Bên trong “Tử Cấm Thành” từng là căn cứ quân sự của 40.000 lính Liên Xô

VOV.VN - Khu Wünsdorf ở Zossen cách thủ đô Berlin, Đức hơn 30km được biết tới với biệt danh “Tử Cấm Thành” từng chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử.

Có một căn cứ quân sự ở phía đông nước Đức bị bỏ hoang trong suốt 25 năm đã từng chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử.
Còn được biết tới với tên gọi "Tử Cấm Thành", khu Wünsdorf ở Zossen cách Berlin hơn 30km từng là một nhà tù trong Thế chiến I và năm 1935, nơi này trở thành trung tâm chỉ huy của phát xít Đức trong suốt Thế chiến II.

Quân đội Liên Xô cũng từng chiếm giữ căn cứ này trong Chiến tranh Lạnh. Đây là nơi tập trung của 40.000 lính Liên Xô và là trại quân sự lớn nhất của Liên Xô bên ngoài lãnh thổ. 

Người dân Đông Đức sống bên ngoài khu vực này không được phép vào trong nếu không có giấy phép đặc biệt, do đó khu Wünsdorf được mệnh danh là "Tử Cấm Thành".
Sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin và Liên bang Xô viết tan rã, những đội quân Liên Xô cuối cùng đã rời khu vực này vào năm 1994. Đến nay, sau 1/4 thế kỷ, căn cứ quân sự bỏ hoang này hầu như không có gì thay đổi.
Một bức tượng lớn của Lãnh tụ Liên Xô Vladimir Lenin vẫn được đặt trước lối vào của căn cứ quân sự bỏ hoang 25 năm này.
Những lớp sơn trên tường đang bong ra từng mảng như minh chứng cho sự phá hủy của thời gian với một nơi từng chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử.

Trong căn phòng này, hầu như các đồ vật không có gì thay đổi ngoài phủ thêm những lớp bụi dày.

Những căn phòng như thế này từng được những người lính Liên Xô sử dụng khi sinh sống ở đây.

Căn cứ quân sự này không còn được sử dụng kể từ khi những người lính Liên Xô cuối cùng rời đi năm 1994.

Cuối hành lanh mờ tối này là hình ảnh Lãnh tụ Joseph Stalin đang bế một đứa trẻ.

Những họa tiết trang trí từ thời Liên Xô vẫn còn nguyên vẹn.

Nhà  hát này từng là nơi diễn ra nhiều buổi biểu diễn khác nhau. Mặc dù trông khá tối nhưng vẫn có thể thấy những họa tiết trang trí tuyệt đẹp trên trần nhà và lối kiến trúc ấn tượng của nhà hát này so với những góc hoang phế và đổ nát khác của "Tử Cấm Thành" này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh tư liệu về cách đón Tết Dương lịch của người dân Liên Xô
Ảnh tư liệu về cách đón Tết Dương lịch của người dân Liên Xô

VOV.VN - Tết Dương lịch là một kỳ nghỉ được nhiều công dân Xô viết mong đợi. Liên Xô lần đầu chính thức tổ chức mừng Năm mới Dương lịch là vào năm 1935.

Ảnh tư liệu về cách đón Tết Dương lịch của người dân Liên Xô

Ảnh tư liệu về cách đón Tết Dương lịch của người dân Liên Xô

VOV.VN - Tết Dương lịch là một kỳ nghỉ được nhiều công dân Xô viết mong đợi. Liên Xô lần đầu chính thức tổ chức mừng Năm mới Dương lịch là vào năm 1935.

Ảnh: Niềm vui đón năm mới của nhân dân Liên Xô xưa
Ảnh: Niềm vui đón năm mới của nhân dân Liên Xô xưa

VOV.VN - Dịp Tết Dương lịch, người dân Liên Xô có truyền thống sắm cây quýt, làm salad Nga, và nghe tiếng chuông điện Kremlin.

Ảnh: Niềm vui đón năm mới của nhân dân Liên Xô xưa

Ảnh: Niềm vui đón năm mới của nhân dân Liên Xô xưa

VOV.VN - Dịp Tết Dương lịch, người dân Liên Xô có truyền thống sắm cây quýt, làm salad Nga, và nghe tiếng chuông điện Kremlin.

Khám phá những điều bí ẩn của bảo tàng Vault từ thời Liên Xô
Khám phá những điều bí ẩn của bảo tàng Vault từ thời Liên Xô

VOV.VN - Bảo tàng Vault-703 là một công trình kiên cố dưới lòng đất, bắt đầu hoạt động từ năm 1961 như một nơi lưu trữ tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Liên Xô.

Khám phá những điều bí ẩn của bảo tàng Vault từ thời Liên Xô

Khám phá những điều bí ẩn của bảo tàng Vault từ thời Liên Xô

VOV.VN - Bảo tàng Vault-703 là một công trình kiên cố dưới lòng đất, bắt đầu hoạt động từ năm 1961 như một nơi lưu trữ tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Liên Xô.

Liên Xô hồi phục thế nào khi mất tới 27 triệu người trong Thế chiến 2?
Liên Xô hồi phục thế nào khi mất tới 27 triệu người trong Thế chiến 2?

VOV.VN - Tổn thất sinh mạng của Liên Xô trong Thế chiến là vô cùng lớn và điều này vẫn đeo đẳng nước Nga (kế thừa Liên Xô) cho tới tận hôm nay.

Liên Xô hồi phục thế nào khi mất tới 27 triệu người trong Thế chiến 2?

Liên Xô hồi phục thế nào khi mất tới 27 triệu người trong Thế chiến 2?

VOV.VN - Tổn thất sinh mạng của Liên Xô trong Thế chiến là vô cùng lớn và điều này vẫn đeo đẳng nước Nga (kế thừa Liên Xô) cho tới tận hôm nay.