Thay đổi để thu hút đầu tư nước ngoài vào TP.HCM

VOV.VN - Thời gian qua, thu hút đầu tư nước ngoài vào TP.HCM tăng trưởng chậm. Trong bối cảnh mà những ưu đãi về thuế không còn là lợi thế trong thu hút vốn FDI vào Việt Nam thì TP.HCM cần có những sự thay đổi về chiến lược nhằm thu hút “đại bàng tới làm tổ”.

Vì sao FDI vào TP.HCM giảm?

Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, từ 1988 đến tháng 4/2023, TP.HCM vẫn dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư từ 117 quốc gia, vùng lãnh thổ với 11.220 dự án, tổng vốn đầu tư khoảng 83 tỷ USD. Nhưng trong năm 2022, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào TP.HCM chỉ đạt hơn 4,33 tỷ USD, giảm gần 40% so với năm 2021.

Riêng 4 tháng đầu năm 2023, thành phố tiếp nhận được 979,65 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài, giảm 23,4% so với cùng kỳ năm 2022. Vốn FDI ở TP.HCM chủ yếu tập trung các ngành nghề như: sửa chữa, thương mại, thông tin và truyền thông....

Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh-Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, dòng vốn FDI vào TP.HCM giảm vì các doanh nghiệp lớn tại Bắc Mỹ, Đông Á, EU có xu hướng chuyển dịch đầu tư vào các quốc gia gần gũi về địa chính trị như: Ấn Độ, Philippines, Indonesia,… Cùng với đó, thuế tối thiểu toàn cầu khi được áp dụng sẽ làm mất lợi thế với các quốc gia đang có ưu đãi thuế như Việt Nam.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Tú Anh: "Đấy là chúng ta đang ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI rất nhiều, đặc biệt là các tập đoàn lớn mức thuế thấp hơn 15%. Nếu ta giữ ưu đãi đó thì ở chính quốc họ sẽ đánh thêm cho đủ 15%, ưu đãi sẽ không còn tác dụng vì các doanh nghiệp đó đằng nào cũng mất 15%, một phần nộp cho Việt Nam, một phần nộp cho chính quốc".

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, nguồn vốn FDI vào TP.HCM giảm vì thành phố chưa có nhiều phương tiện tiếp cận, thu hút, cung cấp thông tin các nhà đầu tư quốc tế. Đặc biệt, các thủ tục hành chính, pháp lý tại TP.HCM còn rườm rà, khó thực hiện....

Một nguyên nhân nữa cũng được Tiến sĩ Bành Quốc Tuấn, Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đặt ra, đó là cơ sở hạ tầng giao thông kết nối Vùng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Hạ tầng viễn thông, công nghệ số, y tế, giáo dục,… không đáp ứng yêu cầu của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

"Nói chung là các cơ sở hạ tầng ở phía nam không thể nào so sánh được với phía bắc. Tôi tin là các chuyên gia đã khảo sát ở các tỉnh công nghiệp như: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Giang và Bắc Ninh,… họ kết nối các hệ thống hạ tầng đường cao tốc kéo ra Quảng Ninh, Hải Phòng. Đó là mơ ước của khu vực Đông Nam Bộ hiện nay" - Tiến sĩ Bành Quốc Tuấn nhấn mạnh.

Cần thu hút đầu tư có trọng điểm

Để tạo nên sự hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài, bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư (ITPC) cho rằng, khi chính sách ưu đãi thuế không còn nhiều ý nghĩa, thành phố cần tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư minh bạch, rõ ràng, chính sách đầu tư ít thay đổi và dễ dự báo. Song song đó, ngoài tập trung nguồn vốn FDI chất lượng cao thì cần tăng cường liên kết vùng.

Bà Cao Thị Phi Vân cho biết: "TP.HCM không thể phát triển nếu chỉ đứng một mình. TP chỉ có thể phát triển khi các tỉnh thành xung quanh cùng phát triển. Khi đó chúng ta sẽ lập ra các chuỗi liên kết. TP.HCM là một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết đó, hợp tác với các tỉnh thành để hình thành vùng nguyên liệu, chuỗi cung ứng mạnh". 

Đại diện ITPC cũng cho biết, thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục đẩy mạnh mở rộng liên kết với các cơ quan ngoại giao các nước theo nhu cầu lĩnh vực thành phố ưu tiên mời gọi; hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện các thủ tục cấp phép; tham mưu cho thành phố nâng cấp cơ sở hạ tầng; hỗ trợ doanh nghiệp kết nối qua các cuộc triển lãm về công nghiệp hỗ trợ, đầu tư kết nối với ngành sản xuất; xây trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành cơ quan tiếp nhận, tổng hợp thông tin phản hồi từ các sở ngành đối với các kiến nghị, vướng mắc, khó khăn của nhà đầu tư; đẩy mạnh hỗ trợ đồng hành cùng doanh nghiệp,…

Ông Phạm Phú Trường – Tổng giám đốc Công ty Tư vấn kinh doanh hội nhập toàn cầu GIBC góp ý, bên cạnh việc mở rộng liên kết qua các cơ quan ngoại giao, ITPC có thể hợp tác với nhiều đơn vị khác nhằm mời gọi các nhà đầu tư đến với TP.HCM.

