Phẫu thuật ghép mặt – kỳ diệu phép màu

(VOV) - Những nạn nhân với khuôn mặt nát vụn đã được đổi đời nhờ tiến bộ của y học

Từ năm 2008, Mỹ đã tiến hành nhiều cuộc phẫu thuật mang tính bước ngoặt trong việc cấy ghép khuôn mặt, giúp cho nhiều người bị biến dạng mặt có cuộc sống mới thông qua các gương mặt hiến tặng khác một phần hoặc toàn phần.

Để có một khuôn mặt mới không dễ chút nào. Cuộc phẫu thuật đòi hỏi nhiều thời gian cần nhiều chuyên gia viên y tế hợp tác. Bệnh nhân phải điều chỉnh khuôn mặt mới, kể cả tâm lý và sinh học.

Tiến sĩ Maria Siemionow, Giám đốc nghiên cứu phẫu thuật thẩm mỹ tại Bệnh viện Cleveland cho biết: Quá trình phục hồi chức năng rất phức tạp vì bệnh nhân phải học cách ăn, nói và biểu lộ nét mặt.

Tiến sĩ Maria Siemionow nói thêm: “Quy trình phẫu thuật cấy ghép đã tương đối chuẩn hóa". Vấn đề chính là lựa chọn ứng cử viên, chọn ra ai sẽ là ứng cử viên có thể xét cấy ghép khuôn mặt. Chẳng hạn, các bác sĩ ở Bệnh viện Cleveland đã không xem đến một người hoàn toàn mù vì một trong những yêu cầu chính là phải có khả năng luyện cơ mặt ở trước gương để làm cho khuôn mặt tuân theo bộ não.

Dưới đây là một số trường hợp được cấy ghép khuôn mặt tại Mỹ:

Connie Culp: Phẫu thuật 12/2008 

Connie Culp trường hợp đầu tiên được phẫu thuật ghép gần toàn bộ khuôn mặt ở Mỹ. Cô bị chồng bắn vào năm 2004, khiến cô bị mù một phần, không thể ngửi và nói. Hàng trăm mảnh vỡ của viên đạn và các mảnh vụn xương đã găm vào mặt cô. Khuôn mặt của cô gần như bị gãy đôi. Má, mũi, mắt, miệng đều bị biến dạng. Cô chỉ có thể thở bằng một lỗ mà bác sĩ đã tạo ra ở cổ.

Connie Culp có cuộc hôn nhân 25 năm với người đàn ông thường xuyên chà đạp lên tình cảm của cô. Vợ chồng cô mở quán bar ở thị trấn Appalachian. Ngày 20/9/2004, chồng của Connie đã chỉ trích cô có ý tán tỉnh một khách quen. Người chồng tàn nhẫn cầm súng bắn thẳng vào mặt cô rồi tự sát. Nhưng cả hai đều sống sót và chồng Connie bị đi tù 7 năm kể từ năm 2005. Sau tai nạn này, cuộc sống của cô bị đảo lộn.

Cuộc phẫu thuật kéo dài 22 tiếng tại Bệnh viện Cleveland đã giúp cô có được một khuôn mặt mới lấy từ người hiến là Anna Kasper ở Lakewood, Ohio. Culp đã gặp gia đình của người hiến vào tháng 12/2010. Cô chia sẻ, cô rất hạnh phúc nhờ phẫu thuật. Trả lời phỏng vấn CNN, cô nói: “Giờ thì tôi có thể ngửi được mùi, có thể ăn bít-tết và nói chung ăn được tất cả đồ ăn cứng”.

Bà Siemionow, bác sĩ đứng đầu cuộc phẫu thuật cho biết, các bác sĩ tại bệnh viện đã gặp Connie Culp hàng tháng kể từ khi cô thực hiện phẫu thuật. Bà mô tả Culp đã hòa nhập với cộng đồng nơi cô sống. Cô là một bà mẹ hạnh phúc và đã có bạn trai mới. Giờ đây, cô rất bằng lòng với cuộc sống của mình.

