Cơ hội mới cho hòa bình Trung Đông

(VOV) - Liên đoàn Arab lần đầu tiên chấp nhận ý tưởng đổi đất lấy hòa bình giữa Israel và Palestine.

Hòa bình Trung Đông đang đứng trước cơ hội lớn sau gần 3 năm lâm vào bế tắc. Liên đoàn Arab ngày 30/4 lần đầu tiên chấp nhận ý tưởng đổi đất lấy hòa bình giữa Israel và Palestine thay vì những điều kiện liên quan tới các đường biên giới năm 1967. Một sự thay đổi được cả Israel và Mỹ hoan nghênh.

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bắt tay Thủ tướng Qatar Sheikh Hamad bin Jassim al-Thani dẫn đầu phái đoàn các quan chức Liên đoàn Arab tại Washington hôm 29/4 (Ảnh: Reuters)

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, tại cuộc gặp ngày 29/4, Liên đoàn Arab đã nói rằng, tổ chức này có thể chấp nhận các đường biên giới của Israel trước Chiến tranh Trung Đông năm 1967, “với những điều chỉnh phản ánh sự nhất trí lẫn nhau về trao đổi đất đai ghi nhận một số thay đổi đã diễn ra trên thực tế”. Ngoại trưởng Mỹ đánh giá đây là một bước tiến rất lớn.

Ông John Kerry nói: “Lập trường của Liên đoàn Arab là đáng hoan nghênh và tôi xin nhắc lại rằng, các nước Arab sẽ công nhận nhà nước Do thái nếu Palestine và Israel đạt được thỏa thuận về quy chế cuối cùng. Theo đó, cộng đồng các nước Arab sẽ nhất trí coi cuộc xung đột đã chấm dứt, thiết lập quan hệ với Israel, tiến tới các thỏa thuận hòa bình với Israel và cam kết đảm bảo an ninh cho tất cả các quốc gia trong khu vực”.

Cùng ngày, Trưởng đoàn đàm phán hòa bình của Israel Tzipi Livni đã hoan nghênh sự nhượng bộ quan trọng của Liên đoàn Arab, coi đây là một tin tức tốt lành. Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán Palestine Saeb Erakat cho biết, Liên đoàn Arab đưa ra quan điểm chính thức của Palestines. Cụ thể, nếu Israel chấp nhận rõ ràng giải pháp hai nhà nước dựa trên đường biên giới trước năm 1967, Nhà nước Palestine có thể cân nhắc “điều chính nhỏ đối với biên giới bình đẳng về quy mô, chất lượng ở cùng một khu vực địa lý và không tổn hại đối với những lợi ích của Palestine”.

Trước đó, ngày 29/4 vừa qua, sau cuộc gặp tại Washington giữa Ngoại trưởng Mỹ Kerry và phái đoàn các quan chức Liên đoàn Arab do Thủ tướng Qatar Hamad bin Jassin dẫn đầu, ông Jassin nhất trí rằng, mọi thỏa thuận hòa bình phải dựa trên giải pháp hai nhà nước với các đường biên giới tồn tại trước năm 1967, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đề xuất của Tổng thống Barack Obama “về sự trao đổi phần nhỏ đất đai một cách bình đẳng và được đồng thuận” giữa Israel và Palestine.

Dù đánh giá diễn biến những ngày qua là tích cực, song các nhà quan sát cũng cho rằng, tín hiệu cho hòa bình Trung Đông chỉ mới là hé lộ và chưa tiên liệu được diễn biến tiếp theo. Câu trả lời cụ thể dựa vào quyết tâm của 2 bên trong việc tạo dựng lòng tin. Để đàm phán thành công thì tất cả các bên đều phải thực thi cam kết và thỏa thuận theo luật pháp quốc tế./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau "lắng nghe", Obama sẽ làm gì cho hòa bình Trung Đông?
Sau "lắng nghe", Obama sẽ làm gì cho hòa bình Trung Đông?

(VOV) - Hãng tin AP cho biết, ông Obama vẫn chưa có kế hoạch gì mới đưa Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán.

Sau "lắng nghe", Obama sẽ làm gì cho hòa bình Trung Đông?

Sau "lắng nghe", Obama sẽ làm gì cho hòa bình Trung Đông?

(VOV) - Hãng tin AP cho biết, ông Obama vẫn chưa có kế hoạch gì mới đưa Israel và Palestine trở lại bàn đàm phán.

Hòa bình cho Trung Đông đang được nhen nhóm
Hòa bình cho Trung Đông đang được nhen nhóm

(VOV) - Chuyến thăm Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Kerry được hy vọng có thể khôi phục lại tiến trình hòa bình Israel - Palestine.

Hòa bình cho Trung Đông đang được nhen nhóm

Hòa bình cho Trung Đông đang được nhen nhóm

(VOV) - Chuyến thăm Trung Đông của Ngoại trưởng Mỹ Kerry được hy vọng có thể khôi phục lại tiến trình hòa bình Israel - Palestine.

Tiến trình hòa bình Trung Đông không nên vội vàng
Tiến trình hòa bình Trung Đông không nên vội vàng

(VOV) - Hiện nay, Mỹ vẫn chưa đưa ra được sáng kiến mới nào để khuyến khích các bên trở lại bàn đàm phán về vấn đề Trung Đông.

Tiến trình hòa bình Trung Đông không nên vội vàng

Tiến trình hòa bình Trung Đông không nên vội vàng

(VOV) - Hiện nay, Mỹ vẫn chưa đưa ra được sáng kiến mới nào để khuyến khích các bên trở lại bàn đàm phán về vấn đề Trung Đông.