Chùm ảnh: Những nơi xa xôi nhất trên Trái Đất ít người biết tới

VOV.VN - Từ những ngôi làng nhỏ nên thơ đến những hòn đảo xinh đẹp, Trái Đất rộng lớn còn có rất nhiều vùng đất xa xôi mà chúng ta chưa hề biết tới. 

Lunana, Bhutan: Một điều thú vị là số người leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới Everest thậm chí còn nhiều hơn những người từng đặt chân đến vùng đất xa xôi ở Bhutan này. Làng Lunana gần như nằm hoàn toàn trong một công viên quốc gia và có một trong những con đường leo núi nổi tiếng nhất khu vực Himalaya mang tên Snowman Trek.
Bán đảo Cape York, Australia: Nằm ở điểm cực bắc của Australia, đây là khu vực thiên nhiên hoang sơ lớn nhất trong khu vực và chỉ có 5 cộng đồng người sinh sống. Khu vực này được biết tới với môi trường nhiệt đới, những thảo nguyên và những khu rừng khuynh diệp.
Đảo Deception, châu Nam cực: Là một hòn đảo tách biệt và không có người sinh sống nằm ở châu Nam cực xa xôi, đảo Deception có những núi lửa vẫn còn hoạt động và để đến được đây, các tàu thuyền phải đi qua một lối vào rất hẹp tên là Neptune's Bellows.
Oymyakon, Nga: Oymyakon là một trong những nơi có người sinh sống lạnh nhất hành tinh với khoảng 500 người. Vào mùa đông, ngày chỉ ngắn khoảng 3 giờ và người ta phải mất tới 2 ngày để tới được thị trấn Yakutsk gần đó.
Ittoqqortoormiit, Greenland: Được xem là nơi có người sinh sống xa xôi nhất ở Bán cầu Tây, thị trấn tách biệt này có khoảng 450 người sinh sống với một cửa hàng tạp hóa duy nhất và vài cửa hàng tiện lợi. Dù vậy, đi về phía bắc của Ittoqqortoormiit là vườn quốc gia Northeast Greenland cũng là vườn quốc gia lớn nhất thế giới được bao quanh bởi vịnh hẹp lớn và dài nhất thế giới Scoresby Sund.
Socotra, Yemen: Hầu hết các loài thực vật và động vật được tìm thấy trên quần đảo này đều vô cùng đặc biệt, chẳng hạn như cây máu rồng. Do sự đa dạng sinh học mà Socotra đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2008.
Trạm Amundsen-Scott, Nam Cực: Trạm nghiên cứu khoa học của Mỹ nằm ở cực nam của Trái Đất và ở độ cao khoảng 2.835 mét với dân số 150 người vào mùa hè và 50 người vào mùa đông.
Supai, Arizona, Mỹ: Theo một cuộc điều tra dân số năm 2010, ngôi làng này có dân số chỉ 208 người. Người ta có thể đến được khu vực này bằng máy bay trực thăng hoặc đi bộ hay cưỡi la.
Đảo Macquarie, Australia: Hòn đảo xa xôi này là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã và là nơi nhân giống duy nhất loài chim cánh cụt hoàng gia trên thế giới.
La Rinconada, Peru: Nằm ở độ cao 5.100 mét, đây được cho là khu vực có người sinh sống ở độ cao lớn nhất thế giới. Nguồn sống duy nhất của khoảng 50.000 cư dân ở đây là khai thác mỏ./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc sống ở ngôi làng lạnh nhất trên quả đất
Cuộc sống ở ngôi làng lạnh nhất trên quả đất

VOV.VN - Ngôi làng Oymyakon ở Liên bang Nga được cho là nơi lạnh nhất trên trái đất, với nhiệt độ trung bình mùa đông là -50 độ C.

Cuộc sống ở ngôi làng lạnh nhất trên quả đất

Cuộc sống ở ngôi làng lạnh nhất trên quả đất

VOV.VN - Ngôi làng Oymyakon ở Liên bang Nga được cho là nơi lạnh nhất trên trái đất, với nhiệt độ trung bình mùa đông là -50 độ C.

Bí quyết sống sót qua mùa đông lạnh giá của nước Nga
Bí quyết sống sót qua mùa đông lạnh giá của nước Nga

VOV.VN - Ngay từ mùa thu, trước khi những bông tuyết đầu tiên rơi, người Nga đã phải chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông băng giá ở đất nước này.

Bí quyết sống sót qua mùa đông lạnh giá của nước Nga

Bí quyết sống sót qua mùa đông lạnh giá của nước Nga

VOV.VN - Ngay từ mùa thu, trước khi những bông tuyết đầu tiên rơi, người Nga đã phải chuẩn bị sẵn sàng cho mùa đông băng giá ở đất nước này.