“Cơn sóng ngầm” trong quan hệ Nga – Trung Quốc

VOV.VN - Cạnh tranh địa chính trị gay gắt có thể là rào cản then chốt khiến quan hệ Nga – Trung không thể vượt lên những khác biệt để tạo thành một liên minh.

Nga và Trung Quốc từng một thời gian dài nghi kị lẫn nhau nhưng gần đây mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai quốc gia này đã được nâng lên một tầm cao mới với những dự án chung trị giá hơn 100 tỷ USD và những cuộc tập trận trên quy mô lớn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: CNBC

Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chiến lược gia, đằng sau sự hợp tác vẫn âm ỉ những căng thẳng vốn tồn tại từ lâu trong quan hệ giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Liên minh quân sự Nga - Trung như những gì chúng ta thấy chỉ là bề nổi", giáo sư Robert Kaplan tại Trung Tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) chia sẻ với trang CNBC bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Singapore ngày 7/9.

"Bên dưới bề nổi ấy là cuộc cạnh tranh địa chính trị gay gắt giữa Trung Quốc và Nga", ông Kaplan nhận định.

Các hoạt động kinh tế và thương mại của Bắc Kinh ở khu vực "sân sau" của Nga gồm Trung Á, vùng Viễn Đông Nga và Bắc Cực là mối đe dọa của ông Putin trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chính phủ Nga không thể cạnh tranh với Trung Quốc do những vấn đề trong nước về kinh tế. Bên cạnh đó, năm 2014, Moscow tăng cường xoay trục về Bắc Kinh do chịu sức ép từ các lệnh trừng phạt của phương Tây về việc sáp nhập Crimea.

Trong khi ông Putin và ông Tập Cận Bình nỗ lực để dung hòa sự khác biệt của hai bên bằng cách thể hiện trước công chúng hình ảnh 2 nhà lãnh đạo cùng nhau làm bánh kếp và uống rượu vodka tại Diễn đàn Kinh tế phía Đông ở Nga trong tuần này thì rõ ràng những cơn “sóng ngầm” bên trong quan hệ giữa Nga và Trung Quốc vẫn còn tồn tại.

Mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia giống một hiệp ước thân thiện về những giá trị cơ bản của trật tự thế giới dựa trên những lợi ích chung hơn là một liên minh, ông Dmitri Trenin - giám đốc Trung Tâm Carnegie Moscow khẳng định trong tuần này. Những lo ngại của Moscow về Sáng kiến Vành đai và Con đường của ông Tập vẫn luôn hiện hữu, ông Trenin cho biết.

Nga cũng là một bên tham gia vào các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng khổng lồ của Trung Quốc nhưng "cuộc phiêu lưu" này dường như đang đem đến những tác động tiêu cực cho ông Putin.

"Những điều Trung Quốc thực sự đang làm là gạt Nga sang một bên, thậm chí là quyết liệt hơn với Mỹ bởi Bắc Kinh muốn đẩy Moscow xuống vị trí thứ hai trong không gian Á - Âu", ông Kaplan cho biết. "Người Trung Quốc mới là số 1. Còn người Nga sẽ chỉ đứng thứ 2 trong quan hệ song phương Nga - Trung", ông nhận định thêm.

Mối quan hệ đối tác mới được củng cố giữa Moscow và Bắc Kinh được coi là một nguy cơ với Washington nhưng chính quyền Tổng thống Trump dường như không quá cảnh giác với vấn đề này. Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis chia sẻ với báo giới trong tuần này rằng ông thấy "hầu như có rất ít triển vọng cho một liên minh dài hạn Nga – Trung”.

Tuy nhiên, quan điểm này dường như đang bị thách thức bởi những diễn biến mới trong quan hệ quốc tế hiện nay.

