Hố đen siêu lớn ở trung tâm dải ngân hà bắt đầu nuốt mọi thứ

VOV.VN - Hiện tượng kỳ lạ này bắt đầy từ tháng 5/2019, và các nhà thiên văn học nói rằng họ chưa từng chứng kiến điều gì tương tự trong 24 năm qua.

The Guardian dẫn lời các nhà thiên văn học của trường Đại học California Los Angeles cho biết, hố đen siêu lớn Sagittarius A* nằm ở trung tâm dải ngân hà của chúng ta, đã bắt đầu nuốt một lượng lớn các vật chất.

Hố đen siêu lớn Sagittarius A* nằm ở trung tâm dải ngân hà của chúng ta, cách Trái Đất 26.000 năm ánh sáng. Ảnh: NASA

Các nhà khoa học đã so sánh 13.000 bức ảnh chụp hố đen Sagittarius A* trong 133 đêm từ Đài quan sát Keck ở Hawaii và Kính viễn vọng ở Chile từ năm 2003 và nhận thấy trong những tháng gần đây, hố đen này trở nên sáng một cách kỳ lạ.

“Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì tương tự như thế này trong 24 năm nghiên cứu hố đen siêu lớn”, Andrea Ghez, một chuyên gia vật lý, nhà thiên văn học và là một tác giả của nghiên cứu cho biết.

“Nó thường khá tĩnh lặng. Chúng tôi không biết điều gì khiến hố đen này thay đổi”, ông Ghez nói thêm.

Một hố đen thường không thể nhìn thấy, nhưng có thể quan sát được nhờ bức xạ rực cháy từ khí gas và bụi ở bên ngoài khi chúng bị hút vào bên trong hố đen.

Việc Sagittarius A* sáng lên cho thấy hố đen này đang "nuốt" thêm các vật chất xung quanh. Tuy nhiên, các nhà thiên văn học không biết loại vật chất nào trở thành nạn nhân của hố đen Sagittarius A* hồi tháng 5 và liệu hoạt động này có lặp lại hay không.

“Câu hỏi lớn là liệu hố đen này có bước vào một giai đoạn mới và tốc độ vật chất bị hút vào miệng hố có tăng lên trong một thời kỳ dài hay không, hay liệu chúng ta chỉ vừa phát hiện các vụ nổ của vài loại khí gas khác thường”, ông Mark Morris, một thành viên khác trong nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học đặt giả thuyết rằng, sự “háu đói” điên cuồng của hố đen Sagittarius A* liên quan đến lần tiếp cận gần nhất với lỗ đen của ngôi sao có tên S0-2 năm 2018, và một lượng lớn khí từ S0-2 có thể đã chạm tới Sagittarius A* trong năm nay.  

Một khả năng khác có thể liên quan đến vật thể kỳ lạ tên G2, dường như là một cặp sao cùng quay quanh một tâm, từng tiếp cận hố đen này năm 2014.

Theo các nhà khoa học, Hố đen Sagittarius A* nằm cách trái đất 26.000 năm ánh sáng và quá xa để có thể dấy lên nguy hiểm nào với hành tinh của chúng ta./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hố đen Behemoth có kích thước lớn gấp 40 tỷ lần Mặt Trời
Hố đen Behemoth có kích thước lớn gấp 40 tỷ lần Mặt Trời

VOV.VN - Nằm ở dải ngân hà Holmberg 15A, Behemoth là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện và có thể nuốt trọn cả hệ Mặt trời của chúng ta.

Hố đen Behemoth có kích thước lớn gấp 40 tỷ lần Mặt Trời

Hố đen Behemoth có kích thước lớn gấp 40 tỷ lần Mặt Trời

VOV.VN - Nằm ở dải ngân hà Holmberg 15A, Behemoth là một trong những hố đen lớn nhất từng được phát hiện và có thể nuốt trọn cả hệ Mặt trời của chúng ta.

Tiết lộ những bí ẩn lạ lùng về hố đen
Tiết lộ những bí ẩn lạ lùng về hố đen

VOV.VN - Chúng ta vẫn còn vô số những điều chưa biết về vũ trụ và hố đen là một trong các bí ẩn lạ lùng đó.

Tiết lộ những bí ẩn lạ lùng về hố đen

Tiết lộ những bí ẩn lạ lùng về hố đen

VOV.VN - Chúng ta vẫn còn vô số những điều chưa biết về vũ trụ và hố đen là một trong các bí ẩn lạ lùng đó.

Video: Lần đầu phát hiện hố đen nuốt trọn một ngôi sao neutron
Video: Lần đầu phát hiện hố đen nuốt trọn một ngôi sao neutron

VOV.VN - Các nhà khoa học phát hiện sự kiện xảy ra cách đây 900 triệu năm này nhờ những gợn sóng lan tỏa trong không gian và thời gian truyền tới Trái Đất.

Video: Lần đầu phát hiện hố đen nuốt trọn một ngôi sao neutron

Video: Lần đầu phát hiện hố đen nuốt trọn một ngôi sao neutron

VOV.VN - Các nhà khoa học phát hiện sự kiện xảy ra cách đây 900 triệu năm này nhờ những gợn sóng lan tỏa trong không gian và thời gian truyền tới Trái Đất.