Cộng đồng quốc tế lên tiếng về việc Mỹ cắt đứt quan hệ với WHO

VOV.VN - Dư luận quốc tế có những phản ứng đầu tiên sau khi ông Trump cắt đứt quan hệ với WHO ngay khi dịch Covid-19 vẫn đang hoàng hành trên thế giới.

Hôm qua (29/5), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định sẽ cắt đứt mối quan hệ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do phản ứng của tổ chức này đối với đại dịch Covid-19.

Phát biểu trước báo giới, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết: “Vì Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã không thực hiện các cải cách được yêu cầu và rất cần thiết, nên hôm nay chúng tôi sẽ chấm dứt mối quan hệ với Tổ chức này và chuyển các khoản tiền đóng góp sang cho các tổ chức y tế khẩn cấp trên toàn cầu xứng đáng hơn”.

trump_4.jpg

Tổng thống Trump quyết định cắt đứt quan hệ với WHO. Ảnh: Reuters

Hiện vẫn chưa rõ khi nào quyết định cắt đứt quan hệ với WHO của Mỹ có hiệu lực. Được biết, Nghị quyết năm 1948 của Quốc hội Mỹ về tư cách thành viên WHO viết rằng Mỹ “có quyền rút khỏi tổ chức nếu thông báo trước một năm”. Và Mỹ là thành viên duy nhất có thể rút khỏi WHO một cách hợp pháp - đặc quyền mà Washington đã yêu cầu khi gia nhập tổ chức.

Quyết định cắt đứt quan hệ với WHO của Mỹ diễn ra khi thời hạn 30 ngày mà nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra cho WHO cải cách chưa kết thúc. Trước đó, trong bức thư dài 4 trang đề ngày 18/5 gửi Tổng giám đốc WHO, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố WHO có 30 ngày để “sửa sai”, nếu không Mỹ sẽ vĩnh viễn cắt nguồn tài trợ và xem xét lại việc tham gia tổ chức này.

Quyết định này của Tổng thống Donald Trump nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ ngay bên trong nước Mỹ, đặc biệt là giới lập pháp đảng Dân chủ. Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi từng chỉ trích các quyết định của Tổng thống Trump liên quan đến WHO, cho đó là “vô nghĩa”, “bất hợp pháp” và nói rằng các thành viên đảng Dân chủ sẽ thách thức động thái này “ngay lập tức”. Theo bà Pelosi, WHO đang giữ vai trò cần thiết trong cuộc chiến với Covid-19.

Hôm qua (29/5), Chủ tịch Ủy ban Y tế Thượng viện Mỹ Lamar Alexander cho biết, ông không tán thành quyết định của Tổng thống Donald Trump. Theo ông, việc rút tiền tài trợ và tư cách thành viên của Mỹ tại WHO có thể ảnh hưởng đến nỗ lực phối hợp bào chế vaccine phòng Covid-19, cũng như các hoạt động của WHO liên quan các dịch bệnh khác có thể xâm nhập vào nước Mỹ. Việc rút khỏi WHO cũng có thể khiến hợp tác giữa Mỹ và các quốc gia khác trong cuộc chiến chống dịch trở nên khó khăn hơn.

Trong khi đó, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc cũng khẳng định, WHO có vai trò hàng đầu trong việc điều phối phản ứng toàn cầu và hỗ trợ các quốc gia thành viên kiểm soát sự lây lan của dịch Covid-19.

