Chuyên gia Indonesia lo ngại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bị quân sự hóa vì AUKUS

VOV.VN - Trong năm 2021, sự hình thành của Liên minh AUKUS (quan hệ đối tác an ninh ba bên Mỹ - Anh - Australia) đã khiến Indonesia nhiều lần lên tiếng bày tỏ quan ngại. Chuyên gia luật và an ninh hàng hải nước này cho rằng, một trong những lý do của phản ứng này là nỗi lo khu vực bị quân sự hóa.

Trả lời câu hỏi của phóng viên thường trú Đài TNVN tại Indonesia về phản ứng của Indonesia đối với AUKUS, ông Aristyo Rizka Darmawan, chuyên gia luật quốc tế và an ninh hàng hải thuộc Đại học Indonesia nói: “Tôi nghĩ Indonesia không phản đối hay từ chối AUKUS hoàn toàn. AUKUS không đe dọa trực tiếp Indonesia cũng như bất cứ nước ASEAN nào. Tuy nhiên, Indonesia quan ngại sự hình thành, phát triển của AUKUS vì không muốn khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng bị quân sự hóa, cũng như việc AUKUS có thể châm ngòi phản ứng từ Bắc Kinh, làm gia tăng cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc tại khu vực. Thực tế vài năm qua, đã có sự gia tăng hiện diện của các tàu chiến các nước lớn tại khu vực”. 

Theo chuyên gia Aristyo, chuyến thăm Indonesia vào giữa tháng 12/2021 của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng không làm Indonesia thay đổi lập trường và thái độ về AUKUS. Bởi lập trường này dựa trên lợi ích quốc gia và chính sách đối ngoại “trung lập” của Indonesia. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ không tập trung vào AUKUS mà là nhằm tái khẳng định cam kết của Washington đối với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và với Indonesia. Chuyến thăm này đã thảo luận nhiều vấn đề, gồm y tế, đầu tư – thương mại và an ninh Biển Đông.

Trong vấn đề Biển Đông, chuyên gia Aristyo nhận định, AUKUS sẽ không thực sự làm ảnh hưởng đến sự cần thiết phải sớm có Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Trước khi AUKUS hình thành, các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) đã gặp trở ngại vì dịch bệnh Covid-19 và một số bế tắc trong lập trường của các bên đàm phán. Trung Quốc muốn việc giải quyết tranh chấp Biển Đông chỉ giới hạn giữa nước này với các nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền; không có sự can dự của Mỹ và các nước phương Tây. Do vậy, AUKUS có thể thúc đẩy Trung Quốc xúc tiến nhanh hơn các đàm phán COC, trước khi Mỹ gia tăng ảnh hưởng tại khu vực. Tuy nhiên, khó có thể biết được thời điểm kết thúc đàm phán COC, bởi vẫn còn những diễn giải quan điểm khác nhau về bản chất của COC.

Về quan điểm của ASEAN với AUKUS, theo chuyên gia Indonesia, ASEAN không cần đưa ra một tuyên bố chung về AUKUS, bởi quan điểm của mỗi nước về AUKUS khác nhau, dựa vào quan hệ đồng minh hay đối tác với Mỹ. Điều mà ASEAN cần tập trung vào là những lợi ích chung của Khối, chẳng hạn đảm bảo vai trò trung tâm của ASEAN, thực hiện Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và trung lập trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

AUKUS định hình vị thế Australia trong khu vực
AUKUS định hình vị thế Australia trong khu vực

VOV.VN - Australia đã đi một bước dài trong kế hoạch gia tăng sự ảnh hưởng và trở thành một trong những quốc gia dẫn dắt khu vực khi tham gia AUKUS, một cơ chế an ninh vừa được thành lập vào tháng 9/2021.

AUKUS định hình vị thế Australia trong khu vực

AUKUS định hình vị thế Australia trong khu vực

VOV.VN - Australia đã đi một bước dài trong kế hoạch gia tăng sự ảnh hưởng và trở thành một trong những quốc gia dẫn dắt khu vực khi tham gia AUKUS, một cơ chế an ninh vừa được thành lập vào tháng 9/2021.

“Giải mã” nỗi lo và phản ứng của Indonesia về AUKUS
“Giải mã” nỗi lo và phản ứng của Indonesia về AUKUS

VOV.VN - Indonesia đã có sự phản ứng rất thận trọng trước sự ra đời của AUKUS. Indonesia lo ngại về sức mạnh của Australia, dè chừng yếu tố Trung Quốc, mong muốn có sự tự chủ chiến lược…

“Giải mã” nỗi lo và phản ứng của Indonesia về AUKUS

“Giải mã” nỗi lo và phản ứng của Indonesia về AUKUS

VOV.VN - Indonesia đã có sự phản ứng rất thận trọng trước sự ra đời của AUKUS. Indonesia lo ngại về sức mạnh của Australia, dè chừng yếu tố Trung Quốc, mong muốn có sự tự chủ chiến lược…

New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS
New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS

VOV.VN - AUKUS là một cơ chế an ninh mới được thành lập vào tháng 9/2021 với 3 thành viên là Australia, Anh và Mỹ để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, quốc phòng giữa ba quốc gia này.

New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS

New Zealand muốn được tiếp cận công nghệ quốc phòng của AUKUS

VOV.VN - AUKUS là một cơ chế an ninh mới được thành lập vào tháng 9/2021 với 3 thành viên là Australia, Anh và Mỹ để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ, quốc phòng giữa ba quốc gia này.