Cô lập chính trị và trừng phạt không mang lại hòa bình trong vấn đề Ukraine

VOV.VN - Ông Trương Quân, Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, cho rằng sự cô lập chính trị, các biện pháp trừng phạt và gây áp lực sẽ không mang lại hòa bình, mà chỉ làm trầm trọng thêm tình hình.

Theo thông cáo báo chí đăng trên trang web của Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, ông Trương Quân đã ra tuyên bố giải thích sau khi Hội đồng Bảo an bỏ phiếu dự thảo nghị quyết về vấn đề Ukraine ngày 30/9.

Bắc Kinh cho rằng cần tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia, tuân thủ tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, coi trọng mối quan ngại an ninh chính đáng của tất cả các bên và ủng hộ mọi nỗ lực có lợi cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng một cách hòa bình.

Theo ông Trương Quân, cuộc khủng hoảng Ukraine đã kéo dài hơn 7 tháng, cuộc khủng hoảng này cũng như những tác động lan tỏa của nó đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực sâu rộng. Khủng hoảng có xu hướng ngày càng kéo dài và mở rộng gây lo ngại, Trung Quốc “quan ngại sâu sắc” về điều này.

Bắc Kinh cho rằng nhiệm vụ cấp bách nhất lúc này là nỗ lực hết sức thúc đẩy hạ nhiệt tình hình, dẫn dắt các bên sớm nối lại đàm phán ngoại giao, mở ra cánh cửa cho một giải pháp chính trị, đưa các mối quan tâm hợp lý của mỗi bên vào đàm phán, đặt lên bàn các phương án khả thi, nỗ lực để sớm ngừng bắn và chấm dứt chiến tranh.

Ông Trương Quân nhấn mạnh, cuộc khủng hoảng Ukraine phát triển  đến nay là kết quả của sự tích tụ lâu dài và chồng chất các mâu thuẫn. Thực tế cho thấy, cô lập chính trị, trừng phạt và gây áp lực, châm lửa thêm dầu và đối đầu nhóm sẽ không mang lại hòa bình, mà chỉ làm trầm trọng thêm tình hình, khiến vấn đề trở nên phức tạp và khó giải quyết hơn. Trung Quốc kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động có thể làm leo thang căng thẳng và dành chỗ cho các cuộc đàm phán ngoại giao giải quyết vấn đề.

Trước đó, dự thảo nghị quyết do Mỹ và Ukraine đề xuất đã nhận được sự ủng hộ của 10/15 thành viên Hội đồng Bảo an, 4 thành viên bỏ phiếu trắng là Brazil, Trung Quốc, Gabon và Ấn Độ, trong khi Nga phủ quyết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết LHQ lên án việc sáp nhập các vùng Ukraine
Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết LHQ lên án việc sáp nhập các vùng Ukraine

VOV.VN - Dự thảo nghị quyết đã không được thông qua do chỉ nhận được sự ủng hộ của 10 quốc gia, trong đó có Mỹ. Nga phản đối nghị quyết trong khi Trung Quốc, Gabon, Ấn Độ và Brazil phiếu trắng.

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết LHQ lên án việc sáp nhập các vùng Ukraine

Nga phủ quyết dự thảo nghị quyết LHQ lên án việc sáp nhập các vùng Ukraine

VOV.VN - Dự thảo nghị quyết đã không được thông qua do chỉ nhận được sự ủng hộ của 10 quốc gia, trong đó có Mỹ. Nga phản đối nghị quyết trong khi Trung Quốc, Gabon, Ấn Độ và Brazil phiếu trắng.

Cố vấn Ukraine: Rào cản gia nhập NATO sẽ biến mất nếu Nga bị đẩy lùi
Cố vấn Ukraine: Rào cản gia nhập NATO sẽ biến mất nếu Nga bị đẩy lùi

VOV.VN - Cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak ngày 30/9 cho rằng, bất cứ trở ngại nào đối với kế hoạch gia nhập NATO của Ukraine sẽ “biến mất” khi Nga bị đẩy lùi.

Cố vấn Ukraine: Rào cản gia nhập NATO sẽ biến mất nếu Nga bị đẩy lùi

Cố vấn Ukraine: Rào cản gia nhập NATO sẽ biến mất nếu Nga bị đẩy lùi

VOV.VN - Cố vấn của Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak ngày 30/9 cho rằng, bất cứ trở ngại nào đối với kế hoạch gia nhập NATO của Ukraine sẽ “biến mất” khi Nga bị đẩy lùi.

Ukraine khẳng định có thể tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí Mỹ
Ukraine khẳng định có thể tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí Mỹ

VOV.VN - Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova cho biết, Mỹ chỉ cấm các lực lượng của Kiev tấn công lãnh thổ Nga bằng hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), chứ không phải tất cả vũ khí của Mỹ.

Ukraine khẳng định có thể tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí Mỹ

Ukraine khẳng định có thể tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí Mỹ

VOV.VN - Đại sứ Ukraine tại Mỹ Oksana Markarova cho biết, Mỹ chỉ cấm các lực lượng của Kiev tấn công lãnh thổ Nga bằng hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS), chứ không phải tất cả vũ khí của Mỹ.