Muôn màu đám cưới giữa mùa dịch Covid-19 trên đảo quốc Indonesia

VOV.VN - Bất chấp đại dịch Covid-19, các đám cưới vẫn diễn ra ở Indonesia, dưới nhiều hình thức khác nhau và đặc biệt.

Là một quốc gia rộng lớn đa dạng về sắc tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hóa với hơn 1.300 dân tộc, Indonesia có rất nhiều phong tục cưới xin độc đáo. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Cảnh sát quốc gia đất nước này đã ra lệnh cấm tụ tập đông người, kể cả trong khuôn khổ gia đình và tiệc cưới. Các cặp đôi tại Indonesia đã tìm cách để có được một đám cưới mà có lẽ chỉ có trong thời Covid-19.

Đăng ký kết hôn tại Văn phòng tôn giáo địa phương (nguồn: Kompas).

Annisa Lestari và Edi Yusup đã lên kế hoạch cho đám cưới trong mơ của mình từ tháng 7/2019. Một tuần trước khi đám cưới diễn ra, nơi tổ chức sự kiện tại Jakarta thông báo đóng cửa do lệnh giới hạn xã hội của chính phủ. Điều này khiến cô dâu Annisa rất buồn và thất vọng. "Chúng tôi đã hi vọng tới gần ngày cưới, tình hình Covid-19 sẽ có những tín hiệu tích cực và đám cưới sẽ vẫn diễn ra, tuy nhiên trung tâm tiệc cưới đã đóng cửa”.

Quy định ngặt nghèo

Cô dâu Anisa quyết định vẫn tiến hành đám cưới dù cho không phải là một đám cưới trong mơ mà cô đã chuẩn bị từ năm 2019. Sau khi tham khảo ý kiến của Văn phòng Tôn giáo địa phương, Anissa và Edi đã tổ chức đăng ký kết hôn ngay tại văn phòng tôn giáo này vào ngày 27/3 vừa qua thay vì một đám cưới tôn giáo tại một nhà thờ lớn ở thủ đô. Yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu. Chỉ 3-5 người được tham dự đám cưới này. Mọi người đều phải đeo khẩu trang, găng tay và khử trùng cẩn thận trước khi bước vào phòng.

Cặp đôi đeo khẩu trang và găng tay khi làm lễ cưới tôn giáo (nguồn: Kompas).

Bộ Tôn giáo Indonesia đã đưa ra thông tư hướng dẫn cho về việc tiến hành hôn nhân trong thời kỳ dịch Covid-19. Theo đó, nếu cuộc hôn nhân bắt buộc phải được tiến hành thì những người tham gia lễ kết hôn phải thực hiện đúng theo những yêu cầu sau : Số lượng người tham gia không quá 10 người. Phòng đăng ký kết hôn phải được khử trùng sạch sẽ. Những người tham gia phải rửa tay bằng nước khử trùng, giữ khoảng cách ít nhất 1m và đeo khẩu trang. Bộ Tôn giáo cũng yêu cầu những người sắp kết hôn phải luôn phối hợp với nhân viên y tế để ngăn chặn Covid-19.

Đám cưới online
Trong khi đó, cô dâu Jessica và người chồng quốc tịch Singapore sống ở Australia đã phải chuyển sang tổ chức đám cưới trực tuyến. Gia đình và bạn bè của hai bên chỉ có thể tham gia đám cưới trực tuyến thông qua phương tiện truyền thông xã hội.

Một đám cưới online (nguồn: Kompas).

"Gia đình tôi tất cả đã bị cách ly tại Jakarta. May mắn thay chúng ta đang ở trong thế giới kỹ thuật số vì vậy chúng tôi có thể liên lạc với họ qua gọi video. Chúng tôi đã livestream đám cưới của mình trên facebook và các bạn bè cũng đã tham gia được đám cưới trực tuyến của chúng tôi. Đây thực sự là một trải nghiệm độc đáo mà tôi sẽ chia sẻ với con cháu của mình." 

Cô dâu Jessica cho biết sẽ tổ chức lại một đám cưới đầy đủ hơn trong năm nay ngay sau khi dịch Covid-19 kết thúc.

Đám cưới ít người

Tại Jumber, Java Timur, một cặp đôi đã quyết định tổ chức đám cưới một cách lặng lẽ. Không có giấy mời bạn bè, làng xóm. Không trang trí nhà lộng lẫy và không có dàn nhạc Gamelang truyền thống, chỉ có gia đình hai bên chứng kiến lễ cưới. Thay vì chuẩn bị quà cưới, bên nhà trai đã chuẩn bị rất nhiều nước diệt khuẩn để xịt tay những người tới dự đám cưới, chuẩn bị khẩu trang và găng tay cho tất cả khách mời. 

Mệt lả vì áo mưa và khẩu trang chống dịch
Còn tại quận Lumajang, 30 người trong họ nhà trai trước khi đến nhà cô dâu đã bị yêu cầu kiểm tra sức khoẻ. Thay vì những bộ quần áo truyền thống rực rỡ, tất cả đều phải mặc áo mưa và đeo khẩu trang kín mặt. Chính quyền địa phương đã lập chốt từ cửa ngõ vào quận. Đoàn nhà trai được yêu cầu đo nhiệt độ thân thể và xịt khử trùng từng người, kể cả xe ô tô đón dâu.

Cặp đôi mặc áo mưa tổ chức cưới tại Văn phòng tôn giáo miền Đông Java (nguồn: Kompas).