Theo ông Trường: "Chúng ta có nhiều nhà thu hút đầu tư tự do. Các doanh nhân, quỹ đầu tư có nhiều quan hệ cũng là những đầu mối dễ chia sẻ, gần gũi với các nhà đầu tư khác. Trung tâm xúc tiến đầu tư có thể xem xét thêm mời những đơn vị đó hay nhóm các nhà thu hút đầu tư hiểu thành phố để lan tỏa thông điệp này".

Ông Phạm Phú Trường kiến nghị, cần có đánh giá về các nhà đầu tư tiềm năng, thu hút các nhà đầu tư chiến lược để từ đó kéo theo những nhà đầu tư khác, mở ra không gian phát triển mới cho TP.HCM./ 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Động lực mới để thúc đẩy TP.HCM vươn lên
Động lực mới để thúc đẩy TP.HCM vươn lên

VOV.VN - Nghị quyết 54/2017 của Quốc Hội đã được kỳ vọng trở thành đôi cánh để TP.HCM có thể bay cao, bay xa hơn với vị thế đầu tàu kinh tế của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết này chưa thực sự phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.

Động lực mới để thúc đẩy TP.HCM vươn lên

Động lực mới để thúc đẩy TP.HCM vươn lên

VOV.VN - Nghị quyết 54/2017 của Quốc Hội đã được kỳ vọng trở thành đôi cánh để TP.HCM có thể bay cao, bay xa hơn với vị thế đầu tàu kinh tế của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện Nghị quyết này chưa thực sự phát huy được hiệu quả như kỳ vọng.

TP.HCM tạm dừng 7 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của DN nhà nước sau cổ phần hóa
TP.HCM tạm dừng 7 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của DN nhà nước sau cổ phần hóa

VOV.VN - Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có văn bản số 4290 gửi Sở Xây dựng TP về việc thông tin kết quả giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA).

TP.HCM tạm dừng 7 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của DN nhà nước sau cổ phần hóa

TP.HCM tạm dừng 7 hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất của DN nhà nước sau cổ phần hóa

VOV.VN - Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM vừa có văn bản số 4290 gửi Sở Xây dựng TP về việc thông tin kết quả giải quyết các kiến nghị của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA).

Quy hoạch điện VIII "gỡ vướng" cho dự án đốt rác phát điện tại TP.HCM
Quy hoạch điện VIII "gỡ vướng" cho dự án đốt rác phát điện tại TP.HCM

VOV.VN - Mới đây, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt, đây là cơ sở để TP.HCM sớm gỡ vướng dự án đốt rác phát điện.

Quy hoạch điện VIII "gỡ vướng" cho dự án đốt rác phát điện tại TP.HCM

Quy hoạch điện VIII "gỡ vướng" cho dự án đốt rác phát điện tại TP.HCM

VOV.VN - Mới đây, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) vừa được Thủ tướng Chính phủ ký phê duyệt, đây là cơ sở để TP.HCM sớm gỡ vướng dự án đốt rác phát điện.

Kinh tế TP.HCM cần “cú hích” từ thể chế để tăng trưởng
Kinh tế TP.HCM cần “cú hích” từ thể chế để tăng trưởng

VOV.VN - Chưa bao giờ kinh tế TP.HCM tăng trưởng thấp như Quý 1 vừa qua và tốc độ tăng trưởng dần chậm lại, đó thực sự là điều đáng lo ngại. Làm thế nào để tháo gỡ các điểm nghẽn, các nút thắt, để kinh tế TP.HCM dần phục hồi và tăng trưởng như kỳ vọng đang là sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế.

Kinh tế TP.HCM cần “cú hích” từ thể chế để tăng trưởng

Kinh tế TP.HCM cần “cú hích” từ thể chế để tăng trưởng

VOV.VN - Chưa bao giờ kinh tế TP.HCM tăng trưởng thấp như Quý 1 vừa qua và tốc độ tăng trưởng dần chậm lại, đó thực sự là điều đáng lo ngại. Làm thế nào để tháo gỡ các điểm nghẽn, các nút thắt, để kinh tế TP.HCM dần phục hồi và tăng trưởng như kỳ vọng đang là sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia kinh tế.