Những ảo ảnh thú vị có thể gặp ở Bắc Cực

VOV.VN - Mặt Trời giả, những khu rừng và ngọn núi hư ảo, thậm chí cả một quần đảo “ma” là những ảo ảnh có thể quan sát được ở phía trên Vòng Bắc Cực.

Hãy tưởng tượng khi đang nhìn lên bầu trời mùa đông, bạn bất ngờ nhìn thấy những ngọn núi băng, những tán cây qua một lớp sương mù. Những ảo ảnh quang học này thường xuyên xảy ra ở Bắc Cực.

Hiệu ứng Fata Morgana tạo nên cảnh quan ảo diệu

Dù thường được liên tưởng tới các sa mạc khô cằn, nhưng hiệu hứng Fata Morgana cũng xảy ra theo chu kỳ ở Vòng Bắc Cực. Vào mùa đông, điển hình ở thành phố Apatity, vùng Murmansk, người dân địa phương có thể quan sát được loại ảo ảnh cảnh quan này vài lần.

“Ảo ảnh được tạo ra do nhiều lớp nhiệt độ khác nhau hình thành trong khí quyển. Hiệu ứng thấu kính làm cho các tia sáng bị lệch hướng. Hình ảnh có thể khác nhau — chúng có thể lộn ngược hoặc quay sang phải”, ông Valery Demin, một nhà nghiên cứu tại Viện địa vật lý vùng cực giải thích.

Ở Apatity, loại ảo ảnh Bắc Cực này thường xuất hiện trên Hồ Imandra ngoại ô thành phố. Bao quanh hồ là những ngọn đồi. Vào mùa đông không khí lạnh và dày đặc tích tụ phía trên hồ có thể trở thành một thấu kính. Hiệu ứng này tạo ra những hình ảnh hoàn toàn ảo diệu nhưng cũng rất chân thực.

Đôi khi người ta cũng bắt gặp hiện tượng tương tự ở St. Petersburg và vùng Viễn Đông của Nga.

Hiệu ứng Novaya Zemlya và Mặt Trời hư ảo

Những ảo ảnh ấn tượng nhất được hình thành ở Bắc Băng Dương, nơi nước lạnh quanh năm nhưng không khí ôn hòa từ lục địa có thể tụ lại bên trên lớp không khí lạnh. Các lớp nhiệt độ không trộn lẫn và nhau, và điều này tạo điều kiện có lợi cho những ảo ảnh quang học sống động và kéo dài.

Hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp, được đặt tên theo quần đảo Novaya Zemlya, lần đầu tiên được ghi nhận vào cuối thế kỷ 16. Vào tháng 1/1597, thủy thủ đoàn của tàu William Barents nhìn thấy Mặt Trời mọc ở đường chân trời. Vấn đề ở chỗ, khi đó là tháng 1 và ở vĩ độ này, đêm vùng cực vẫn diễn ra và chỉ kết thúc vào cuối tháng 2 hoặc muộn hơn.

Hiện tượng Mặt Trời hư ảo sau đó cũng được các du khách khác nhìn thấy ở đây và cả ở Nam Cực. Trong một thời gian dài, bình minh giả này được coi là một dạng ảo giác, và phải đến thế kỷ 20, giới khoa học mới xác nhận sự tồn tại của ảo ảnh quang học này.

Ngày nay chúng ta biết rằng ảo ảnh là do khúc xạ ánh sáng mạnh bất thường trong khí quyển. Ví dụ, ảo ảnh xảy ra khi không khí trên bề mặt biển đứng yên, trong khi không khí ấm ở trên cao kết hợp với không khí băng giá bên dưới. Mặt Trời ảo trông giống như một dải ánh sáng lóa lên ở phía đường chân trời và trông rất giống với một buổi bình minh thực sự trên đại dương. Hiệu ứng Novaya Zemlya được xếp vào loại ảo ảnh siêu việt, phản chiếu các vật thể nằm cách người quan sát một khoảng cách lớn.

