Chuyên gia khẳng định Trung Quốc đã xây dựng được hàng rào miễn dịch Covid-19

VOV.VN - Chuyên gia hàng đầu về kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc mới đây khẳng định, nước này đã thiết lập được hàng rào miễn dịch Covid-19 với hơn 80% dân số được tiêm chủng.

 

Phát biểu với truyền thông Trung Quốc về đợt dịch Covid-19 trong cộng đồng mới đang nhanh chóng lan rộng ra nhiều tỉnh, thành ở nước này, ông Thiệu Nhất Minh, Chuyên gia trưởng kiêm Nghiên cứu viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc cho biết, nước này đã “thiết lập được hàng rào miễn dịch” thông qua tiêm chủng và có khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt hơn. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh, Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn phòng chống dịch thường xuyên, tức ngăn chặn dịch xâm nhập từ bên ngoài và bùng phát từ bên trong, do vậy vẫn cần cùng lúc thực hiện cả việc phòng chống dịch và tiêm vaccine.

Theo chuyên gia này, dịch xuất hiện rải rác là “tình trạng thông thường” trong giai đoạn phòng chống dịch hiện nay, đặc biệt là sau đợt di chuyển của người dân trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh ở Trung Quốc. Ông cho biết, năm ngoái khi chưa có vaccine, nước này đã có thể nhanh chóng khống chế được dịch bệnh sau Quốc khánh, đến nay khi tỷ lệ tiêm chủng đã đạt hơn 80%, ông cho rằng, người dân Trung Quốc “không cần quá lo lắng”.

Đối với dữ liệu nước ngoài gần đây cho thấy, số lượng bệnh nhân Covid-19 ở một số quốc gia và vùng lãnh thổ đang giảm, tuy nhiên liệu điều này có đồng nghĩa với khả năng lây nhiễm và độc tính của virus bắt đầu suy yếu hay không? Ông Thiệu Nhất Minh cho rằng, nguyên nhân chính là do hàng rào miễn dịch đã được thiết lập sau khi toàn cầu tiến hành tiêm chủng. Ông nói: “Xét theo quy luật tiến hóa của virus trong quá khứ, việc giảm độc tính có thể đòi hỏi nhiều thời gian hơn. Trước mắt, vẫn cần dựa vào các biện pháp phòng chống dịch bệnh của y tế công cộng và tiêm chủng vaccine”.

Liên quan đến việc tiêm liều vaccine tăng cường cho các nhóm người có nguy cơ cao đang được đẩy nhanh ở nhiều địa phương tại Trung Quốc, chuyên gia này cho biết, điều này không phải vì vaccine hiện tại không hiệu quả, mà do mức độ kháng thể sẽ giảm dần sau một thời gian tiêm chủng, trong khi sau khi tiêm mũi tăng cường nồng độ kháng thể tăng lên đáng kể. Theo ông, vaccine mRNA hay bất hoạt đều “rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa các ca bệnh nặng”.

Được biết, một đợt dịch mới đang bùng phát tại Trung Quốc và đã lan ra ít nhất 10 tỉnh. Các ca bệnh đầu tiên được phát hiện là một cặp vợ chồng đi du lịch từ Thượng Hải tới 1 số tỉnh, thành trong 1 nhóm du khách cao tuổi. Những người ngày đều đã được tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ.

Theo số liệu của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tính đến ngày 19/10, Trung Quốc đã tiêm được gần 2,24 tỷ liều vaccine Covid-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc phát triển năng lực quân sự cần thiết nhằm bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia
Trung Quốc phát triển năng lực quân sự cần thiết nhằm bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia

VOV.VN - Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo ngày 19/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng việc Trung Quốc phát triển năng lực quân sự cần thiết là nhằm bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia hợp pháp.

Trung Quốc phát triển năng lực quân sự cần thiết nhằm bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia

Trung Quốc phát triển năng lực quân sự cần thiết nhằm bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia

VOV.VN - Trả lời câu hỏi của phóng viên tại buổi họp báo ngày 19/10, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng việc Trung Quốc phát triển năng lực quân sự cần thiết là nhằm bảo vệ các lợi ích an ninh quốc gia hợp pháp.

Cơ quan y tế Trung Quốc cảnh báo nguy cơ “cúm chồng Covid-19”
Cơ quan y tế Trung Quốc cảnh báo nguy cơ “cúm chồng Covid-19”

VOV.VN - Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vừa cảnh báo về nguy cơ “song dịch”, “đa dịch” tiềm ẩn trong mùa Đông năm nay, nhấn mạnh sự cần thiết phải phòng chống cúm mùa khi bệnh cúm gia tăng ở các tỉnh phía Nam kể từ tháng 9 và mùa Đông đang đến gần, cùng nguy cơ Covid-19 từ nguồn nhập cảnh vẫn cao.

Cơ quan y tế Trung Quốc cảnh báo nguy cơ “cúm chồng Covid-19”

Cơ quan y tế Trung Quốc cảnh báo nguy cơ “cúm chồng Covid-19”

VOV.VN - Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc vừa cảnh báo về nguy cơ “song dịch”, “đa dịch” tiềm ẩn trong mùa Đông năm nay, nhấn mạnh sự cần thiết phải phòng chống cúm mùa khi bệnh cúm gia tăng ở các tỉnh phía Nam kể từ tháng 9 và mùa Đông đang đến gần, cùng nguy cơ Covid-19 từ nguồn nhập cảnh vẫn cao.

Trung Quốc: Vaccine Covid-19 dạng hít tăng kháng thể gấp 300 lần
Trung Quốc: Vaccine Covid-19 dạng hít tăng kháng thể gấp 300 lần

VOV.VN - Theo nghiên cứu lâm sàng mới nhất, vaccine Covid-19 dạng hít đầu tiên của Trung Quốc đã cho thấy mức độ kháng thể trung hòa tăng gấp 250-300 lần sau khi tiêm hai mũi vaccine bất hoạt, chứng minh việc sử dụng kết hợp các loại vaccine khác nhau trong mũi tăng cường sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Trung Quốc: Vaccine Covid-19 dạng hít tăng kháng thể gấp 300 lần

Trung Quốc: Vaccine Covid-19 dạng hít tăng kháng thể gấp 300 lần

VOV.VN - Theo nghiên cứu lâm sàng mới nhất, vaccine Covid-19 dạng hít đầu tiên của Trung Quốc đã cho thấy mức độ kháng thể trung hòa tăng gấp 250-300 lần sau khi tiêm hai mũi vaccine bất hoạt, chứng minh việc sử dụng kết hợp các loại vaccine khác nhau trong mũi tăng cường sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?
Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

VOV.VN - Cho tới nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid" dù họ đã kiểm soát tốt dịch bệnh và tiêm chủng cho gần hết dân số của mình. Liệu Trung Quốc sắp tới có thay đổi cách tiếp cận trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã từ bỏ chiến lược đó?

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

Trung Quốc sẽ tiếp tục chiến lược "zero Covid" và tự cách ly phòng dịch đến khi nào?

VOV.VN - Cho tới nay, Trung Quốc vẫn kiên định theo đuổi chiến lược "zero Covid" dù họ đã kiểm soát tốt dịch bệnh và tiêm chủng cho gần hết dân số của mình. Liệu Trung Quốc sắp tới có thay đổi cách tiếp cận trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đã từ bỏ chiến lược đó?