Nhiều sinh viên Australia phải bỏ học giữa chừng vì cuộc sống khó khăn

VOV.VN - Tỷ lệ bỏ học của sinh viên Australia đang tăng lên do cuộc sống khó khăn, nhiều sinh viên phải bỏ học để đi làm kiếm tiền duy trì cuộc sống. 

Bộ Giáo dục Australia cho biết, số lượng sinh viên của nước này không thể hoàn thành chương trình và phải bỏ học đang ngày càng gia tăng. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ sinh viên Australia hoàn thành khóa học trong vòng 6 năm đạt 62,6%, giảm 5% so với thập kỷ trước. Trong khi đó, tỷ lệ này ở sinh viên quốc tế cao hơn, đạt 79%.

Riêng tại bang Victoria, tại 5 trong 8 trường đại học của bang này, ít nhất 1/3 số sinh viên là những người đã bắt đầu học đại học vào năm 2016 đã không thể hoàn thành khóa học sau 6 năm, tức là vào cuối năm 2021. Trong đó, trường đại học Swinburne là nơi có tỷ lệ sinh viên hoàn thành khóa học thấp nhất với 42,6%, tiếp sau đó là Đại học Victoria với 54,7% và Đại học Liên bang với 56,6%. Ngược lại, trường Đại học Melbourne có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học cao nhất với 89%, tiếp sau đó là Đại học Monash với 81,9% và Đại học RMIT là 74%.

Liên đoàn sinh viên quốc gia Australia cho biết, một trong những lý do khiến nhiều sinh viên bỏ học giữa chừng đó là giá cả sinh hoạt tăng cao. Vì tình trạng này mà nhiều sinh viên phải tăng thêm giờ làm để duy trì cuộc sống nên gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa việc học với việc đi làm.

Tại Australia, nhiều người sau khi đủ 18 tuổi đã dọn ra ở riêng, phải tự đi làm để trang trải cuộc sống chứ không còn được sống cùng và được bố mẹ nuôi vì thế nếu muốn đi học tiếp thì phải vừa phải vay tiền ngân hàng để đóng tiền học cùng lúc phải đi làm để duy trì cuộc sống. Trong bối cảnh giá cả sinh hoạt tăng cao, sức ép trong việc cân bằng giữa việc học và việc đi làm mà sinh viên Australia đang phải đối mặt được cho là lớn hơn nhiều so với các thế hệ trước vì thế nhiều người quyết định bỏ học giữa chừng.

Việc bỏ học giữa chừng không chỉ ảnh hưởng đến quá trình đào tạo của bản thân mà còn khiến các sinh viên này phải đối mặt với khoản nợ lớn từ việc vay tiền để đóng tiền học phí.

Trước thực tế này, các trường đại học đang đề nghị chính phủ Australia bãi bỏ quy định về việc sinh viên sẽ không được tốt nghiệp nếu không vượt qua được 50% các môn học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người nhập cư vào Australia tăng mạnh
Người nhập cư vào Australia tăng mạnh

VOV.VN - Kể từ khi mở cửa biên giới quốc tế sau khi kiểm soát tốt dịch Covid-19, số người nhập cư vào Australia đang tăng mạnh, gây áp lực lớn đối với vấn đề nhà cửa và là một trong những lý do khiến giá thuê nhà tại Australia tăng mạnh trong thời gian qua.

Người nhập cư vào Australia tăng mạnh

Người nhập cư vào Australia tăng mạnh

VOV.VN - Kể từ khi mở cửa biên giới quốc tế sau khi kiểm soát tốt dịch Covid-19, số người nhập cư vào Australia đang tăng mạnh, gây áp lực lớn đối với vấn đề nhà cửa và là một trong những lý do khiến giá thuê nhà tại Australia tăng mạnh trong thời gian qua.

Australia chi 3,8 tỷ AUD nâng cấp căn cứ quân sự ở phía Bắc
Australia chi 3,8 tỷ AUD nâng cấp căn cứ quân sự ở phía Bắc

VOV.VN - Trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội để thích ứng với tình hình mới, Australia sẽ chi 3,8 tỷ AUD để nâng cấp các căn cứ quân sự ở phía Bắc nước này.

Australia chi 3,8 tỷ AUD nâng cấp căn cứ quân sự ở phía Bắc

Australia chi 3,8 tỷ AUD nâng cấp căn cứ quân sự ở phía Bắc

VOV.VN - Trong nỗ lực hiện đại hóa quân đội để thích ứng với tình hình mới, Australia sẽ chi 3,8 tỷ AUD để nâng cấp các căn cứ quân sự ở phía Bắc nước này.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon
Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

Lý do Mỹ và Australia lo ngại hợp tác an ninh giữa Trung Quốc và Quần đảo Solomon

VOV.VN - Phía Trung Quốc và Quần đảo Solomon trấn an dư luận quốc tế về thỏa thuận an ninh song phương nhưng các nước như Australia và Mỹ thì thực sự lo ngại về các nguy cơ từ thỏa thuận này.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu
Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

Khối quân sự AUKUS (Mỹ-Anh-Australia) tác động mạnh vào an ninh châu Âu

VOV.VN - Hiệp ước quân sự AUKUS (gồm 3 nước Australia-Anh-Mỹ) là một vấn đề an ninh của cả châu Âu chứ không riêng gì nước Pháp.