NASA phát hiện siêu Trái Đất có khả năng có sự sống cách 40 năm ánh sáng

VOV.VN - NASA thông báo đã phát hiện ra một hành tinh nằm cách Trái Đất 40 năm ánh sáng, mất 12,8 ngày để hoàn thành một vòng quay quanh ngôi sao chủ và thậm chí có khả năng có sự sống.

Gliese 12 b là một "ngoại hành tinh siêu Trái Đất" có kích cỡ tương tự Trái Đất hoặc nhỏ hơn một chút. Các ngoại hành tinh là những hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.

Giáo sư Masayuki Kuzuhara thuộc Trung tâm Sinh học Vũ trụ ở Tokyo cho biết họ đã tìm thấy một hành tinh có kích cỡ giống Trái Đất, có nhiệt độ ôn hòa và nằm gần nhất với chúng ta cho tới nay.

Hành tinh này quay quanh một ngôi sao lùn đỏ lạnh có tên là Gliese 12. Đây là ngôi sao chỉ bằng 27% kích cỡ và 60% nhiệt độ bề mặt của Mặt trời, NASA cho hay. Dựa trên dự đoán hành tinh này không có bầu khí quyển, các nhà thiên văn học NASA tin rằng nó có nhiệt độ bề mặt khoảng hơn 41 độ C.

Kích cỡ và khối lượng cực kỳ nhỏ của các sao lùn đỏ khiến chúng trở nên lý tưởng trong hành trình tìm kiếm các hành tinh có kích cỡ tương tự Trái Đất.

Khoảng cách giữa ngôi sao Gliese 12 và hành tinh Gliese 12 b chỉ bằng 7% khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt trời, NASA cho hay. Hành tinh này nhận được năng lượng nhiều gấp 1,6 lần từ ngôi sao của nó so với năng lượng Trái Đất nhận được từ Mặt trời.

"Gliese 12 b đại diện cho một trong những mục tiêu tốt nhất để nghiên cứu liệu các hành tinh có kích cỡ giống Trái Đất quay quanh những ngôi sao lạnh có thể giữ bầu khí quyển của chúng hay không, một bước quan trọng để thúc đẩy hiểu biết về khả năng sinh sống trên các hành tinh khắp thiên hà của chúng ta", Shishir Dholakia, học viên đang theo học trình độ tiến sĩ tại Trung tâm Vật lý thiên văn tại Đại học Southern Queensland ở Australia cho hay.

Các nhà khoa học thường nghiên cứu Gliese 12 b và các hành tinh tương tự khác bởi chúng có thể giúp "giải mã một số khía cạnh" trong quá trình tiến hóa của Hệ Mặt trời.

"Chúng ta chỉ biết một vài hành tinh ôn hòa tương tự Trái Đất vừa đủ gần, vừa đáp ứng các tiêu chỉ cần thiết khác để tiến hành nghiên cứu này, được gọi là quang phổ truyền qua, sử dụng các trang thiết bị hiện tại", Michael McElwain, một nhà vật lý thiên văn tại Trung tâm Goddard Space Flight của NASA ở Greenbelt, Maryland nhận định. Theo ông: "Để hiểu hơn về sự đa dạng của bầu khí quyển và kết quả tiến hóa của những hành tinh này, chúng ta cần nhiều ví dụ giống như Gliese 12 b".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hé lộ về "Biển Chết" trong lòng sao Diêm Vương dưới lớp băng lạnh âm 220 độ
Hé lộ về "Biển Chết" trong lòng sao Diêm Vương dưới lớp băng lạnh âm 220 độ

VOV.VN - Với nhiệt độ âm 220 độ C, bề mặt sao Diêm Vương là khối chất rắn đông lạnh. Nhưng bên dưới lớp băng nitơ đó có thể là một đại dương nước lỏng. Một nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng đại dương đó trông như thế nào: Nó có thể sâu hơn lớp vỏ Trái Đất và đặc hơn nước biển của Trái Đất.

Hé lộ về "Biển Chết" trong lòng sao Diêm Vương dưới lớp băng lạnh âm 220 độ

Hé lộ về "Biển Chết" trong lòng sao Diêm Vương dưới lớp băng lạnh âm 220 độ

VOV.VN - Với nhiệt độ âm 220 độ C, bề mặt sao Diêm Vương là khối chất rắn đông lạnh. Nhưng bên dưới lớp băng nitơ đó có thể là một đại dương nước lỏng. Một nghiên cứu gần đây đã gợi ý rằng đại dương đó trông như thế nào: Nó có thể sâu hơn lớp vỏ Trái Đất và đặc hơn nước biển của Trái Đất.

Phát hiện mới về phân tử chưa từng thấy trong vũ trụ ở Tinh vân Chân mèo
Phát hiện mới về phân tử chưa từng thấy trong vũ trụ ở Tinh vân Chân mèo

VOV.VN - Các nhà khoa học đã phát hiện ra một phân tử mới lớn bất thường chưa từng thấy trong không gian trước đó. Phân tử gồm 13 nguyên tử này, gọi là 2-methoxyetanol, được phát hiện trong Tinh vân Chân Mèo.

Phát hiện mới về phân tử chưa từng thấy trong vũ trụ ở Tinh vân Chân mèo

Phát hiện mới về phân tử chưa từng thấy trong vũ trụ ở Tinh vân Chân mèo

VOV.VN - Các nhà khoa học đã phát hiện ra một phân tử mới lớn bất thường chưa từng thấy trong không gian trước đó. Phân tử gồm 13 nguyên tử này, gọi là 2-methoxyetanol, được phát hiện trong Tinh vân Chân Mèo.

Phát hiện phân tử hữu cơ trong vũ trụ hé lộ nguồn gốc thế giới giống Trái Đất
Phát hiện phân tử hữu cơ trong vũ trụ hé lộ nguồn gốc thế giới giống Trái Đất

VOV.VN - Việc Kính thiên văn James Webb phát hiện ra những phân tử hữu cơ phức tạp trong vũ trụ có thể hé lộ cách thức các hành tinh có thể sinh sống được hình thành.

Phát hiện phân tử hữu cơ trong vũ trụ hé lộ nguồn gốc thế giới giống Trái Đất

Phát hiện phân tử hữu cơ trong vũ trụ hé lộ nguồn gốc thế giới giống Trái Đất

VOV.VN - Việc Kính thiên văn James Webb phát hiện ra những phân tử hữu cơ phức tạp trong vũ trụ có thể hé lộ cách thức các hành tinh có thể sinh sống được hình thành.