Cẩn thận hơn nữa, Văn phòng Tôn giáo miền Trung Java đã yêu cầu cô dâu chú rể mặc áo mưa, đeo khẩu trang, găng tay và phải ngồi cách nhau 1m khi làm lễ. Sau 10 phút đọc kinh Qu'ran, cả cô dâu và chú rể đều lả đi vì nóng và mệt mỏi. 

Trong khi đó rất nhiều đám cưới tại Indonesia đã bị hoãn lại hoặc bị cảnh sát giải tán trong khi đang tổ chức tiệc. Trưởng phòng quan hệ công chúng Sở cảnh sát Jakarta, ông Yusri Yunus cho biết, cảnh sát Indonesia kiên quyết giải tán các đám đông thông qua hình thức thuyết phục giải nhân văn nhất. Bộ Tôn giáo Indonesia cũng khuyến nghị các cặp đôi ấn định lại ngày cưới và đăng ký kết hôn online trên cổng thông tin trực tuyến của Bộ này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh bất ngờ ở châu Âu và Mỹ
Nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh bất ngờ ở châu Âu và Mỹ

VOV.VN - Dư luận không khỏi ngỡ ngàng khi nhiều nước châu Âu và Mỹ có sự bùng phát dữ dội dịch Covid-19. Nhưng những diễn biến đó đều có nguyên nhân hiện hữu.

Nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh bất ngờ ở châu Âu và Mỹ

Nguyên nhân khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh bất ngờ ở châu Âu và Mỹ

VOV.VN - Dư luận không khỏi ngỡ ngàng khi nhiều nước châu Âu và Mỹ có sự bùng phát dữ dội dịch Covid-19. Nhưng những diễn biến đó đều có nguyên nhân hiện hữu.

4 giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 và bài học cảnh tỉnh cho Indonesia
4 giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 và bài học cảnh tỉnh cho Indonesia

VOV.VN - Nếu không áp dụng các biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia sẽ gia tăng theo cấp số nhân.

4 giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 và bài học cảnh tỉnh cho Indonesia

4 giai đoạn bùng phát dịch Covid-19 và bài học cảnh tỉnh cho Indonesia

VOV.VN - Nếu không áp dụng các biện pháp mạnh tay nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, số ca mắc Covid-19 tại Indonesia sẽ gia tăng theo cấp số nhân.

Covid-19: LHQ và WTO cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu
Covid-19: LHQ và WTO cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

VOV.VN - Dịch Covid-19 không chỉ trực tiếp cướp đi sinh mạng con người mà còn tàn phá kinh tế toàn cầu, đe dọa tạo ra khủng hoảng lương thực toàn thế giới.

Covid-19: LHQ và WTO cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

Covid-19: LHQ và WTO cảnh báo nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu

VOV.VN - Dịch Covid-19 không chỉ trực tiếp cướp đi sinh mạng con người mà còn tàn phá kinh tế toàn cầu, đe dọa tạo ra khủng hoảng lương thực toàn thế giới.

Ảnh: 5.000 tín đồ Hồi giáo Indonesia tụ tập cầu nguyện bất chấp Covid-19
Ảnh: 5.000 tín đồ Hồi giáo Indonesia tụ tập cầu nguyện bất chấp Covid-19

VOV.VN - Mặc dù chính phủ Indonesia đã kêu gọi người dân cầu nguyện tại nhà, các tín đồ Hồi giáo nước này vẫn tụ tập cầu nguyện vào ngày thứ Sáu.

Ảnh: 5.000 tín đồ Hồi giáo Indonesia tụ tập cầu nguyện bất chấp Covid-19

Ảnh: 5.000 tín đồ Hồi giáo Indonesia tụ tập cầu nguyện bất chấp Covid-19

VOV.VN - Mặc dù chính phủ Indonesia đã kêu gọi người dân cầu nguyện tại nhà, các tín đồ Hồi giáo nước này vẫn tụ tập cầu nguyện vào ngày thứ Sáu.

Vì sao dịch Covid-19 nguy hiểm hơn hẳn SARS?
Vì sao dịch Covid-19 nguy hiểm hơn hẳn SARS?

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 (do SARS-CoV-2 gây ra) cho tới nay đã chứng tỏ sự nguy hiểm tàn khốc của mình. Vẫn còn nhiều điều khó lường về dịch bệnh này.

Vì sao dịch Covid-19 nguy hiểm hơn hẳn SARS?

Vì sao dịch Covid-19 nguy hiểm hơn hẳn SARS?

VOV.VN - Đại dịch Covid-19 (do SARS-CoV-2 gây ra) cho tới nay đã chứng tỏ sự nguy hiểm tàn khốc của mình. Vẫn còn nhiều điều khó lường về dịch bệnh này.

Sai lầm và sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong chống dịch Covid-19
Sai lầm và sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong chống dịch Covid-19

VOV.VN - Cả hai cường quốc này đã có những sai lầm lúc đầu trong cuộc chiến chống Covid-19. Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cạnh tranh cả trong quá trình này.

Sai lầm và sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong chống dịch Covid-19

Sai lầm và sự ganh đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong chống dịch Covid-19

VOV.VN - Cả hai cường quốc này đã có những sai lầm lúc đầu trong cuộc chiến chống Covid-19. Mỹ và Trung Quốc tiếp tục cạnh tranh cả trong quá trình này.