Bí ẩn những hành tinh lang thang cô độc trong bóng đêm vĩnh cửu của vũ trụ

VOV.VN - Kính viễn vọng Euclid đã phát hiện thêm 7 hành tinh lang thang trôi nổi cô đơn trong vũ trụ mà không bị ràng buộc bởi bất kỳ ngôi sao nào.

Không bị ràng buộc bởi một ngôi sao nào như Trái Đất với Mặt trời, các hành tinh này không có ngày hay năm mà tồn tại trong bóng đêm vĩnh cửu. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng có khả năng chúng tồn tại sự sống và ước tính có thể có hàng nghìn tỷ hành tinh như vậy rải rác khắp Dải Ngân hà.

Tuần trước, Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã công bố kết quả khoa học đầu tiên của kính viễn vọng Euclid kể từ khi nó được phóng vào tháng 7.

Trong số những khám phá đó, có 7 hành tinh mới trôi nổi tự do. Đây là những hành tinh khí khổng lồ có khối lượng gấp ít nhất 4 lần sao Mộc. Chúng được phát hiện ở Tinh vân Orion, khu vực hình thành sao gần Trái Đất, cách chúng ta khoảng 1.500 năm ánh sáng.

Euclid cũng xác nhận sự tồn tại của hàng chục hành tinh lang thang được phát hiện trước đó. Nhà thiên văn học người Tây Ban Nha Eduardo Martin, tác giả chính của một nghiên cứu chưa in được công bố trên arXiv.org cho biết đây có thể chỉ là "phần nổi của tảng băng trôi". Ông Martin nhận định với AFP rằng bởi vì chúng không phản chiếu ánh sáng của một ngôi sao nên việc phát hiện các hành tinh lang thang giống như "mò kim đáy bể". Các hành tinh trẻ hơn thường nóng hơn nên chúng dễ quan sát hơn một chút.

"Kinh ngạc và bí ẩn"

Một số nhà nghiên cứu cho biết có khoảng 20 hành tinh lang thang cho mỗi ngôi sao, điều này khiến số lượng các hành tinh đó lên tới hàng nghìn tỷ chỉ riêng trong thiên hà của chúng ta.

Người ta cho rằng có hàng trăm tỷ thiên hà trong vũ trụ nên số lượng tiềm năng các hành tinh trôi nổi tự do này trở nên khó có thể ước tính. Khi kính viễn vọng Roma của NASA được phóng vào năm 2027, người ta dự kiến sẽ tìm thấy thêm nhiều hành tinh lang thang, có thể mang lại sự rõ ràng về số lượng hành tinh có thể tồn tại ngoài đó.

Gavin Coleman, một nhà thiên văn học tại Đại học Queen Mary ở London, người không tham gia vào dự án Euclid cho biết những hành tinh kỳ lạ này thường gợi lên "cảm giác kinh ngạc và bí ẩn".

"Tất cả chúng ta đều lớn với Mặt trời trên bầu trời. Vì vậy, việc nghĩ đến một hành tinh trôi dạt trong không gian mà không có ngôi sao nào ở đường chân trời thật thú vị".

Tuy nhiên, không phải tất cả hành tinh lang thang đều đơn độc. 4 trong số 20 hành tinh được Euclid xác nhận sự tồn tại, được cho là các hệ nhị phân với hai hành tinh quay quanh nhau trong một hệ thống duy nhất.

Chúng có tồn tại sự sống?

Nếu các hành tinh lang thang có thể sinh sống được, chúng có thể là mục tiêu chính trong cuộc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Ông Martin cho biết: "Một số thiên thể láng giềng của chúng ta có thể là những hành tinh lang thang". Thiếu nhiệt từ ngôi sao gần đó, các hành tinh trôi nổi tự do được cho là rất lạnh với bề mặt đóng băng. Điều đó có nghĩa là bất kỳ nguồn năng lượng hỗ trợ sự sống nào cũng phải đến từ bên trong hành tinh. Nhà thiên văn học Coleman chỉ ra rằng phần lớn năng lượng của sao Hải Vương đến từ bên trong.

Nhưng ngay cả trong những điều kiện tốt nhất, sự cô lập khắc nghiệt này có thể chỉ hỗ trợ sự sống của vi khuẩn và vi sinh vật, nhà thiên văn học Coleman nói.

