Chiến hạm Iran chiếu tia laser vào quân Mỹ ở eo biển “yết hầu” Hormuz

VOV.VN - Hải quân Mỹ đã phản ứng lại việc tàu chiến Iran chĩa tia laser vào máy bay và chiến hạm Mỹ tại eo biển Hormuz chiến lược.

Một phát ngôn viên của hải quân Mỹ mới đây cho biết, các tàu của Iran đã hướng một tia laser vào một máy bay trực thăng Super Stallion của Mỹ khi máy bay này bay qua eo biển Hormuz hôm 13/6. Người phát ngôn này cho biết, hành vi đó là “không an toàn và không chuyên nghiệp”.

Trực thăng Super Stallion. Ảnh: AP.

Tàu chiến Iran đã “nghênh tiếp” hai tàu hải quân Mỹ thuộc Hạm đội Năm đi vào vịnh Persian. Tàu Iran tiến sát ở khoảng cách 732m với một tàu Mỹ và chiếu một tia sáng chói vào các tàu đó cũng như chiếc trực thăng hộ tống.

Hải quân Mỹ tỏ ra không hài lòng với điều này. Tư lệnh Bill Urban hôm 14/6 phát biểu: “Dùng laser để chiếu sáng máy bay trực thăng về đêm là nguy hiểm vì việc đó tạo ra nguy cơ khó định hướng, làm cản trở khả năng nhìn, gây khó khăn cho phi công dùng kính nhìn xuyên đêm”.

Theo military.com, chiếc Super Stallion của thủy quân lục chiến Mỹ đã phóng mồi nhiệt cảnh báo để đáp trả nhưng không ai bị thương và cũng không đồ đạc nào bị hư hại.

Trong khi đó, các máy bay không người lái của Iran thường xuyên “đón tiếp” tàu bè Mỹ di chuyển qua một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất.

Vụ việc này là một trường hợp đơn lẻ tiêu biểu cho mối thâm thù rộng lớn hơn giữa Washington và Tehran.

Vào hôm 14/6, Thượng viện Mỹ thông qua một dự luật tập hợp các chế tài chống lại Iran bằng các biện pháp tương tự “dành cho” Nga.

Sputnik viết rằng “cánh diều hâu” ở Washington từ lâu đổ lỗi cho Iran về tình trạng bất ổn ở Trung Đông bất chấp việc các email rò rỉ của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton cho thấy bà đã thông báo cho những người thân tín rằng chính Saudi Arabia và Qatar cung cấp tài chính cho IS và phần tử cực đoan khác ở Trung Đông.

Eo biển Hormuz là một “yết hầu” nơi một lượng lớn dầu được vận chuyển qua, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.

“Yết hầu” ở đây được hiểu là tuyến đi lại quan trọng nhưng nhỏ hẹp, dễ bị chọc phá khiến việc vận chuyển dầu khí bị gián đoạn.

Mỹ đã trở thành nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới vào năm 2014, theo chuyên gia địa chính trị Ian Bremmer./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các lệnh cấm vận Iran được dỡ bỏ, ai hưởng lợi?
Các lệnh cấm vận Iran được dỡ bỏ, ai hưởng lợi?

VOV.VN - Bài toán hạt nhân Iran có lời giải, nhưng chặng đường Iran hòa nhập với cộng đồng thế giới vẫn còn lắm chông gai.

Các lệnh cấm vận Iran được dỡ bỏ, ai hưởng lợi?

Các lệnh cấm vận Iran được dỡ bỏ, ai hưởng lợi?

VOV.VN - Bài toán hạt nhân Iran có lời giải, nhưng chặng đường Iran hòa nhập với cộng đồng thế giới vẫn còn lắm chông gai.

Iran nhốt các sĩ quan CIA trong hơn 440 ngày
Iran nhốt các sĩ quan CIA trong hơn 440 ngày

VOV.VN - Bất mãn với chế độ Shah do tình báo Mỹ dựng lên, người Iran làm cuộc cách mạng long trời lở đất vào năm 1979, thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ.

Iran nhốt các sĩ quan CIA trong hơn 440 ngày

Iran nhốt các sĩ quan CIA trong hơn 440 ngày

VOV.VN - Bất mãn với chế độ Shah do tình báo Mỹ dựng lên, người Iran làm cuộc cách mạng long trời lở đất vào năm 1979, thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ.

Các lợi ích đằng sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Iran
Các lợi ích đằng sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Iran

VOV.VN - Đằng sau chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc tới Iran là rất nhiều lợi ích kinh tế to lớn đầy hứa hẹn giữa 2 quốc gia này.

Các lợi ích đằng sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Iran

Các lợi ích đằng sau chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Iran

VOV.VN - Đằng sau chuyến thăm lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc tới Iran là rất nhiều lợi ích kinh tế to lớn đầy hứa hẹn giữa 2 quốc gia này.

Iran cho phép Nga sử dụng các căn cứ quân sự trong một số trường hợp
Iran cho phép Nga sử dụng các căn cứ quân sự trong một số trường hợp

VOV.VN - Ngoại trưởng Iran Javad Zarif ngày 28/3 cho biết, Nga có thể sử dụng các căn cứ quân sự của Iran để đối phó với khủng bố tại Syria.

Iran cho phép Nga sử dụng các căn cứ quân sự trong một số trường hợp

Iran cho phép Nga sử dụng các căn cứ quân sự trong một số trường hợp

VOV.VN - Ngoại trưởng Iran Javad Zarif ngày 28/3 cho biết, Nga có thể sử dụng các căn cứ quân sự của Iran để đối phó với khủng bố tại Syria.

Sức mạnh xe tăng có khả năng mang tên lửa dẫn đường của Iran
Sức mạnh xe tăng có khả năng mang tên lửa dẫn đường của Iran

VOV.VN - Xe tăng Karrar được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực quang điện, máy định tầm laze, có khả năng bắn trúng cả mục tiêu cố định và di động.

Sức mạnh xe tăng có khả năng mang tên lửa dẫn đường của Iran

Sức mạnh xe tăng có khả năng mang tên lửa dẫn đường của Iran

VOV.VN - Xe tăng Karrar được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực quang điện, máy định tầm laze, có khả năng bắn trúng cả mục tiêu cố định và di động.