Còn Bộ trưởng Y tế Ireland Simon Harris đã gọi quyết định cắt đứt quan hệ với WHO của Tổng thống Mỹ là 1 quyết định “tồi tệ” và “khủng khiếp”. Theo vị quan chức này, hiện là thời điểm thế giới đang  cần chủ nghĩa đa phương hơn bao giờ và rằng “1 đại dịch toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác của toàn thế giới.” Ông kêu gọi các nước nên đoàn kết hơn trong việc chống dịch, thay vì đối đầu với nhau. Đây cũng là quan điểm từng được nhiều nhà lãnh đạo thế giới và châu Âu nhắc tới trước đây như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, Thủ tướng Đức Angela Merkel hay Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Hiện WHO cũng chưa đưa ra bình luận chính thức nào về vụ việc, nhưng trong các tuyên bố trước đó, WHO luôn bác bỏ cáo buộc “thông tin sai về tình hình dịch bệnh” tại Trung Quốc ở thời điểm đầu, đồng thời cảnh báo việc rút khỏi WHO cũng như cắt khoản đóng góp cho tổ chức này của Mỹ trong bối cảnh đại dịch diễn ra hiện nay sẽ “làm tổn thương chính người dân Mỹ và thế giới”.

Việc cắt đứt quan hệ với WHO của Mỹ diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc xoay quanh đại dịch Covid-19 vẫn không ngừng leo thang.

Tổng thống Mỹ hiện cũng “rất không hài lòng” về cách xử lý đại dịch của Trung Quốc: “Chúng tôi chắc chắn không hài lòng với những gì đã xảy ra liên quan đến Trung Quốc. Họ đã có một loại virus và để nó vượt tầm kiểm soát. Dù bằng cách thức nào đó, Trung Quốc đã ngăn chặn được đại dịch trong nước, nhưng họ đã không ngăn virus đến với phần còn lại của thể giới. Họ đã không làm được. Tôi không biết đó là sự “bất tài” hay cố ý vì những lý do khác”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

WHO ra mắt Liên minh chia sẻ công cụ chống Covid-19
WHO ra mắt Liên minh chia sẻ công cụ chống Covid-19

VOV.VN - Chiều 29/5, WHO công bố sáng kiến “Tiếp cận công nghệ chung về Covid-19” nhằm chia sẻ vaccine, thuốc điều trị hay công cụ chẩn đoán giữa các nước.

WHO ra mắt Liên minh chia sẻ công cụ chống Covid-19

WHO ra mắt Liên minh chia sẻ công cụ chống Covid-19

VOV.VN - Chiều 29/5, WHO công bố sáng kiến “Tiếp cận công nghệ chung về Covid-19” nhằm chia sẻ vaccine, thuốc điều trị hay công cụ chẩn đoán giữa các nước.

Phản ứng dư luận sau những tuyên bố của ông Trump về WHO và Hong Kong
Phản ứng dư luận sau những tuyên bố của ông Trump về WHO và Hong Kong

VOV.VN - Tuyên bố chấm dứt quan hệ với WHO, thay đổi trong quan hệ với Hong Kong (Trung Quốc), chính quyền ông Trump đang có 1 loạt động thái làm dư luận dậy sóng

Phản ứng dư luận sau những tuyên bố của ông Trump về WHO và Hong Kong

Phản ứng dư luận sau những tuyên bố của ông Trump về WHO và Hong Kong

VOV.VN - Tuyên bố chấm dứt quan hệ với WHO, thay đổi trong quan hệ với Hong Kong (Trung Quốc), chính quyền ông Trump đang có 1 loạt động thái làm dư luận dậy sóng

Quan chức WHO: “Không thể tưởng tượng nếu Mỹ rời khỏi tổ chức”
Quan chức WHO: “Không thể tưởng tượng nếu Mỹ rời khỏi tổ chức”

VOV.VN - Quan chức cấp cao trong WHO Stewart Simonson cho rằng ông “không thể tưởng tượng” nếu Mỹ rút khỏi và dừng tài trợ cho tổ chức này.

Quan chức WHO: “Không thể tưởng tượng nếu Mỹ rời khỏi tổ chức”

Quan chức WHO: “Không thể tưởng tượng nếu Mỹ rời khỏi tổ chức”

VOV.VN - Quan chức cấp cao trong WHO Stewart Simonson cho rằng ông “không thể tưởng tượng” nếu Mỹ rút khỏi và dừng tài trợ cho tổ chức này.