Chuyên gia y tế: Đã đến lúc quên chiến lược “Không Covid”

VOV.VN - Chuyên gia y tế Hong Kong cho rằng đã đến lúc quên chiến lược “Không Covid” và học cách sống chung với virus bằng cách tiêm vaccine cho những người dễ tổn thương nhất bên cạnh việc tăng độ phủ vaccine.

Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 thường được ca ngợi như mục tiêu sau cùng và tốt nhất - tức là nếu chúng ta đạt được tỷ lệ tiêm vaccine là 70% thì tất cả mọi người sẽ được cứu và chúng ta có thể hy vọng quay lại cuộc sống bình thường ở một vài mức độ. Tuy nhiên, đó là thông điệp khiến các bác sĩ như ông David Owens không mấy tán thành.

"Bằng việc tập trung vào chủ đề miễn dịch cộng đồng với tỷ lệ 70%, chúng ta có nguy cơ làm tổn hại đến những lợi ích dài hạn của chính mình. Trong nỗ lực tăng cao tỷ lệ tiêm vaccine, vốn là một mục tiêu tốt, chúng ta đang bỏ qua một sự thật rằng đối tượng được tiêm vaccine có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất", Owens, chuyên gia về y tế gia đình và người sáng lập OT&P Healthcare ở Hong Kong (Trung Quốc) cho hay.

Theo chuyên gia này, những người chúng ta nên ưu tiên tiêm vaccine là những người lớn tuổi và những người dễ tổn thương nhất trong cộng đồng. Ông đã dẫn ra số liệu thống kê của Hong Kong: Hiện tại, chỉ 5% người sống trong các viện dưỡng lão được tiêm vaccine và họ là những người có nguy cơ tử vong cao nhất nếu mắc Covid-19.

Một người 75 tuổi có nguy cơ cần chăm sóc tích cực cao gấp 9 lần và có nguy cơ tử vong cao gấp 230 lần so với một người 20 tuổi nếu mắc Covid-19. Đối với những người ở độ tuổi 85, nguy cơ cần chăm sóc tích cực cao gấp 15 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 600 lần.

"Điều quan trọng nhất là cần hiểu đúng về thông điệp này mặc dù có nhiều vấn đề về văn hóa, niềm tin và chính trị. Tuy nhiên, nhìn chung, thông điệp tương đối đơn giản cần được truyền tải là khuyến khích và giáo dục mọi người về yêu cầu tiêm vaccine", ông Owens nhận định.

Theo chuyên gia này, mặc dù chiến lược loại bỏ số ca mắc Covid-19 đã thành công vào thời kỳ đầu đại dịch nhưng đã đến lúc nên dịch chuyển khỏi chiến lược "Không Covid".

"Hầu hết các bác sĩ y tế cộng đồng đều coi việc sống chung với Covid-19 là điều không thể tránh khỏi", chuyên gia này nhận định. Ông đồng ý rằng chiến lược "Không Covid" là một chiến lược tốt nhất trong ngắn hạn.

Tuy nhiên, chuyên gia này cho rằng trong khi các quốc gia khác học tập Hong Kong trong việc loại bỏ số ca mắc thì khu vực này có thể học hỏi từ các nước khác về chiến lược tiêm chủng vaccine. Singapore đã áp dụng chiến lược "sống chung với Covid-19" dựa trên tỷ lệ tiêm vaccine cao và tập trung vào việc làm giảm số ca mắc ở những người dễ tổn thương nhất.

Ở giai đoạn hiện nay, Hong Kong có 3 lựa chọn. Thứ nhất là vẫn thực hiện chiến lược loại bỏ số ca mắc nhưng theo chuyên gia Owens: "Phong tỏa mãi không phải là điều khả thi".Thứ hai là tăng độ phủ vaccine, song ông Owens dẫn ra rằng với chiến lược này, hiện Trung Quốc đang phải đề xuất mũi tiêm tăng cường với thế hệ vaccine tiếp theo. "Rủi ro ở đây là nếu gặp phải các biến thể mới, chúng ta sẽ chứng kiến tỷ lệ cao những người dễ tổn thương mắt bệnh". Lựa chọn thứ ba là áp dụng mô hình của Singapore, đó là sống chung với Covid-19. "Cá nhân tôi cho rằng đây là chiến lược duy nhất", chuyên gia này cho hay.

