Chuyến thăm Trung Quốc của bà Clinton thất bại?

(VOV) - Hàng loạt hãng truyền thông phương Tây đưa tin đậm nét về chuyến viếng thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Clinton.

Hầu hết báo chí phương Tây khẳng định chuyến thăm của bà ngoại trưởng Mỹ đã thất bại trên các vấn đề cơ bản như tranh chấp Biển Đông và xung đột Syria. Đặc biệt, các báo phương Tây nhấn mạnh chi tiết cuộc gặp giữa Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Hillary Clinton đã bị hủy đột xuất mà không nêu rõ lý do.

Tờ Telegraph của Anh nhận xét, Trung Quốc vốn có truyền thống hủy họp vào phút chót để bày tỏ sự không hài lòng. 

Ngoại trưởng Hillary Clinton và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì (phải) sau buổi họp báo tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh (ảnh: AP)

Trong khi đó, hãng thông tấn AP của Mỹ dẫn lời ông Dương Khiết Trì cho rằng không nên “đồn đoán một cách không cần thiết” về những thay đổi đối với lịch trình làm việc của bà Clinton.

Ông Tập cũng hoãn các cuộc gặp gỡ với các quan chức nước ngoài khác, như Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, theo nguồn tin CNN.

Trong chuyến công du sang Trung Quốc, bà Clinton đã được tiếp kiến Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Ngoại trưởng Dương Khiết Trì, song theo báo giới phương Tây, ngay cả các cuộc gặp này cũng ít mang lại kết quả và khoảng cách giữa 2 bên hầu như không được thu hẹp.

APCNN cho biết báo chí chính thống của Trung Quốc đã không tiếc lời chỉ trích bà Clinton cũng như các bình luận của bà về Biển Đông. Tờ Telegraph của Anh dẫn lại bài báo trên Thời báo Hoàn Cầu thẳng thừng tuyên bố: “Nhiều người Trung Quốc không ưa Hillary Clinton… Bà ta khiến công chúng Trung Quốc ghét và cảnh giác với Hoa Kỳ…”.

Truyền thông phương Tây đều phản ánh việc bà Clinton tái khẳng định quan điểm của Mỹ về vấn đề Biển Đông và thúc giục các bên tham gia đàm phán ngoại giao để đạt được mục tiêu chung là một Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông.

Hãng CNN nhận định, trước sức ép từ phía Ngoại trưởng Mỹ, ông Dương có động thái mang tính ngoại giao là tuyên bố trong cuộc họp báo tại Đại lễ đường Nhân dân hôm 5/9 rằng “tự do và an ninh hàng hải trên Biển Đông được bảo đảm”. Theo AP, Ngoại trưởng Trung Quốc cũng trấn an dư luận bằng cách nói rằng “khu vực này hiện nay không có vấn đề gì cả và tương lai cũng thế”.

Tờ New York Times cho biết, ngay từ đầu bà Clinton và các phụ tá đã không kỳ vọng nhiều vào việc giải quyết các khác biệt lớn giữa 2 nước trong bối cảnh Trung Quốc bước vào quá trình chuyển giao lãnh đạo cứ 1 thập kỷ diễn ra 1 lần và Trung Quốc lại vừa rúng động vì vụ án Cốc Khai Lai./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ - Trung không thu hẹp được cách biệt
Mỹ - Trung không thu hẹp được cách biệt

Hai nước vẫn còn khoảng cách lớn cho dù đều cam kết nỗ lực vượt qua để tiếp tục hợp tác.

Mỹ - Trung không thu hẹp được cách biệt

Mỹ - Trung không thu hẹp được cách biệt

Hai nước vẫn còn khoảng cách lớn cho dù đều cam kết nỗ lực vượt qua để tiếp tục hợp tác.

Vụ án Cốc Khai Lai: Bí ẩn quanh cái chết của Neil Heywood
Vụ án Cốc Khai Lai: Bí ẩn quanh cái chết của Neil Heywood

(VOV) - Bản thân bà Cốc và tòng phạm thừa nhận tội giết người. Song vẫn có nhiều nghi vấn về bên thứ 3 đã gây ra cái chết cho doanh nhân.

Vụ án Cốc Khai Lai: Bí ẩn quanh cái chết của Neil Heywood

Vụ án Cốc Khai Lai: Bí ẩn quanh cái chết của Neil Heywood

(VOV) - Bản thân bà Cốc và tòng phạm thừa nhận tội giết người. Song vẫn có nhiều nghi vấn về bên thứ 3 đã gây ra cái chết cho doanh nhân.