Cơ hội tháo nút thắt vấn đề hạt nhân Iran?

VOV.VN - Vấn đề hạt nhân Iran có triển vọng sáng sủa hơn khi Tổng thống Mỹ Biden được đánh giá có cách tiếp cận mềm dẻo hơn so với người tiềm nhiệm. Trong khi đó, Iran cũng đang rất muốn hồi sinh thỏa thuận hạt nhân lịch sử.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif ngày 26/1 cho biết, Iran sẽ tiếp tục tuân thủ đầy đủ các quy định của Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) nếu Mỹ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt vốn gây tổn hại tới nền kinh tế Iran cũng như cản trở sự hợp tác của nước này với nước ngoài. Trước đó, Đại sứ Iran tại Liên Hợp Quốc Majid Takht-Ravanchi nhấn mạnh, tương lai của thỏa thuận hạt nhân lịch sử phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ.

Hiện Iran đang trông đợi chính quyền tân Tổng thống Joe Biden thực hiện các bước đi đầu tiên để gỡ bỏ các lệnh cấm vận nhằm vào Tehran. Ngay trước lễ nhậm chức của ông Biden, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cũng kêu gọi Mỹ quay trở lại Thỏa thuận.

“Điều trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, không chỉ với Iran mà với cả thế giới, đó là chính sách gây áp lực tối đa và khủng bố kinh tế nhằm vào Iran đã thất bại hoàn toàn. Hiện tại, quả bóng đang ở bên sân Mỹ để nước này có thể quyết định trở lại và thực hiện nghĩa vụ của mình. Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã kết thúc, nhưng Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung vẫn sống. Tất cả những nỗ lực nhằm phá bỏ thỏa thuận này đều đã thất bại”, Tổng thống Rouhani nhấn mạnh.

Tuyên bố quay trở lại tuân thủ các điều khoản trong thỏa thuận hạt nhân được Iran đưa ra trong bối cảnh chính quyền tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đang ngỏ ý tiếp cận vấn đề Iran thông qua con đường ngoại giao với những chính sách mềm mỏng hơn.

Thư ký báo chí Nhà Trắng, Jen Psaki nhận định: “Tổng thống Joe Biden đã nói rõ rằng ông ấy tin tưởng việc thông qua chính sách ngoại giao tiếp theo, Mỹ nên tìm cách kéo dài và tăng cường các ràng buộc hạt nhân đối với Iran và giải quyết các vấn đề quan tâm khác. Điều quan trọng Iran cũng phải tiếp tục tuân thủ các ràng buộc hạt nhân theo đúng thỏa thuận đã ký”.

Ông Antony Blinken, người vừa được Thượng viện Mỹ phê chuẩn vào vị trí Ngoại trưởng Mỹ cũng có cùng quan điểm, khi khẳng định điều quan trọng là cần xem Iran làm gì để tuân thủ thỏa thuận hạt nhân lịch sử. Theo nhà ngoại giao kỳ cựu này, Mỹ còn "một chặng đường dài" để tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Những dấu hiệu này cho thấy có khả năng tình hình sẽ khó giảm nhiệt trong một sớm một chiều và Mỹ sẽ còn tiếp tục gia tăng áp lực lên Iran trong thời gian tới về chương trình hạt nhân gây tranh cãi bấy lâu nay của nước này.

Bất chấp những khó khăn nhưng rõ ràng hoàn toàn có cơ hội cho hai bên hóa giải mâu thuẫn. Những nỗ lực này cũng đang nhận được sự ủng hộ tích cực từ cộng đồng quốc tế. Hiện tại, không chỉ Iran bày tỏ ý muốn chính quyền mới của Mỹ sớm đảo ngược những "chính sách" của người tiền nhiệm Donald Trump về vấn đề hạt nhân, mà các cường quốc trong Liên minh châu Âu cũng đang rất trông chờ được làm việc với nhà lãnh đạo mới của nước Mỹ nhằm nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân.

Nga hy vọng Mỹ sẽ trở lại tuân thủ đầy đủ nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc liên quan đến hồ sơ hạt nhân Tehran, tạo điều kiện để Iran thực hiện những nghĩa vụ theo khuôn khổ của Kế hoạch Hành động Toàn diện chung. Trong khi Văn phòng Tổng thống Pháp lại hối thúc phía Iran thực thi hiện đầy đủ các điều khoản trong thỏa thuận này về việc hạn chế chương trình hạt nhân của mình để chứng kiến Mỹ quay trở lại sau khi quay lưng rời bỏ thỏa thuận hạt nhân mà Iran đã ký với P5+1./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran đặt 7 điều kiện với Mỹ để trở lại đàm phán về thỏa thuận hạt nhân
Iran đặt 7 điều kiện với Mỹ để trở lại đàm phán về thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Quan chức giấu tên trong chính quyền Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, các cuộc liên lạc đã bắt đầu từ trước khi ông Biden nhậm chức tổng thống Mỹ.

Iran đặt 7 điều kiện với Mỹ để trở lại đàm phán về thỏa thuận hạt nhân

Iran đặt 7 điều kiện với Mỹ để trở lại đàm phán về thỏa thuận hạt nhân

VOV.VN - Quan chức giấu tên trong chính quyền Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết, các cuộc liên lạc đã bắt đầu từ trước khi ông Biden nhậm chức tổng thống Mỹ.

Iran để ngỏ khả năng hợp tác với Mỹ về dầu mỏ và an ninh tại Vùng Vịnh
Iran để ngỏ khả năng hợp tác với Mỹ về dầu mỏ và an ninh tại Vùng Vịnh

VOV.VN - Quan chức ngoại giao cấp cao của Iran vừa khẳng định, quốc gia Hồi giáo này có thể hợp tác với Mỹ về dầu mỏ và an ninh ở Vùng Vịnh, nhưng không phải về vấn đề Israel.

Iran để ngỏ khả năng hợp tác với Mỹ về dầu mỏ và an ninh tại Vùng Vịnh

Iran để ngỏ khả năng hợp tác với Mỹ về dầu mỏ và an ninh tại Vùng Vịnh

VOV.VN - Quan chức ngoại giao cấp cao của Iran vừa khẳng định, quốc gia Hồi giáo này có thể hợp tác với Mỹ về dầu mỏ và an ninh ở Vùng Vịnh, nhưng không phải về vấn đề Israel.

Xuất khẩu dầu mỏ của Iran cao kỷ lục, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Xuất khẩu dầu mỏ của Iran cao kỷ lục, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ

VOV.VN - Nhiều hãng truyền thông Iran ngày 22/1 dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zangeneh cho biết, nước này đã đạt kỷ lục về xuất khẩu dầu mỏ bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt trong lĩnh vực này.

Xuất khẩu dầu mỏ của Iran cao kỷ lục, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ

Xuất khẩu dầu mỏ của Iran cao kỷ lục, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ

VOV.VN - Nhiều hãng truyền thông Iran ngày 22/1 dẫn lời Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zangeneh cho biết, nước này đã đạt kỷ lục về xuất khẩu dầu mỏ bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ áp đặt trong lĩnh vực này.