Chuyên gia Mỹ: Thượng đỉnh Mỹ-Triều cần tuyên bố chung rõ ràng, thống nhất

VOV.VN - Chuyên gia Mỹ Richard Johnson khẳng định cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 cần một tuyên bố chung rõ ràng với sự thống nhất của cả hai bên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã có mặt tại Hà Nội để tham dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Sự kiện này hiện đang là tâm điểm của dư luận thế giới, đặc biệt từ các cơ quan truyền thông, giới chuyên gia phân tích và các nhà nghiên cứu chính trị. Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Mỹ có cuộc trao đổi với Richard Johnson, một chuyên gia của Tổ chức Sáng kiến đe dọa hạt nhân ở Mỹ.

Chuyên gia của Tổ chức Sáng kiến đe dọa hạt nhân ở Mỹ Richard Johnson.

PV: Thưa ông, có ý kiến cho rằng Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un tới cuộc gặp này với sức ép phải đạt được một điều gì đó cụ thể? Ông nghĩ sao về điều này?

Richard Johnson: Vâng, sức ép ở đây là rất lớn vì vấn đề hạt nhân Triều Tiên là một vấn đề chưa được giải quyết trong vòng nhiều thập kỷ qua. Cả Triều Tiên và Mỹ hiện vẫn đang trong tình trạng chiến tranh kể từ những năm 1950, vì vậy đây có thể là một trong những tranh cãi lớn nhất của cuộc Chiến tranh lạnh do đó mà hai bên đều chịu sức ép lớn.

PV: Theo góc nhìn của ông thì Tổng thống Donald Trump kỳ vọng gì từ cuộc gặp này?

Richard Johnson: Tôi nghĩ rằng Tổng thống Trump sẽ muốn thấy tiến triển trong việc hàn gắn rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên. Một mối quan hệ tốt hơn giữa hai nước sẽ là rất tốt. Tổng thống Trump có thể muốn đối thoại trực tiếp với Triều Tiên nhằm hướng tới một mối quan hệ hòa bình hơn nhưng điều quan trọng hơn cả, Mỹ cần đảm bảo Triều Tiên sẽ không còn là nhà nước sở hữu vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Trump biết rằng giải giáp hạt nhân Triều Tiên sẽ không thể vội vàng được vì điều này sẽ mất nhiều thời gian và phải là một quá trình chi tiết để có thể đạt được một kết quả lâu dài và có thể kiểm chứng. Điều quan trọng nhất hiện nay đó là đạt được một thỏa thuận thực sự.

PV: Vậy Tổng thống Trump có thể có các nhượng bộ gì để đạt được thỏa thuận chung thưa ông?

Richard Johnson: Triều Tiên hiện đang rất lo ngại về các hình phạt mà nước này phải gánh chịu từ Mỹ, Liên Hợp Quốc và các nước khác trong khu vực, do đó mà họ quan tâm tới việc giảm nhẹ trừng phạt. Đây là cơ sở để Mỹ thuyết phục Triều Tiên thực hiện các bước từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình và bắt đầu một mối quan hệ tốt hơn với Mỹ. Mỹ có thể cân nhắc tạm dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt để khuyến khích hợp tác liên Triều, vi dụ như ở khu công nghiệp Kaesong giữa hai miền Triều Tiên. Tuy nhiên, các nhượng bộ của Mỹ cần cân bằng với các nhượng bộ từ phía Triều Tiên.   

PV: Vậy đáp lại phía Triều Tiên có thể có những nhượng bộ gì thưa ông?

Richard Johnson: Cá nhân tôi cho rằng Chủ tịch Kim Jong Un có thể sẽ tuyên bố không tiếp tục sản xuất nguyên liệu hạt nhân cho chương trình vũ khí của mình. Triều Tiên cũng có thể tuyên bố đóng cửa và dỡ bỏ các cơ sở sản xuất nguyên liệu phân hạch, đây là các cơ sở sản xuất Urani và Plutoni. Hầu hết các cơ sở này đều có thể tại Yongbyon.

PV: Vậy theo ông, kết quả khả quan nhất của cuộc gặp lần này là gì?

