Điều gì xảy ra với Trái Đất trong 14 tỷ năm nữa?

VOV.VN - Con người luôn tò mò về tương lai của mình và vận mệnh của hành tinh chúng ta. Dưới đây là viễn cảnh về tương lai xa của Trái Đất trong 14 tỷ năm nữa.

Trong 10.000 năm nữa, dải băng ở phía đông Nam Cực sẽ tan hết khiến mực nước biển dâng lên từ 3 - 4m. Theo nhà vật lý Australia Bradon Carter, nhiều khả năng là đến lúc đó, 95% con người đã diệt vong.
Theo tính toán của một số nhà khoa học, thời gian 15.000 năm nữa đủ để sa mạc Sahara thành một vùng có khí hậu nhiệt đới.
Khu vực rộng 2.600 km2 quanh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Ukraine và Belarus sẽ trở thành một vùng đất an toàn cho con người sinh sống trong 20.000 năm nữa.
50.000 năm nữa là thời điểm thác Niagara sẽ xói mòn và chỉ còn cách hồ Erie 32 km. Đây cũng là lúc thời kỳ gian băng (thời kỳ nhiệt độ Trái Đất ấm dần lên trước khi lại tiếp tục lạnh đi vào kỷ băng hà tiếp theo) sẽ chấm dứt và Trái Đất quay trở lại kỷ băng hà.
Ngôi sao khổng lồ VY Canis Majoris có thể sẽ phát nổ trong một vụ nổ siêu tân tinh và tác động không nhỏ đến các ngôi sao trong Dải Ngân Hà. Trong khi đó, Trái Đất có thể sẽ chứng kiến một đợt phun trào của siêu núi lửa với 400 km3 nham thạch trong 100.000 năm nữa.
Trong 200.000 năm nữa, do "chuyển động riêng" hoặc chuyển động dài kỳ của các vật thể trong không gian mà những chòm sao như Bắc Đẩu, Lạp Hộ và Anh Tiên sẽ không còn tồn tại. 250.000 ngọn núi lửa trẻ chìm sâu dưới đại dương trong khi chuỗi núi lửa ở Hawaii sẽ nổi lên bề mặt Thái Bình Dương và trở thành một hòn đảo mới.
Ngôi sao WR 104 sẽ phát nổ trong một vụ nổ siêu tân tinh trong 300.000 năm nữa. Nó sẽ tạo ra những tia gamma có thể đe dọa sự sống trên Trái Đất nếu các cực của nó nằm ở vị trí 12 độ hoặc thấp hơn so với Trái Đất.
500.000 năm nữa, một hành tinh nhỏ có đường kính 1km sẽ lao vào Trái Đất và không thể ngăn chặn được.
Trong vòng 1 triệu năm nữa, Trái Đất có thể trải qua đợt phun trào nữa của một siêu núi lửa với 3.200 km3 nham thạch - sự kiện sánh ngang với đợt phun trào Toba cách đây 75.000 năm. Ngoài ra, ngôi sao khổng lồ Betelgeuse cũng phát nổ trong một vụ nổ siêu tân tinh mà người ta có thể quan sát vào ban ngày. Tuy nhiên, những công trình đồ sộ như kim tự tháp Giza hay những tác phẩm điêu khắc ở núi Rushmore có thể vẫn còn tồn tại trong khi mọi thứ khác đều biến mất, thậm chí cả những mặt trăng của sao Thiên Vương như Desdemona và Cressida.
Ước tính 2 triệu năm nữa là thời điểm để những rạn san hô bị con người phá hủy dưới lòng đại dương phục hồi.
Thung lũng ở Đới Tách dãn Đông phi (East African Rift) sẽ bị nhấn chìm bởi Biển Đỏ tạo thành một vùng biển mới chia tách lục địa châu Phi và vùng Sừng châu Phi thành mảng Nubia và mảng Somali trong 10 triệu năm nữa. Ước tính đây cũng là thời gian để sự đa dạng sinh học hồi phục sau cuộc đại tuyệt chủng Holocene nếu nó xảy ra và có mức độ tương đương với 5 cuộc đại tuyệt chủng trước. 
100 triệu năm nữa là thời điểm vòng đời của vành đai sao Thổ kết thúc. Trái Đất có thể sẽ bị một hành tinh nhỏ va vào, với kích cỡ tương đương với thiên thạch gây nên cuộc tuyệt chủng kỷ Phấn Trắng - Cổ Cận (K-Pg) 66 triệu năm trước.
Tất cả các lục địa trên Trái Đất sẽ hợp thành một siêu lục địa trong 250 triệu năm nữa.
Trong vòng 800 triệu năm nữa, khí CO2 giảm xuống mức mà quá trình quang hợp C4 không thể xảy ra. Không có thực vật tạo ra oxy trong không khí, tầng ozone không còn nữa khiến tia UV có thể chiếu đến bề mặt Trái Đất. Vào thời điểm này, các dạng sống đa bào đều đã chết hết. Dạng sống duy nhất trên Trái Đất lúc này là các vi khuẩn đơn bào.
1 tỷ năm nữa, ánh sáng Mặt Trời tăng lên 10% khiến nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất ở khoảng 47 độ C. Khí nhà kính tăng cao làm nước ở các đại dương đều bay hơi, đất đá trở nên cứng lại, hoạt động địa chất của các mảng kiến tạo chậm dần và dừng hẳn, sự sống chỉ có thể tồn tại ở một vài khu vực nhỏ.
2 tỷ năm là thời điểm lõi ngoài của Trái Đất đóng băng lại, từ trường dừng hoạt động, nhiệt độ tăng cao, thậm chí ở các cực, nhiệt độ có thể lên tới 149 độ C. Vào thời điểm này, mọi dạng sống đều tuyệt chủng.
Khi khí Hidro cạn kiệt dần ở lõi, Mặt Trời sẽ dần biến thành một sao khổng lồ đỏ trong 5 tỷ năm nữa.
Trong vòng 7 tỷ năm, Trái Đất sẽ không còn không gian hay đất liền nữa bởi bề mặt của nó đã biến thành một biển nham thạch với nhiệt độ đạt 2.130 độ C. Tuy nhiên, ở thời điểm này, mặt trăng Titan của sao Thổ có thể có nhiệt độ bề mặt phù hợp cho sự sống tồn tại. Sao Kim, sao Thủy, Trái Đất và sao Hỏa đều bị phá hủy.
7 tỷ năm là thời gian biến Mặt Trời thành một sao lùn trắng. Nếu còn tồn tại, nhiệt độ trên bề mặt Trái Đất cũng như các hành tinh còn lại trong hệ Mặt Trời sẽ giảm nhanh chóng do sao lùn trắng này tỏa ra ít năng lượng hơn nhiều so với ngày nay.
Mặt Trời sẽ thành một sao lùn đen với nhiệt độ và ánh sáng đều giảm nhanh chóng khiến chúng ta không thể nhìn thấy nó bằng mắt thường nữa./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trái đất trông như thế nào khi nhìn từ trên cao?
Trái đất trông như thế nào khi nhìn từ trên cao?

