Phát hiện phân tử hữu cơ trong vũ trụ hé lộ nguồn gốc thế giới giống Trái Đất

VOV.VN - Việc Kính thiên văn James Webb phát hiện ra những phân tử hữu cơ phức tạp trong vũ trụ có thể hé lộ cách thức các hành tinh có thể sinh sống được hình thành.

Các nhà thiên văn học sử dụng Kính thiên văn James Webb đã phát hiện ra các phân tử hữu cơ phức tạp quanh 2 ngôi sao đang hình thành. Các phân tử này có vai trò thiết yếu với sự sống nhưng nguồn gốc của chúng trong không gian vẫn là bí ẩn, Will Rocha - chủ nhiệm nghiên cứu, đồng thời là nhà thiên văn học tại Đại học leiden ở Hà Lan cho hay. Nghiên cứu mới cho thấy các phân tử phức tạp này xuất hiện trong suốt quá trình thăng hoa của băng từ chất rắn thành chất khí.

"Phát hiện này góp phần trả lời một trong những câu hỏi từ lâu của hóa học thiên văn. Đó là các phân tử hữu cơ phức tạp có nguồn gốc thế nào trong vũ trụ? Có phải chúng được tạo ra trong giai đoạn biến thành chất khí hay tồn tại trong các khối băng? Việc phát hiện ra các phân tử hữu cơ phức tạp trong băng cho thấy phản ứng hóa học trong giai đoạn chất rắn trên bề mặt gồm các hạt bụi lạnh có thể tạo nên các kiểu phân tử phức tạp".

Rocha và đội ngũ nghiên cứu của ông sử dụng Dụng cụ Trung Hồng ngoại của Kính thiên văn James Webb để quan sát các vật chất xung quanh 2 tiền sao IRAS 2A và IRAS 23385. IRAS 2A khiến đội ngũ nghiên cứu đặc biệt quan tâm bởi nó rất giống với những ngôi sao đầu tiên trong giai đoạn đầu của Hệ Mặt trời.

Trong các lớp bụi lạnh quanh những ngôi sao giai đoạn đầu này, các nhà nghiên cứu tìm thấy các hợp chất băng chứa ethanol, acetic acid, formic acid, methane, formaldehyde và sulfur dioxide.

Một số phân tử hữu cơ phức tạp được tìm thấy trong băng trước đó cũng được tìm thấy trong các lớp khí ấm quanh các ngôi sao đang hình thành. Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện này cho thấy các hợp chất trên là kết quả của quá trình chuyển trực tiếp từ chất rắn thành chất khí mà không qua giai đoạn chất lỏng - một quá trình được gọi là hiện tượng thăng hoa.

Việc tìm thấy các phân tử hữu cơ phức tạp trong băng cũng cho thấy những phân tử này có lẽ đã di chuyển quanh các thiên hà dễ dàng hơn so với các suy đoán trước đó. Một phân tử băng có thể dễ dàng bị cuốn vào một sao chổi hoặc một tiểu hành tinh đang hình thành, di chuyển những khoảng cách xa và sau đó va chạm với các hành tinh đang hình thành, từ đó mang đến các yếu tố cấu thành sự sống tới đây.

"Tất cả các phân tử này có thể trở thành một phần của sao chổi hoặc tiểu hành tinh hay thậm chí một hệ hành tinh mới khi các hợp chất băng được đưa vào trong đĩa hình thành hành tinh khi các hệ tiền sao tiến hóa", đồng tác giả nghiên cứu Ewine van Dishoeck cũng thuộc Đại học Leiden cho hay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát hiện mới của Kính thiên văn James Webb về thiên hà "chết" già nhất vũ trụ
Phát hiện mới của Kính thiên văn James Webb về thiên hà "chết" già nhất vũ trụ

VOV.VN - Các nhà thiên văn học sử dụng Kính thiên văn James Webb đã phát hiện ra một "thiên hà chết" lâu đời nhất từng quan sát được nhưng điều này lại khiến giới khoa học bối rối vì nó thách thức những kiến thức hiện tại của chúng ta về vũ trụ sơ khai.

