Chuyên gia Trung Quốc: Có thể khống chế được dịch Covid-19 vào tháng 4

VOV.VN - Chuyên gia hàng đầu về bệnh hô hấp của ngành y tế Trung Quốc cho rằng dịch Covid-19 có thể được khống chế vào tháng 4 tới.

Ông Chung Nam Sơn, Trưởng nhóm chuyên gia cao cấp của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc hôm nay (27/2) vừa nhận định, dịch Covid-19 ở Trung Quốc về cơ bản sẽ được khống chế vào tháng 4.

Chuyên gia Chung Nam Sơn. Ảnh: mạng Phương Nam.

Ông Chung đồng thời cho rằng, dịch này chưa hẳn đã bắt nguồn từ Trung Quốc.

Nhận định về đợt dịch Covid-19 lần này, ông Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu về các bệnh đường hô hấp của Trung Quốc cho rằng, những dự đoán của ông và nhóm nghiên cứu về đỉnh dịch sẽ xuất hiện vào giữa hoặc cuối tháng 2 đã được chứng minh trên thực tế.

Trước những nhận định của nước ngoài cho rằng dịch Covid-19 ở Trung Quốc phải đến tháng 5 mới được kiểm soát, ông khẳng định có niềm tin sẽ cơ bản khống chế trong tháng 4. Ông nói:

"Họ (nước ngoài) dự đoán là sớm nhất phải cuối tháng 5, nhưng chúng ta dự đoán là cuối tháng 4 cơ bản sẽ khống chế được. Giờ vẫn chưa tới, chúng ta cứ thử xem ai đúng hơn."

Theo ông, có hai yếu tố mang tính quyết định trong kiểm soát dịch bệnh là sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước và cao điểm người dân quay trở lại sau Tết. Cả hai yếu tố này đã được Trung Quốc làm tốt và nước này sẽ cố gắng kiểm soát dịch vào cuối tháng 4.

Đối với các trường hợp xét nghiệm dương tính trở lại sau hồi phục, ông cho rằng dù không thể khẳng định tuyệt đối rằng không có các ca "tái nhiễm", nhung thông thường, theo quy luật chung của các bệnh truyền nhiễm, khi cơ thể người bệnh đã sản sinh kháng thể, thì sẽ không thể nhiễm lại.

Về việc vẫn còn tồn dư virus SARS-CoV-2 trong các xét nghiệm đường dịch đường ruột và phân của người bệnh đã được chữa khỏi, ông cho biết, bệnh nhân có những quy luật riêng của mình. Theo ông, vấn đề nghiêm trọng hiện nay không phải là "tái nhiễm", mà là liệu những người này có thể tiếp tục lây sang người khác nữa hay không. Đây mới là điều cần quan tâm theo dõi. Về nguồn gốc của SARS-CoV-2, ông cho rằng "Lúc đầu, chúng tôi không nghĩ tới nước ngoài. Giờ tình hình ở nước ngoài đã có những thay đổi, chúng tôi sẽ phải xem xét thêm. Nhưng trước tiên phải xem xét ở Trung Quốc, vì dịch bệnh xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng chưa chắc đã bắt nguồn từ Trung Quốc."

Được biết, riêng trong ngày hôm qua (26/2), trên toàn lãnh thổ Trung Quốc đại lục đã có thêm  433 ca nhiễm mới, trong đó các địa phương ngoài Hồ Bắc là 24 trường hợp, tăng mạnh so với 5 ca của hôm 25/2. Riêng Bắc Kinh có tới 10 ca tăng thêm của cùng 1 đơn vị do nhân viên tỉnh ngoài gây lây nhiễm. Điều này cho thấy việc các cơ quan, doanh nghiệp của Trung Quốc đi làm trở lại đang trở thành một thách thức đối với công tác phòng chống dịch ở Trung Quốc./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vaccine phòng SARS-CoV-2 đạt thành công bước đầu trong thử nghiệm
Vaccine phòng SARS-CoV-2 đạt thành công bước đầu trong thử nghiệm

VOV.VN - Vaccine thử nghiệm của nhóm nghiên cứu của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã sinh ra kháng thể chống lại virus.