VOV.VN-Những bức ảnh có độ phân giải cao chụp từ vệ tinh và máy bay này giúp ta hiểu được cảm giác của các phi hành gia khi họ quan sát Trái Đất từ không gian.

Trái đất trông như thế nào khi nhìn từ trên cao?

Trái đất trông như thế nào khi nhìn từ trên cao?

VOV.VN-Những bức ảnh có độ phân giải cao chụp từ vệ tinh và máy bay này giúp ta hiểu được cảm giác của các phi hành gia khi họ quan sát Trái Đất từ không gian.

Ảnh: Những dự đoán đáng sợ về ngày tận thế của Trái Đất
Ảnh: Những dự đoán đáng sợ về ngày tận thế của Trái Đất

VOV.VN - Ngày tận thế không chỉ xuất hiện trong phim viễn tưởng khi mà các nhà khoa học đã đưa ra những dự đoán về thời điểm kết thúc của hành tinh chúng ta.

Ảnh: Những dự đoán đáng sợ về ngày tận thế của Trái Đất

Ảnh: Những dự đoán đáng sợ về ngày tận thế của Trái Đất

VOV.VN - Ngày tận thế không chỉ xuất hiện trong phim viễn tưởng khi mà các nhà khoa học đã đưa ra những dự đoán về thời điểm kết thúc của hành tinh chúng ta.