Đột phá về vũ trụ 2019: Từ vật thể xa nhất đến bức ảnh hố đen đầu tiên

VOV.VN - Từ vật thể xa nhất và cổ nhất Hệ Mặt trời đến bức ảnh hố đen đầu tiên, dưới đây là những đột phá trong nghiên cứu về vũ trụ năm 2019.

Vào ngày đầu tiên của Năm mới, tàu thăm dò New Horizons của NASA đã ghi lại được những bức ảnh về vật thể xa nhất và cổ xưa nhất trong Hệ Mặt trời mang tên "Ultima Thule".

Chỉ vài ngày sau đó, tàu thăm dò của Trung Quốc đã hạ cánh trên phần tối của Mặt trăng và gửi về những bức ảnh đầu tiên của khu vực này. 

Năm 2019 cũng là năm các nhà nghiên cứu tập hợp 7.500 bức ảnh từ dữ liệu trong 16 năm của Kính Thiên văn Hubble để đem tới cái nhìn toàn diện và sâu xa về vũ trụ. Hình ảnh trên được công bố vào tháng 5/2019 với 265.000 thiên hà có thể nhìn thấy, trong khi ánh sáng từ một vài thiên hà này có thể đến từ cách đây 13,3 tỷ năm, chỉ 500 triệu năm sau khi vụ nổ Big Bang diễn ra.
Bức ảnh hố đen đầu tiên đã được NASA công bố vào tháng 4/2019. Đây là hố đen siêu nặng nằm giữa trung tâm thiên hà Messier 87 cách Trái Đất 54 triệu năm ánh sáng. Khối lượng của hố đen này được cho là tương đương với 6,5 tỷ Mặt trời.
Tháng 5/2019, hố đen siêu nặng ở trung tâm Dải Ngân hà đột nhiên lóe sáng dữ dội, cho thấy có thể nó đã nuốt thứ gì đó vô cùng lớn.

Tháng 8/2019, các nhà khoa học đã lần đầu tiên phát hiện ra một sự kiện mà họ cho là cuộc va chạm giữa một hố đen và một sao neutron.

Một vụ nổ dữ dội khác trong vũ trụ mang tên vụ nổ tia gamma phát ra nguồn ánh sáng rực rỡ nhất và giàu năng lượng nhất vũ trụ cũng được các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát được.

NASA cũng công bố một phát hiện mới từ tàu thăm dò Parker Solar Probe về những hoạt động chưa từng thấy trước đó về khu vực rìa bầu khí quyển của Mặt trời.
Bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra nhiều ngoại hành tinh mới. Tuần trước, NASA xác nhận về sự tồn tại của một loại hành tinh mới là những "hành tinh kẹo bông". Trước đây, chúng ta chỉ biết có 3 loại hành tinh là hành tinh đất giống như Trái Đất, hành tinh băng giống như sao Hải vương và hành tinh khí giống sao Mộc. Tuy nhiên, NASA vừa xác nhận rằng họ đã phát hiện 3 hành tinh thuộc một loại mới khi chúng lớn gần như sao Mộc nhưng khối lượng lại nhỏ hơn 100 lần.
Tháng 9/2019, các nhà khoa học thông báo rằng họ đã phát hiện ra hơi nước trong bầu khí quyển của 1 hành tinh có kích cỡ tương đương với Trái Đất là K2-18b trong vùng có thể sinh sống được của 1 ngôi sao gần đó. 

Một nghiên cứu hồi tháng 8/2019 đã chỉ ra rằng có thể có tới 10 tỷ vật thể giống Trái Đất trong Dải Ngân hà nói riêng. Các nhà khoa học từ Đại học Penn State University nhận định cứ 1 ngôi sao trong 4 ngôi sao giống như Mặt trời lại có 1 hành tinh giống Trái Đất quay quanh ngôi sao này.

