Những bức ảnh ấn tượng nói thay lời kêu cứu của môi trường

VOV.VN - Những bức ảnh cho thấy ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã làm thay đổi cuộc sống của con người và động vật hoang dã trên Trái Đất như thế nào.

"Đồ chơi mới" (New Toy) của tác giả Kevin Morgans. Bức ảnh cho thấy vấn đề ô nhiễm nhựa đã lan xa tới mức nào và ảnh hưởng tới đời sống hoang dã của ở Bắc Cực ra sao.
Bức ảnh của tác giả David Rippin đến từ Peru. Khi những tảng bang tan ra, nước sẽ đổ vào hồ Palcacocha (Peru) và có thể gây ra thảm họa lũ lụt. Người ta chỉ có thể tháo nước khỏi hồ một cách "nhân tạo" bằng các đường ống dẫn nước tới một nơi khác. 
"Nhà ngập" ở Ấn Độ của tác giả Raju Ghosh.
"Ô nhiễm được tô màu" của tác giả Mahdi Skafi, Lebanon. Bên phải là màu của biển. Bên trái là một hồ nhân tạo nhỏ với sự biển đổi màu đáng kể do bãi đất chôn rác chỉ cách sân bay chính ở Beirut khoảng 100 mét.
"Đồng quê tươi đẹp" của tác giả Guanghui Gu.
Một đứa trẻ nằm ngủ ngon lành trong một cái chậu khi mẹ của em đang xẻ đá ở mỏ Boulmigou Burkina Faso. Bức ảnh của tác giả Antonio Aragón Renuncio.
"Ngập nước". Nhiếp ảnh gia Raju của Ấn Độ nói về tác phẩm của mình: "Lũ lụt do những cơn mưa rất to trong mùa mưa. Hệ thống thoát nước cần phải được cải thiện để ngăn chặn tình trạng ngập lụt này".
"21 inches" của Jamshid Farajvand Farda đến từ Iran. Trong ảnh là ông Kak Iraj, người chuyên thu nhặt những chiếc tivi để "trang trí" cho mảnh vườn của mình.
"Cuộc sống ở bãi rác" của tác giả Yousuf Tushar đến từ Bangladesh.
Lễ hội bột màu Holi ở Ấn Độ. Theo tác giả Sanghamitra Sarkar, loại bột màu được sử dụng có chứa các kim loại nặng và bột thủy tinh, gây ô nhiễm môi trường và các vấn đề về sức khỏe.
Bức ảnh cậu bé Masaka đang xách nước của tác giả Richard Jackson, Uganda.
"Thoát khỏi đám cháy" của Sanghamitra Sarkar, Ấn Độ. Một đứa trẻ sống trong ngôi làng ở sâu trong rừng cùng con vẹt của mình chạy thoát khỏi đám cháy rừng. Những đám cháy rừng thường do sét hoặc do lá cây, thân cây bốc cháy vì thời tiết khô hạn - tình trạng thiếu mưa do biến đổi khí hậu gây nên.
"Hết tuyết rồi", của tác giả Roie Galitz (Na Uy). Thay vì ở một nơi có băng tuyết, chú gấu trắng Bắc cực này lại đang mắc kẹt trong một đụn đất ẩm ướt ở Svalbard. Không có băng tuyết, những chú gấu này sẽ đối mặt với một tương lai rất bấp bênh. 
"Băng đâu mất rồi" của Roie Galitz, Na Uy.
Những loài bị lọt nhầm lưới: Cứ mỗi kg tôm bắt được trong lưới, có tới 9 kg cá, các loài giáp xác, san hô và các động vật khác vô tình lọt vào lưới. Những loài bị bắt nhầm này có nguy cơ bị chết cao hơn và đây cũng là mối đe dọa đối với đại dương. Tác giả: Aaron Gekoski.
Những linh hồn bị lãng quên của mỏ đá chết chóc. Ảnh: Antonio Aragón Renuncio, Burkina Faso.
Bên kia thế giới. Ảnh của Apratim Pal, Ấn Độ.
Những thứ không tự nhiên trong tự nhiên của tác gủa Daniel Norfolk. Trong ảnh mà một chú hải cẩu bị vướng vào lưới đánh cá bỏ đi./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những bức ảnh ấn tượng về môi trường đoạt giải thưởng Ciwem 2018
Những bức ảnh ấn tượng về môi trường đoạt giải thưởng Ciwem 2018

VOV.VN - Những bức ảnh khắc họa một cách chân thật tình trạng biến đổi khí hậu đang làm thay đổi môi trường sống trên Trái Đất như thế nào.

Những bức ảnh ấn tượng về môi trường đoạt giải thưởng Ciwem 2018

Những bức ảnh ấn tượng về môi trường đoạt giải thưởng Ciwem 2018

VOV.VN - Những bức ảnh khắc họa một cách chân thật tình trạng biến đổi khí hậu đang làm thay đổi môi trường sống trên Trái Đất như thế nào.

Đại hội đồng LHQ khóa 73 tạo đà cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Đại hội đồng LHQ khóa 73 tạo đà cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Hội nghị là dịp để các nhà lãnh đạo thế giới khẳng định lại những cam kết và tạo đà cho Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu đạt được năm 2015.

Đại hội đồng LHQ khóa 73 tạo đà cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Đại hội đồng LHQ khóa 73 tạo đà cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Hội nghị là dịp để các nhà lãnh đạo thế giới khẳng định lại những cam kết và tạo đà cho Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu đạt được năm 2015.