Ảnh: Toàn cảnh cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc

VOV.VN - Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc mất 9 năm xây dựng, dùng 420.000 tấn thép và chịu được động đất mạnh cấp 8 khánh thành ngày 23/10.

Cây cầu vượt biển dài nhất thế giới của Trung Quốc, nối 3 thành phố Hong Kong, Macau và Chu Hải đã được khánh thành vào sáng 23/10 sau 9 năm xây dựng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới tham dự, chủ trì buổi lễ và tuyên bố thông cầu.
Khởi công xây dựng từ năm 2009, cây cầu nối 3 thành phố của Trung Quốc dài 55 km, dài hơn kênh đào Anh nối Dover ở Anh với Calais ở Pháp khoảng 22,5 km.
Cây cầu này sử dụng 420.000 tấn thép trong quá trình xây dựng, tương đương với lượng thép đủ để xây 60 tháp Eiffel (ở Paris).
Quang cảnh bên trong Nhà khách Cảng Hong Kong của cây cầu nối 3 thành phố Hong Kong, Macau và Chu Hải.
Những tấm vé xe buýt qua cầu ở Nhà khách Cảng Hong Kong. Cây cầu dài 55km này của Trung Quốc là cây cầu vượt biên dài nhất thế giới và là cây cầu dài thứ 6 trên thế giới.
Các quan chức Trung Quốc kỳ vọng rằng cây cầu này sẽ được sử dụng trong 120 năm nữa, đồng thời khẳng định nó sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động kinh doanh bởi đã cắt giảm 60% thời gian đi lại giữa các địa điểm.
Quan trọng hơn, cây cầu là một phần then chốt trong kế hoạch phát triển vùng vịnh Greater Bay Area (Vùng Vịnh lớn) - một khu vực rộng 56.500 km vuông và trải rộng khắp 11 thành phố ở phía nam Trung Quốc.
Theo Giám đốc sở Giao thông và Nhà đất ở Hong Kong Frank Chan, thời gian đi lại giữa Chu Hải và Sân bay Quốc tế Hong Kong được rút ngắn xuống còn 45 phút thay vì 4 giờ đồng hồ như trước đây.
"Cây cầu này sẽ thúc đẩy việc hợp tác giữa Quảng Đông, Hong Kong và Macau trong các lĩnh vực như thương mại, tài chính, dịch vụ hậu cần và du lịch", ông Frank Chan khẳng định.
Tuy nhiên, siêu dự án xây dựng cây cầu vượt biển dài nhất thế giới này của Trung Quốc cũng gây nhiều tranh cãi bởi các vấn đề về việc chậm tiến độ thi công, lạm chi, tham nhũng và an toàn lao động.
Chi phí cho siêu dự án này hiện vẫn chưa rõ là bao nhiêu nhưng theo một số ước tính, số tiền để xây dựng cây cầu này là hơn 130 tỷ NDT.
7 công nhân đã thiệt mạng cùng với 129 người bị thương từ khi cây cầu bắt đầu thi công. Hầu hết các công nhân này đều bị tai nạn vì trượt chân hoặc ngã từ trên cao xuống.
Một số người cho rằng cây cầu này là một kiệt tác kiến trúc trong khi số khác coi đây là một dự án chính trị tốn kém được thực hiện để từng bước gắn kết Hong Kong với đại lục trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường ảnh hưởng đối với thành phố bán tự trị này.
Toàn cảnh Đảo Nhân tạo phía Đông của cây cầu nối 3 thành phố Hong Kong - Macau - Chu Hải.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hình ảnh về cây cầu vĩ đại Kerch nối Crimea với lục địa Nga
Hình ảnh về cây cầu vĩ đại Kerch nối Crimea với lục địa Nga

VOV.VN - Cầu Crimea bắc qua Eo biển Kerch nối bán đảo Crimea với đất liền Nga là một công trình vĩ đại lịch sử được xây dưới thời Tổng thống Nga Putin.

Hình ảnh về cây cầu vĩ đại Kerch nối Crimea với lục địa Nga

Hình ảnh về cây cầu vĩ đại Kerch nối Crimea với lục địa Nga

VOV.VN - Cầu Crimea bắc qua Eo biển Kerch nối bán đảo Crimea với đất liền Nga là một công trình vĩ đại lịch sử được xây dưới thời Tổng thống Nga Putin.

Trung Quốc khánh thành cầu vượt biển dài nhất thế giới
Trung Quốc khánh thành cầu vượt biển dài nhất thế giới

VOV.VN - Sáng nay, Trung Quốc đã khánh thành và thông cầu vượt biển dài 55km nối thành phố Chu Hải (phía Nam tỉnh Quảng Đông) với Hongkong và Makau.

Trung Quốc khánh thành cầu vượt biển dài nhất thế giới

Trung Quốc khánh thành cầu vượt biển dài nhất thế giới

VOV.VN - Sáng nay, Trung Quốc đã khánh thành và thông cầu vượt biển dài 55km nối thành phố Chu Hải (phía Nam tỉnh Quảng Đông) với Hongkong và Makau.