Thậm chí cả ở những nơi không giống như Trái Đất, chẳng hạn như mặt trăng Enceladus của sao Thổ, các nhà khoa học cũng đã tìm được các hợp chất hữu cơ trên một đại dương của vệ tinh này. Hợp chất này gồm nitro và oxy - những nguyên tố đóng vai trò quan trọng để tạo ra amino acid hình thành nên chuỗi protein. Không có protein, sự sống trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại.
Mặc dù không còn phù hợp để sự sống tồn tại ngày nay nhưng gần đây các nhà khoa học NASA cho biết nước đóng băng ở dưới bề mặt sao Hỏa chỉ 2,5 cm. Phát hiện này có thể mở cánh cửa để con người đặt chân lên Hành tinh Đỏ trong tương lai không xa.

Hạ cánh trên sao Hỏa từ tháng 11/2018, tàu thăm dò Insight của NASA đã ghi lại những những vụ động đất đầu tiên trên sao Hỏa.

Những nghiên cứu về các hành tinh trong Hệ Mặt trời cũng đem đến nhiều bất ngờ khi các nhà khoa học tiết lộ rằng một hành tinh khổng lồ có khối lượng gấp 10 lần Trái Đất đã va vào sao Mộc cách đây 4,5 tỷ năm./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

NASA tìm cách bảo vệ Trái Đất bằng kính viễn vọng “săn” tiểu hành tinh
NASA tìm cách bảo vệ Trái Đất bằng kính viễn vọng “săn” tiểu hành tinh

VOV.VN - NASA vừa công bố kế hoạch 600 triệu USD xây dựng kính viễn vọng không gian mới nhằm phát hiện các tiểu hành tinh có khả năng va chạm với Trái Đất.

NASA tìm cách bảo vệ Trái Đất bằng kính viễn vọng “săn” tiểu hành tinh

NASA tìm cách bảo vệ Trái Đất bằng kính viễn vọng “săn” tiểu hành tinh

VOV.VN - NASA vừa công bố kế hoạch 600 triệu USD xây dựng kính viễn vọng không gian mới nhằm phát hiện các tiểu hành tinh có khả năng va chạm với Trái Đất.

Những nơi khắc nghiệt nhất “như hành tinh khác” trên Trái Đất
Những nơi khắc nghiệt nhất “như hành tinh khác” trên Trái Đất

VOV.VN - Những địa danh dưới đây có điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt và cảnh quan như ở hành tinh khác dù chúng nằm ngay trên Trái Đất.

Những nơi khắc nghiệt nhất “như hành tinh khác” trên Trái Đất

Những nơi khắc nghiệt nhất “như hành tinh khác” trên Trái Đất

VOV.VN - Những địa danh dưới đây có điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt và cảnh quan như ở hành tinh khác dù chúng nằm ngay trên Trái Đất.

Kinh ngạc núi lửa phun nham thạch xanh ảo diệu như trên hành tinh khác
Kinh ngạc núi lửa phun nham thạch xanh ảo diệu như trên hành tinh khác

VOV.VN - Núi lửa Kawah Ijen, Indonesia phun ra nham thạch xanh da trời kỳ ảo vào ban đêm. Lưu huỳnh trong núi lửa là nguyên nhân gây ra hiện tượng đổi màu này.

Kinh ngạc núi lửa phun nham thạch xanh ảo diệu như trên hành tinh khác

Kinh ngạc núi lửa phun nham thạch xanh ảo diệu như trên hành tinh khác

VOV.VN - Núi lửa Kawah Ijen, Indonesia phun ra nham thạch xanh da trời kỳ ảo vào ban đêm. Lưu huỳnh trong núi lửa là nguyên nhân gây ra hiện tượng đổi màu này.

Những sự thật thú vị về hành tinh gần Mặt trời nhất - sao Thủy
Những sự thật thú vị về hành tinh gần Mặt trời nhất - sao Thủy

VOV.VN - Dưới đây là những sự thật thú vị ít người biết về hành tinh gần Mặt trời nhất - sao Thủy.

Những sự thật thú vị về hành tinh gần Mặt trời nhất - sao Thủy

Những sự thật thú vị về hành tinh gần Mặt trời nhất - sao Thủy

VOV.VN - Dưới đây là những sự thật thú vị ít người biết về hành tinh gần Mặt trời nhất - sao Thủy.