ống gây tranh cãi này bắt đầu bơm khí đốt tự nhiên sang Đức, giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu.

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2: Nga nóng vội, EU chần chừ

Dự án Dòng chảy phương Bắc 2: Nga nóng vội, EU chần chừ

VOV.VN - Dự án Dòng chảy phương Bắc 2 của Nga có thể cần thêm một vài tháng để loại bỏ các rào cản trước khi tuyến đường ống gây tranh cãi này bắt đầu bơm khí đốt tự nhiên sang Đức, giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu.

Châu Âu “nóng lòng” khi Nga chờ cung cấp khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 2
Châu Âu “nóng lòng” khi Nga chờ cung cấp khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 2

VOV.VN - Nga cho biết nước này đang đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng qua Cơ quan Năng lượng Quốc tế, song một số chính trị gia châu Âu nhận định Moscow có thể làm nhiều hơn thế.

Châu Âu “nóng lòng” khi Nga chờ cung cấp khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 2

Châu Âu “nóng lòng” khi Nga chờ cung cấp khí đốt qua Dòng chảy phương Bắc 2

VOV.VN - Nga cho biết nước này đang đáp ứng đầy đủ các nghĩa vụ hợp đồng qua Cơ quan Năng lượng Quốc tế, song một số chính trị gia châu Âu nhận định Moscow có thể làm nhiều hơn thế.