Richard Johnson: Tôi cho rằng, đầu tiên chúng ta cần có một bản tuyên bố chung rõ ràng với sự thống nhất của cả hai bên. Điều tôi hy vọng ít nhất cuộc gặp này sẽ đạt được đó là tiếp tục quá trình đàm phán ở cấp chuyên viên. Rất tốt khi có các cuộc họp cấp cao để đưa ra các định hướng nhưng cách duy nhất để đạt được kết qủa thực sự đó là các nhà đàm phán ngồi lại với nhau và viết ra cụ thể những gì họ muốn, sau đó tìm ra những điều khoản có thể thống nhất được và giải quyết các bất đồng còn lại. Tôi mong sẽ thấy các cuộc tiếp xúc của các trưởng đoàn đàm phán là Đặc phái viên Stephen Biegun của Mỹ và ông Kim Yong Chol của Triều Tiên, qua đó đưa ra các văn bản và các thủ tục chi tiết cho mỗi bên.

PV: Theo ông đâu là lý do để Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong Un chọn Việt Nam là địa điểm tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2?

Richard Johnson: Hiện tình trạng quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ vẫn còn chưa tốt do chưa có đủ độ tin cậy lẫn nhau, chính vì vậy mà hai bên không thể gặp tại thủ đô của nhau, do đó họ phải chọn một địa điểm trung lập ở khu vực, đặc biệt là phù hợp cho việc đi lại từ phía Triều Tiên. Việt Nam và Triều Tiên có lịch sử quan hệ tốt đẹp và ở Việt Nam không có rủi ro an ninh, chính vì vậy Chủ tịch Kim Jong Un lựa chọn Việt Nam. Việt Nam đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán Mỹ-Triều. Các cuộc gặp như Thượng đỉnh Mỹ-Triều thường được tổ chức ở các quốc gia trung lập và Hà Nội đã được đưa vào danh sách các địa điểm này.

PV: Xin cảm ơn ông! 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Truyền thông Mỹ dõi theo sát sao Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội
Truyền thông Mỹ dõi theo sát sao Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội

VOV.VN - Trên trang nhất của hầu hết các tờ báo lớn thường xuyên đưa tin, đăng bài phân tích của giới chuyên gia về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.

Truyền thông Mỹ dõi theo sát sao Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội

Truyền thông Mỹ dõi theo sát sao Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội

VOV.VN - Trên trang nhất của hầu hết các tờ báo lớn thường xuyên đưa tin, đăng bài phân tích của giới chuyên gia về Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai.

Nga lạc quan về kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2
Nga lạc quan về kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2

VOV.VN - Dư luận tại Nga đang tỏ ra lạc quan về Hội nghị Thượng đỉnh lần hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.

Nga lạc quan về kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2

Nga lạc quan về kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2

VOV.VN - Dư luận tại Nga đang tỏ ra lạc quan về Hội nghị Thượng đỉnh lần hai giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Trung Quốc, Nhật Bản muốn gì?
Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Trung Quốc, Nhật Bản muốn gì?

VOV.VN - Cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 2 giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên tại Hà Nội còn được kỳ vọng nhiều hơn cả cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Trung Quốc, Nhật Bản muốn gì?

Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2: Trung Quốc, Nhật Bản muốn gì?

VOV.VN - Cuộc gặp Thượng đỉnh lần thứ 2 giữa lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên tại Hà Nội còn được kỳ vọng nhiều hơn cả cuộc gặp Thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore.

Dư luận Australia theo dõi sát Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2
Dư luận Australia theo dõi sát Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2

VOV.VN - Các tờ báo lớn ở Australia đều dành sự quan tâm đặc biệt cho sự kiện hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 sắp diễn ra ở thủ đô Hà Nội.

Dư luận Australia theo dõi sát Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2

Dư luận Australia theo dõi sát Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2

VOV.VN - Các tờ báo lớn ở Australia đều dành sự quan tâm đặc biệt cho sự kiện hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 sắp diễn ra ở thủ đô Hà Nội.

Học giả Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Mỹ-Triều, đánh giá cao Việt Nam
Học giả Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Mỹ-Triều, đánh giá cao Việt Nam

VOV.VN - Học giả Vương Tuấn Sinh thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định về Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, đồng thời ca ngợi vai trò của Việt Nam.

Học giả Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Mỹ-Triều, đánh giá cao Việt Nam

Học giả Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Mỹ-Triều, đánh giá cao Việt Nam

VOV.VN - Học giả Vương Tuấn Sinh thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định về Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2, đồng thời ca ngợi vai trò của Việt Nam.