Dù vậy, ông Owens nhấn mạnh, dù Hong Kong lựa chọn tỷ lệ độ phủ vaccine là bao nhiêu trước khi mở cửa thì chiến lược này "sẽ chỉ hiệu quả nếu nó bao gồm những người dễ tổn thương nhất"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Indonesia liệu đã sẵn sàng cho lộ trình chung sống với Covid-19?
Indonesia liệu đã sẵn sàng cho lộ trình chung sống với Covid-19?

VOV.VN - Trong vòng gần 2 tháng qua, số ca mắc Covid-19 ở Indonesia đã tăng từ 2 triệu lên hơn 3,8 triệu. Xác định cuộc chiến chống đại dịch chưa kết thúc và còn kéo dài, chính phủ Indonesia đã xây dựng lộ trình sống chung với Covid-19 trong nhiều năm. Liệu Indonesia đã sẵn sàng cho lộ trình này?

Indonesia liệu đã sẵn sàng cho lộ trình chung sống với Covid-19?

Indonesia liệu đã sẵn sàng cho lộ trình chung sống với Covid-19?

VOV.VN - Trong vòng gần 2 tháng qua, số ca mắc Covid-19 ở Indonesia đã tăng từ 2 triệu lên hơn 3,8 triệu. Xác định cuộc chiến chống đại dịch chưa kết thúc và còn kéo dài, chính phủ Indonesia đã xây dựng lộ trình sống chung với Covid-19 trong nhiều năm. Liệu Indonesia đã sẵn sàng cho lộ trình này?

Trung Quốc lần đầu xét nghiệm rà soát Covid-19 10 lần, Thái Lan bảo vệ mua vaccine Sinovac
Trung Quốc lần đầu xét nghiệm rà soát Covid-19 10 lần, Thái Lan bảo vệ mua vaccine Sinovac

VOV.VN - Do bùng phát Covid-19 ở Dương Châu, Trung Quốc tiến hành xét nghiệm đại trà để rà soát các ca bệnh. Trong khi đó, chính phủ Thái Lan bảo vệ kế hoạch mua thêm vaccine Sinovac.

Trung Quốc lần đầu xét nghiệm rà soát Covid-19 10 lần, Thái Lan bảo vệ mua vaccine Sinovac

Trung Quốc lần đầu xét nghiệm rà soát Covid-19 10 lần, Thái Lan bảo vệ mua vaccine Sinovac

VOV.VN - Do bùng phát Covid-19 ở Dương Châu, Trung Quốc tiến hành xét nghiệm đại trà để rà soát các ca bệnh. Trong khi đó, chính phủ Thái Lan bảo vệ kế hoạch mua thêm vaccine Sinovac.

Campuchia điều trị Covid-19 ở nhà hiệu quả, Nga đẩy nhanh công nhận chứng nhận tiêm chủng
Campuchia điều trị Covid-19 ở nhà hiệu quả, Nga đẩy nhanh công nhận chứng nhận tiêm chủng

VOV.VN - Theo số liệu của Bộ Y tế Campuchia, hơn 4.000 bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại nhà, trong đó có hơn 1.400 bệnh nhân đã bình phục và không có trường hợp tử vong. Còn Nga đang đối thoại về công nhận chứng chỉ tiêm chủng của nhau với EU.

Campuchia điều trị Covid-19 ở nhà hiệu quả, Nga đẩy nhanh công nhận chứng nhận tiêm chủng

Campuchia điều trị Covid-19 ở nhà hiệu quả, Nga đẩy nhanh công nhận chứng nhận tiêm chủng

VOV.VN - Theo số liệu của Bộ Y tế Campuchia, hơn 4.000 bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại nhà, trong đó có hơn 1.400 bệnh nhân đã bình phục và không có trường hợp tử vong. Còn Nga đang đối thoại về công nhận chứng chỉ tiêm chủng của nhau với EU.