Các quan chức và học giả phương Tây một thời gian dài từng cho rằng quan hệ Nga - Trung không phải là mối quan ngại bởi những căng thẳng cơ bản giữa 2 quốc gia về sự ảnh hưởng trong khu vực Liên Xô cũ. Nhưng việc Nga buộc phải gạt những lo ngại này sang một bên trong bối cảnh bị cô lập hiện tại có thể khiến phương Tây phải đánh giá lại quan hệ Nga - Trung và nhận ra mối quan hệ này có thể chuyển sang một hình thức gần như là liên minh, giáo sư James Brown tại Đại học Temple ở Tokyo nhận định với trang CNBC tuần này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

EU, Nga, Trung Quốc và Iran đồng ý duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015
EU, Nga, Trung Quốc và Iran đồng ý duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015

VOV.VN - Ngày 6/7 tại Vienna của Áo, ngoại trưởng Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc, Nga và Iran đã thống nhất tiếp tục thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran.

EU, Nga, Trung Quốc và Iran đồng ý duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015

EU, Nga, Trung Quốc và Iran đồng ý duy trì thỏa thuận hạt nhân 2015

VOV.VN - Ngày 6/7 tại Vienna của Áo, ngoại trưởng Pháp, Đức, Anh, Trung Quốc, Nga và Iran đã thống nhất tiếp tục thực hiện thỏa thuận hạt nhân Iran.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ mở “cơ hội vàng” cho hợp tác Nga-Trung
Cuộc chiến thương mại với Mỹ mở “cơ hội vàng” cho hợp tác Nga-Trung

VOV.VN - Đây là nhận định của giới chuyên gia tại Mỹ và Trung Quốc. Thậm chí, Canada, Australia, Nhật Bản hay EU cũng sẽ là “ngư ông đắc lợi” vào lúc này.

Cuộc chiến thương mại với Mỹ mở “cơ hội vàng” cho hợp tác Nga-Trung

Cuộc chiến thương mại với Mỹ mở “cơ hội vàng” cho hợp tác Nga-Trung

VOV.VN - Đây là nhận định của giới chuyên gia tại Mỹ và Trung Quốc. Thậm chí, Canada, Australia, Nhật Bản hay EU cũng sẽ là “ngư ông đắc lợi” vào lúc này.

LHQ viện trợ thêm cho Triều Tiên bất chấp Mỹ-Nga-Trung bất đồng
LHQ viện trợ thêm cho Triều Tiên bất chấp Mỹ-Nga-Trung bất đồng

VOV.VN - Trung Quốc và Nga kêu gọi giảm bớt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên trong khi Nhật Bản và Mỹ yêu cầu Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa trước.

LHQ viện trợ thêm cho Triều Tiên bất chấp Mỹ-Nga-Trung bất đồng

LHQ viện trợ thêm cho Triều Tiên bất chấp Mỹ-Nga-Trung bất đồng

VOV.VN - Trung Quốc và Nga kêu gọi giảm bớt các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên trong khi Nhật Bản và Mỹ yêu cầu Triều Tiên phải phi hạt nhân hóa trước.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Trung Quốc diễn ra vào tuần tới
Cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Trung Quốc diễn ra vào tuần tới

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần tới nhằm tăng cường mối quan hệ song phương.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Trung Quốc diễn ra vào tuần tới

Cuộc gặp Thượng đỉnh Nga-Trung Quốc diễn ra vào tuần tới

VOV.VN - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào tuần tới nhằm tăng cường mối quan hệ song phương.

Từ tập trận đến thỏa thuận thương mại: Nga – Trung muốn nói gì với Mỹ?
Từ tập trận đến thỏa thuận thương mại: Nga – Trung muốn nói gì với Mỹ?

VOV.VN - Đằng sau các cuộc tập trận chung và thỏa thuận thương mại, Nga và Trung Quốc thực sự muốn gửi đến Mỹ thông điệp gì?

Từ tập trận đến thỏa thuận thương mại: Nga – Trung muốn nói gì với Mỹ?

Từ tập trận đến thỏa thuận thương mại: Nga – Trung muốn nói gì với Mỹ?

VOV.VN - Đằng sau các cuộc tập trận chung và thỏa thuận thương mại, Nga và Trung Quốc thực sự muốn gửi đến Mỹ thông điệp gì?