Phát hiện mới của Kính thiên văn James Webb về thiên hà "chết" già nhất vũ trụ

Phát hiện mới của Kính thiên văn James Webb về thiên hà "chết" già nhất vũ trụ

VOV.VN - Các nhà thiên văn học sử dụng Kính thiên văn James Webb đã phát hiện ra một "thiên hà chết" lâu đời nhất từng quan sát được nhưng điều này lại khiến giới khoa học bối rối vì nó thách thức những kiến thức hiện tại của chúng ta về vũ trụ sơ khai.

Phát hiện bất ngờ của James Webb có thể đảo ngược hiểu biết về vũ trụ
Phát hiện bất ngờ của James Webb có thể đảo ngược hiểu biết về vũ trụ

VOV.VN - Kính thiên văn James Webb đã phát hiện ra một thiên hà trong vũ trụ thuở sơ khai lớn tới nỗi lẽ ra nó không thể tồn tại, đặt ra "thách thức đáng kể" với mô hình vũ trụ tiêu chuẩn, các tác giả của nghiên cứu cho hay.

Phát hiện bất ngờ của James Webb có thể đảo ngược hiểu biết về vũ trụ

Phát hiện bất ngờ của James Webb có thể đảo ngược hiểu biết về vũ trụ

VOV.VN - Kính thiên văn James Webb đã phát hiện ra một thiên hà trong vũ trụ thuở sơ khai lớn tới nỗi lẽ ra nó không thể tồn tại, đặt ra "thách thức đáng kể" với mô hình vũ trụ tiêu chuẩn, các tác giả của nghiên cứu cho hay.

Vật thể nào sáng nhất vũ trụ?
Vật thể nào sáng nhất vũ trụ?

VOV.VN - Gần đây, đội ngũ các nhà thiên văn học quốc tế sử dụng Kính thiên văn lớn ở Chile của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã quan sát được vật thể sáng nhất trong vũ trụ.

Vật thể nào sáng nhất vũ trụ?

Vật thể nào sáng nhất vũ trụ?

VOV.VN - Gần đây, đội ngũ các nhà thiên văn học quốc tế sử dụng Kính thiên văn lớn ở Chile của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã quan sát được vật thể sáng nhất trong vũ trụ.

Vì sao vũ trụ không ngừng mở rộng?
Vì sao vũ trụ không ngừng mở rộng?

VOV.VN - Các nhà thiên văn học đã nêu một lý thuyết mới lý giải vì sao vũ trụ của chúng ta đang mở rộng với tốc độ tăng dần.

Vì sao vũ trụ không ngừng mở rộng?

Vì sao vũ trụ không ngừng mở rộng?

VOV.VN - Các nhà thiên văn học đã nêu một lý thuyết mới lý giải vì sao vũ trụ của chúng ta đang mở rộng với tốc độ tăng dần.

Điều kỳ diệu về sự sống trên Trái Đất giữa vũ trụ hàng tỷ khả năng
Điều kỳ diệu về sự sống trên Trái Đất giữa vũ trụ hàng tỷ khả năng

VOV.VN - Sự tồn tại của chúng ta trong vũ trụ là một điều rất đặc biệt. Không có gì trong vũ trụ này có được sự phức tạp của bộ não con người. Không có thế giới nào khác mà chúng ta đã khám phá, dù là trong hay ngoài Hệ Mặt trời có thể hỗ trợ hàng loạt phản ứng hóa học chóng mặt mà chúng ta gọi là sự sống, chứ đừng nói đến ý thức.

Điều kỳ diệu về sự sống trên Trái Đất giữa vũ trụ hàng tỷ khả năng

Điều kỳ diệu về sự sống trên Trái Đất giữa vũ trụ hàng tỷ khả năng

VOV.VN - Sự tồn tại của chúng ta trong vũ trụ là một điều rất đặc biệt. Không có gì trong vũ trụ này có được sự phức tạp của bộ não con người. Không có thế giới nào khác mà chúng ta đã khám phá, dù là trong hay ngoài Hệ Mặt trời có thể hỗ trợ hàng loạt phản ứng hóa học chóng mặt mà chúng ta gọi là sự sống, chứ đừng nói đến ý thức.