Lợi ích của việc đơn độc

Những hành tinh lang thang được cho là đi qua một con đường đơn độc trong vũ trụ. Đồng tác giả nghiên cứu Christopher Conselice, Giáo sư thiên văn học ngoài thiên hà tại Đại học Manchester của Anh cho biết: "Việc ở xung quanh một ngôi sao cũng có nhược điểm của nó".

Khi Mặt trời trở thành sao lùn đỏ, ước tính khoảng 7,6 tỷ năm nữa, nó sẽ giãn nở rất nhiều và nuốt chửng Trái Đất.

Các hành tinh lang thang không phải lo lắng về việc cuối cùng sẽ bị một ngôi sao phá hủy.

"Những hành tinh này sẽ tồn tại mãi mãi", chuyên gia Conselice nói với AFP/ Theo ông: "Nếu bạn không bận tâm đến nhiệt độ lạnh giá, bạn có thể tồn tại trên những hành tinh này mãi mãi".

Giáo sư Conselice cho biết nghiên cứu của Euclid cũng đưa ra manh mối về cách thức các hành tinh lang thang được tạo ra. Một số hành tinh có thể được hình thành ở phần bên ngoài của hệ mặt trời trước khi tách khỏi ngôi sao của nó và trôi đi. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều hành tinh lang thang có lẽ được tạo ra như một "phụ phẩm tự nhiên" của quá trình hình thành sao.

Điều này cho thấy "mối liên hệ thực sự chặt chẽ giữa các ngôi sao và hành tinh cũng như cách chúng hình thành. Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn", Giáo sư Conselice cho hay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện mới về phân tử chưa từng thấy trong vũ trụ ở Tinh vân Chân mèo
Phát hiện mới về phân tử chưa từng thấy trong vũ trụ ở Tinh vân Chân mèo

VOV.VN - Các nhà khoa học đã phát hiện ra một phân tử mới lớn bất thường chưa từng thấy trong không gian trước đó. Phân tử gồm 13 nguyên tử này, gọi là 2-methoxyetanol, được phát hiện trong Tinh vân Chân Mèo.

Phát hiện mới về phân tử chưa từng thấy trong vũ trụ ở Tinh vân Chân mèo

Phát hiện mới về phân tử chưa từng thấy trong vũ trụ ở Tinh vân Chân mèo

VOV.VN - Các nhà khoa học đã phát hiện ra một phân tử mới lớn bất thường chưa từng thấy trong không gian trước đó. Phân tử gồm 13 nguyên tử này, gọi là 2-methoxyetanol, được phát hiện trong Tinh vân Chân Mèo.

Phát hiện phân tử hữu cơ trong vũ trụ hé lộ nguồn gốc thế giới giống Trái Đất
Phát hiện phân tử hữu cơ trong vũ trụ hé lộ nguồn gốc thế giới giống Trái Đất

VOV.VN - Việc Kính thiên văn James Webb phát hiện ra những phân tử hữu cơ phức tạp trong vũ trụ có thể hé lộ cách thức các hành tinh có thể sinh sống được hình thành.

Phát hiện phân tử hữu cơ trong vũ trụ hé lộ nguồn gốc thế giới giống Trái Đất

Phát hiện phân tử hữu cơ trong vũ trụ hé lộ nguồn gốc thế giới giống Trái Đất

VOV.VN - Việc Kính thiên văn James Webb phát hiện ra những phân tử hữu cơ phức tạp trong vũ trụ có thể hé lộ cách thức các hành tinh có thể sinh sống được hình thành.

Phát hiện mới của Kính thiên văn James Webb về thiên hà "chết" già nhất vũ trụ
Phát hiện mới của Kính thiên văn James Webb về thiên hà "chết" già nhất vũ trụ

VOV.VN - Các nhà thiên văn học sử dụng Kính thiên văn James Webb đã phát hiện ra một "thiên hà chết" lâu đời nhất từng quan sát được nhưng điều này lại khiến giới khoa học bối rối vì nó thách thức những kiến thức hiện tại của chúng ta về vũ trụ sơ khai.

Phát hiện mới của Kính thiên văn James Webb về thiên hà "chết" già nhất vũ trụ

Phát hiện mới của Kính thiên văn James Webb về thiên hà "chết" già nhất vũ trụ

VOV.VN - Các nhà thiên văn học sử dụng Kính thiên văn James Webb đã phát hiện ra một "thiên hà chết" lâu đời nhất từng quan sát được nhưng điều này lại khiến giới khoa học bối rối vì nó thách thức những kiến thức hiện tại của chúng ta về vũ trụ sơ khai.