Điều ít biết về hành tinh “anh em” với Trái Đất – sao Kim

VOV.VN - Là hành tinh anh em ngay cạnh Trái Đất, chúng ta biết được bao nhiêu sự thật thú vị về sao Kim?

Sao Kim là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt trời được đặt tên theo tên một vị nữ thần, đó là thần Tình yêu và Sắc đẹp Venus theo cách gọi của người La Mã và là thần Aphrodite theo cách gọi của người Hy Lạp.

Sao Kim đôi khi còn được gọi là người "anh em sinh đôi" của Trái Đất bởi cả 2 hành tinh này đều tương đồng với nhau về kích cỡ, khối lượng và thành phần cấu tạo.

Các nhà khoa học cho rằng tất cả hành tinh trong hệ Mặt trời được hình thành trong cùng một thời điểm, cách đây 4,58 tỷ năm. Tuy nhiên, tuổi bề mặt của sao Kim ước tính là 300 - 400 triệu năm, trong khi tuổi bề mặt của Trái Đất là 100 triệu năm.
Sao Kim là hành tinh gần Mặt trời thứ 2, chỉ sau sao Thủy. Ánh sáng từ Mặt trời đến sao Kim mất khoảng 6 phút trong khi thời gian này với Trái Đất là khoảng 8 phút.

Ngoài Mặt Trăng, sao Kim là vật thể sáng nhất trên bầu trời mà chúng ta có thể quan sát được.

Sao Kim không có mùa đông lạnh hay mùa mưa như trên Trái Đất. Bề mặt sao Kim không có sự thay đổi về nhiệt độ bởi mọi nơi trên bề mặt hành tinh này đều vô cùng nóng.

Tốc độ gió trên sao Kim là 724 km/h - mạnh hơn bất kỳ cơn bão nào trên Trái Đất.

Giả sử bạn có thể đặt chân lên sao Kim - hành tinh siêu nóng trong Hệ Mặt trời này, liệu bạn sẽ nhìn thấy gì? Thực sự thì nếu điều nảy xảy ra, bạn sẽ chẳng thấy gì trên sao Kim ngoài những đám mây phủ khắp bầu trời. Những đám mây ở đây thậm chí đặc tới nỗi bạn còn chẳng thể thấy Mặt trời.

Mặc dù các nhà thiên văn học vẫn đặt ra nghi vấn về việc liệu sự sống từng tồn tại trên sao Kim hay chưa nhưng với nhiệt độ quá cao như vậy, không có loài động vật và thực vật nào trên Trái Đất có thể tồn tại ở hành tinh này.

Khí hậu trên sao Kim không chào đón con người nhưng điều ấy không có nghĩa là nó không chào đón mọi sản phẩm do con người chế tạo. Thực tế là "hỏa ngục" trên hành tinh anh em này từng được hơn 40 phi thuyền từ Trái Đất ghé thăm.
Tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh trên sao Kim là tàu Venera 7 của Liên Xô. Thiết bị không người lái này đã hạ cánh trên bề mặt sao Kim ngày 15/12/1970. Trước đó, tàu Venera 3 từng được phóng lên năm 1966 nhưng sau đó đã bị phá hủy do nhiệt độ quá nóng và gió quá mạnh trên sao Kim.
Các nhà khoa học từng cho rằng bề mặt sao Kim vô cùng khô và không thể tồn tại nước ở thể lỏng nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Các nghiên cứu mới đây đã cho thấy sao Kim có thể từng có một đại dương tương đối nông cũng như có nhiệt độ bề mặt có thể sinh sống được.

Sao Kim có nhiều núi lửa hơn bất kỳ hành tinh nào trong Hệ Mặt trời. Các nhà thiên văn học ước tính có hơn 1.600 núi lửa lớn trên hành tinh này và vô số núi lửa nhỏ hơn.

Trong khi các hành tinh khác có vô số mặt trăng, chẳng hạn như sao Mộc với 63 Mặt trăng thì sao Kim lại không có bất kỳ Mặt trăng nào. Sao Kim và sao Thủy cũng là 2 hành tinh duy nhất không có vệ tinh tự nhiên nào quay quanh trong Hệ Mặt trời.

Thứ Sáu chính là Ngày sao Kim. Từ "Friday" nghĩa là thứ Sáu trong tiếng Anh xuất phát từ từ Frigedaeg, nghĩa là "Ngày sao Kim" (Friga là sao Kim, dae là ngày). Hầu hết các ngày trong tuần đều lấy tên theo tên một vị thần La Mã hoặc các thiên thể./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Hiện tượng sao Kim trong buổi hoàng hôn gần 100 năm nữa mới lặp lại
Hiện tượng sao Kim trong buổi hoàng hôn gần 100 năm nữa mới lặp lại

VOV.VN - Sao Kim trong buổi hoàng hôn từng xảy ra năm 2004 và 2012 nhưng vì Trái Đất và nó có mô hình quỹ đạo 8:13 nên năm 2117 hiện tượng này mới lặp lại.

Hiện tượng sao Kim trong buổi hoàng hôn gần 100 năm nữa mới lặp lại

Hiện tượng sao Kim trong buổi hoàng hôn gần 100 năm nữa mới lặp lại

VOV.VN - Sao Kim trong buổi hoàng hôn từng xảy ra năm 2004 và 2012 nhưng vì Trái Đất và nó có mô hình quỹ đạo 8:13 nên năm 2117 hiện tượng này mới lặp lại.

Sao Kim có thể từng là nơi hoàn hảo để tồn tại sự sống
Sao Kim có thể từng là nơi hoàn hảo để tồn tại sự sống

VOV.VN-Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học NASA tiết lộ rằng “người hàng xóm” sao Kim có thể từng là một môi trường hoàn hảo cho sự sống giống như Trái Đất.

Sao Kim có thể từng là nơi hoàn hảo để tồn tại sự sống

Sao Kim có thể từng là nơi hoàn hảo để tồn tại sự sống

VOV.VN-Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học NASA tiết lộ rằng “người hàng xóm” sao Kim có thể từng là một môi trường hoàn hảo cho sự sống giống như Trái Đất.

Khoảnh khắc thiên văn hiếm thấy: Sao Kim sắp “hôn” Sao Thổ
Khoảnh khắc thiên văn hiếm thấy: Sao Kim sắp “hôn” Sao Thổ

VOV.VN - Đó là khoảnh khắc “Sao Hôm” và “Hành tinh đeo nhẫn” ở gần nhau nhất trên bầu trời phía Tây Nam sau hoàng hôn.

Khoảnh khắc thiên văn hiếm thấy: Sao Kim sắp “hôn” Sao Thổ

Khoảnh khắc thiên văn hiếm thấy: Sao Kim sắp “hôn” Sao Thổ

VOV.VN - Đó là khoảnh khắc “Sao Hôm” và “Hành tinh đeo nhẫn” ở gần nhau nhất trên bầu trời phía Tây Nam sau hoàng hôn.

Lý giải hiện tượng khí quyển quay siêu tốc của sao Kim
Lý giải hiện tượng khí quyển quay siêu tốc của sao Kim

VOV.VN -Các dữ liệu mới về những đám mây có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu lý do bầu khí quyển của sao Kim còn quay nhanh hơn của chính hành tình này.

Lý giải hiện tượng khí quyển quay siêu tốc của sao Kim

Lý giải hiện tượng khí quyển quay siêu tốc của sao Kim

VOV.VN -Các dữ liệu mới về những đám mây có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu lý do bầu khí quyển của sao Kim còn quay nhanh hơn của chính hành tình này.