Quần đảo ma

Đôi khi người ta cũng bắt gặp hình ảnh không chỉ về các cảnh quan riêng lẻ mà cả một quần đảo. Ví dụ, một bản đồ thế giới của Anh xuất bản năm 1922 có hình ảnh đảo Sannikov Land ở Bắc Băng Dương. Đầu thế kỷ 19, nhà thám hiểm người Nga Yakov Sannikov khi đang ở gần quần đảo New Siberia đã nhìn thấy “vùng đất rộng lớn” ở xa xa phía Bắc với “những ngọn núi đá cao” sừng sững trên mặt biển. Ông cũng nhìn thấy đàn chim bay về phía đó và kết luận rằng đó là một hòn đảo có nhiệt độ ôn hòa.

Các nhà khoa học sau đó thực hiện một vài chuyến thám hiểm khu vực nhưng hoàn toàn không tìm thấy gì ngoài băng biển, mặc dù nhiều người tin vào sự tồn tại của Sannikov Land. Năm 1973, Liên Xô đã thực hiện bộ phim khoa học viễn tưởng có tên Sannikov Land kể về một cuộc thám hiểm tới “vùng đất ma” tương tự./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sự dịch chuyển Cực Bắc từ có nguy hiểm đối với nhân loại?
Sự dịch chuyển Cực Bắc từ có nguy hiểm đối với nhân loại?

VOV.VN - Cực Bắc từ của Trái Đất tiếp tục dịch chuyển với những lý do chưa được khoa học giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, việc dịch chuyển đó không thật sự nguy hiểm và nằm trong tầm kiểm soát của con người.

Sự dịch chuyển Cực Bắc từ có nguy hiểm đối với nhân loại?

Sự dịch chuyển Cực Bắc từ có nguy hiểm đối với nhân loại?

VOV.VN - Cực Bắc từ của Trái Đất tiếp tục dịch chuyển với những lý do chưa được khoa học giải thích thỏa đáng. Tuy nhiên, việc dịch chuyển đó không thật sự nguy hiểm và nằm trong tầm kiểm soát của con người.

Cuộc tranh giành con mồi giữa cáo Bắc cực và cú tuyết
Cuộc tranh giành con mồi giữa cáo Bắc cực và cú tuyết

VOV.VN - Thoạt đầu trông có vẻ như chúng đang chơi đùa, nhưng thực tế lại không phải vậy trong mùa đông khắc nghiệt ở cực bắc Canada. Hai kẻ săn mồi này đang tranh giành con mồi cũng như “lãnh thổ”. Đó là một cạnh tranh ngang sức nhưng cũng không tới mức “một mất một còn”.

Cuộc tranh giành con mồi giữa cáo Bắc cực và cú tuyết

Cuộc tranh giành con mồi giữa cáo Bắc cực và cú tuyết

VOV.VN - Thoạt đầu trông có vẻ như chúng đang chơi đùa, nhưng thực tế lại không phải vậy trong mùa đông khắc nghiệt ở cực bắc Canada. Hai kẻ săn mồi này đang tranh giành con mồi cũng như “lãnh thổ”. Đó là một cạnh tranh ngang sức nhưng cũng không tới mức “một mất một còn”.

Hé lộ cuộc sống thú vị ở 2 khu định cư của Nga trong vùng Bắc cực của Na Uy
Hé lộ cuộc sống thú vị ở 2 khu định cư của Nga trong vùng Bắc cực của Na Uy

VOV.VN - Khu định cư của người Nga nằm lọt thỏm trong lãnh thổ vùng Bắc cực của Na Uy. Nơi đây có những ngày toàn ánh sáng hoặc toàn bóng tối. Nhiệt độ 10 độ C cũng đã là nóng lắm với dân địa phương...

Hé lộ cuộc sống thú vị ở 2 khu định cư của Nga trong vùng Bắc cực của Na Uy

Hé lộ cuộc sống thú vị ở 2 khu định cư của Nga trong vùng Bắc cực của Na Uy

VOV.VN - Khu định cư của người Nga nằm lọt thỏm trong lãnh thổ vùng Bắc cực của Na Uy. Nơi đây có những ngày toàn ánh sáng hoặc toàn bóng tối. Nhiệt độ 10 độ C cũng đã là nóng lắm với dân địa phương...