Công dân Trung Quốc nhận tội đánh cắp bí mật thương mại tại tòa án Mỹ

VOV.VN - Công dân Trung Quốc Hongjin Tan, 36 tuổi, thừa nhận đánh cắp thông tin liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm tại một công ty có trụ sở ở Mỹ.

Tại phiên tòa hôm 12/11, trong lời bào chữa của mình, Hongjin Tan thừa nhận cố tình sao chép và tải về các tài liệu nghiên cứu và phát triển mà không có sự cho phép từ ông chủ, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.

Hongjin Tan, 36 tuổi, đánh cắp thông tin liên quan đến việc sản xuất một sản phẩm “nghiên cứu và phát triển thị trường năng lượng” có giá trị hơn 1 tỷ USD, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết trong một tuyên bố. Trong các tài liệu tòa án nộp tại Oklahoma, Bộ Tư pháp Mỹ xác định công ty nơi Hongjin Tan làm việc là Phillips 66, công ty năng lượng đa quốc gia có trụ sở ở Mỹ.

Chuyên gia về pin người Trung Quốc Hongjin Tan. (Ảnh: LinkedIn của Hongjin Tan)

Hongjin Tan là nhân viên nghiên cứu khoa học làm tại Trung tâm nghiên cứu Phillips 66, từ tháng 5/2017 đến tháng 12/2018. Tháng 12/2018, Công ty Phillips 66 gửi đơn khiếu nại lên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) liên quan đến hoạt động đáng ngờ của Hongjin Tan.

Biên bản lời khai của Tan với FBI cho biết công ty Phillips 66 đã gọi cho cơ quan này vào tháng 12/2018 để báo cáo về hành vi trộm cắp bí mật thương mại, cùng lúc đó Hongjin Tan nói với một đồng nghiệp cũ rằng anh ta sẽ trở về Trung Quốc. Hongjin Tan bị bắt trước khi anh ta có thể trở lại Trung Quốc.

FBI tìm thấy hợp đồng tuyển dụng từ một công ty Trung Quốc đang phát triển dây chuyền sản xuất vật liệu pin lithium trên máy tính xách tay Hongjin Tan. Cùng với đó là những file dữ liệu chứa thông tin hướng dẫn cách sản xuất một sản phẩm đang có kế hoạch đưa vào thị trường Trung Quốc. Sản phẩm này sẽ được sử dụng trong điện thoại di động và hệ thống pin lithium.

Hongjin Tan sẽ bị kết án vào ngày 12/2/2020 và Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đồng ý mức án 2 năm tù và Hongjin Tan sẽ phải bồi thường 150.000 USD cho công ty Phillips 66.

Hongjin Tan, là một chuyên gia về hệ thống pin và lưu trữ năng lượng, đã sinh sống ở Mỹ hơn 12 năm qua. Người đàn ông này nhận bằng tốt nghiệp tại Viện Công nghệ California ở Pasadena, California. Anh ta chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển chương trình pin của Phillips 66 bằng các quy trình độc quyền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cách mạng công nghệ 4.0 gây ra thương chiến Mỹ-Trung?
Cách mạng công nghệ 4.0 gây ra thương chiến Mỹ-Trung?

VOV.VN - Sự nổi lên của Trung Quốc trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 phần nào lý giải cho những căng thẳng thương mại hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh.

Cách mạng công nghệ 4.0 gây ra thương chiến Mỹ-Trung?

Cách mạng công nghệ 4.0 gây ra thương chiến Mỹ-Trung?

VOV.VN - Sự nổi lên của Trung Quốc trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 phần nào lý giải cho những căng thẳng thương mại hiện nay giữa Washington và Bắc Kinh.

Trung Quốc đối mặt mối nguy còn lớn hơn thương chiến với Mỹ
Trung Quốc đối mặt mối nguy còn lớn hơn thương chiến với Mỹ

VOV.VN - Tỷ lệ sinh thấp vì nhiều lý do đã và đang đặt ra cho Trung Quốc nhiều thách thức trong nỗ lực phát triển kinh tế.

Trung Quốc đối mặt mối nguy còn lớn hơn thương chiến với Mỹ

Trung Quốc đối mặt mối nguy còn lớn hơn thương chiến với Mỹ

VOV.VN - Tỷ lệ sinh thấp vì nhiều lý do đã và đang đặt ra cho Trung Quốc nhiều thách thức trong nỗ lực phát triển kinh tế.

Mỹ không nhượng bộ Trung quốc trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ
Mỹ không nhượng bộ Trung quốc trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết, vấn đề cốt lõi về cấu trúc của chuyển giao sở hữu trí tuệ phải được xử lý.

Mỹ không nhượng bộ Trung quốc trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ

Mỹ không nhượng bộ Trung quốc trong vấn đề quyền sở hữu trí tuệ

VOV.VN - Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Sonny Perdue cho biết, vấn đề cốt lõi về cấu trúc của chuyển giao sở hữu trí tuệ phải được xử lý.