Vaccine phòng SARS-CoV-2 đạt thành công bước đầu trong thử nghiệm

Vaccine phòng SARS-CoV-2 đạt thành công bước đầu trong thử nghiệm

VOV.VN - Vaccine thử nghiệm của nhóm nghiên cứu của tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã sinh ra kháng thể chống lại virus.

Mỹ sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người
Mỹ sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người

Lô vaccine đầu tiên ngừa Covid-19 được sản xuất, sử dụng vật liệu di truyền mARN tạo ra protein giúp tế bào miễn dịch nhận diện virus để tiêu diệt.

Mỹ sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người

Mỹ sắp thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người

Lô vaccine đầu tiên ngừa Covid-19 được sản xuất, sử dụng vật liệu di truyền mARN tạo ra protein giúp tế bào miễn dịch nhận diện virus để tiêu diệt.

Khả năng virus corona Covid-19 sống trên bề mặt các vật thể như thế nào?
Khả năng virus corona Covid-19 sống trên bề mặt các vật thể như thế nào?

VOV.VN - Thế giới đang lo ngại về khả năng virus corona mới Covid-19 có thể sống lâu trên các bề mặt và từ đó tiếp tục lây lan cho nhiều người khác.

Khả năng virus corona Covid-19 sống trên bề mặt các vật thể như thế nào?

Khả năng virus corona Covid-19 sống trên bề mặt các vật thể như thế nào?

VOV.VN - Thế giới đang lo ngại về khả năng virus corona mới Covid-19 có thể sống lâu trên các bề mặt và từ đó tiếp tục lây lan cho nhiều người khác.

Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất
Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất

VOV.VN - Cuộc chiến chống virus corona chủng mới trên thế giới đang diễn ra cam go phức tạp. Mọi sự chủ quan, khinh suất vào lúc này đều tiềm tàng nguy hiểm.

Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất

Chống dịch corona: Tránh hoang mang nhưng không chủ quan, khinh suất

VOV.VN - Cuộc chiến chống virus corona chủng mới trên thế giới đang diễn ra cam go phức tạp. Mọi sự chủ quan, khinh suất vào lúc này đều tiềm tàng nguy hiểm.

Các y bác sĩ bên trong khu cách ly đặc biệt chống Covid-19 ở Vũ Hán
Các y bác sĩ bên trong khu cách ly đặc biệt chống Covid-19 ở Vũ Hán

VOV.VN - Video sau ghi hoạt động của các y bác sĩ trong khu cách ly đặc biệt dành cho các bệnh nhân Covid-19 nặng ở bệnh viện Wuhan Union, Vũ Hán, Trung Quốc.

Các y bác sĩ bên trong khu cách ly đặc biệt chống Covid-19 ở Vũ Hán

Các y bác sĩ bên trong khu cách ly đặc biệt chống Covid-19 ở Vũ Hán

VOV.VN - Video sau ghi hoạt động của các y bác sĩ trong khu cách ly đặc biệt dành cho các bệnh nhân Covid-19 nặng ở bệnh viện Wuhan Union, Vũ Hán, Trung Quốc.

Đại học Thiên Tân chế thành công vaccine dạng uống chống Covid-19
Đại học Thiên Tân chế thành công vaccine dạng uống chống Covid-19

VOV.VN - Một nhóm nghiên cứu của giáo sư Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) vừa tuyên bố nghiên cứu phát triển thành công một loại vaccine chống Covid-19 dạng uống.

Đại học Thiên Tân chế thành công vaccine dạng uống chống Covid-19

Đại học Thiên Tân chế thành công vaccine dạng uống chống Covid-19

VOV.VN - Một nhóm nghiên cứu của giáo sư Đại học Thiên Tân (Trung Quốc) vừa tuyên bố nghiên cứu phát triển thành công một loại vaccine chống Covid-19 dạng uống.