Bác sĩ Siemionow kể: Culp, 49 tuổi, giờ có thể cười, nhăn mặt và nói chuyện một cách mạch lạc. Trước đó, Culp không có mũi và giờ thì đã thở được rồi. Theo các nhà nghiên cứu, bộ não của Culp đã chấp nhận khuôn mặt mới, dựa vào các hoạt động quan trọng khác trong bộ não.

“Cô ấy là người rất ủng hộ việc hiến tạng. Cô ấy rất cá tính, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình để giúp đỡ người khác”, bác sĩ Siemionow nói.

James Maki: Phẫu thuật vào tháng 4/2009 

Ngày 30/6/2005, James Maki gặp phải một tai nạn, ông bị ngã xuống đường ray tàu điện ngầm ở Boston và bị dập nát toàn bộ khuôn mặt. Maki cũng bị bỏng cánh tay, bàn tay và không thể thở cũng như nói năng một cách bình thường, thậm chí để duy trì sự sống, người ta phải bơm thức ăn vào dạ dày của ông.

Một nhóm phẫu thuật viên và các chuyên gia thẩm mỹ đã làm việc suốt 17 tiếng tại bệnh viện Brigham and Women ở Boston để giúp Maki có một khuôn mặt mới.

Trước khi bị tai nạn, Maki đã dùng răng giả và bây giờ người ta đang làm răng giả mới cho Maki. Giờ, ông đã có 8 chiếc răng giả mới và đang tập làm quen với những chiếc răng đó.

Maki, 63 tuổi nói: “Tôi sẽ có hàm răng mới. Tôi muốn ăn được nhiều thứ nhưng nó phải mềm mại. Khi những chiếc răng của tôi được trồng xong, tôi có thể ăn mọi thứ mà tôi thích”. Maki cho biết, giờ ông nóng lòng muốn được ăn bít-tết. Ngoài ra, Maki cũng đang tập luyện để lấy lại sự biểu cảm của nét mặt.

Dallas Wiens: Phẫu thuật vào tháng 3/2011

Dallas Wiens cũng là một trường hợp được phẫu thuật toàn bộ khuôn mặt ở Mỹ. Wiens làm thợ quét sơn tình nguyện ở nhà thờ. Tai nạn xảy ra vào tháng 11/2008. Trong lúc làm việc, trán của anh đã vướng vào dây điện cao áp và khuôn mặt của anh bị biến dạng do bị cháy. Wiens ở trong tình trạng hôn mê 90 ngày. Tháng 3/2011, Wiens đã có khuôn mặt mới sau 15 tiếng phẫu thuật tại bệnh viện Brigham and Women. Hai tháng sau đó (tức tháng 5/2011), Wiens tâm sự: “Khi thức dậy tôi không thể tin nỗi là khuôn mặt của tôi đã được khôi phục hoàn toàn. Mắt, mũi và miệng... thậm chí tôi có thể la to!. Cuộc sống của tôi thay đổi từ đây”. 

Gần đây, Wiens đã cưới vợ. Vợ anh tên là Jamie Nash, một người phụ nữ đã bị bỏng hơn 70% thân thể do bị tai nạn xe ô tô. Vợ của Wiens viết: “Tình yêu của chúng tôi mạnh mẽ và sâu sắc. Chúng tôi có thể vượt qua mọi khó khăn”.

Mitch Hunter: Phẫu thuật tháng 4/2011

Mitch Hunter, 29 tuổi ở Speedway, Ấn Độ bị dòng điện cao thế hủy nặng nề gương mặt khi cứu một phụ nữ trong một tai nạn xe hơi năm 2001. Đây là người đàn ông thứ 2 đã được cấy ghép toàn bộ khuôn mặt tại Mỹ.

Bệnh viện Brigham and Women Hospital cho biết: Một ca phẫu thuật kéo dài 14 tiếng đã giúp cho Hunter có mũi, mí mắt, các cơ nét mặt và dây thần kinh. Hunter đã có cảm giác gần như bình thường trên toàn bộ khuôn mặt của mình.

Trong một tuyên bố, Bệnh viện Brigham and Women cho biết: Mitch Hunter rất hài lòng về kết quả phẫu thuật và hạnh phúc với cuộc sống của mình. Tuyên bố có đoạn: “Gần đây anh đã tham gia nhiều hoạt động như chạy và huấn luyện cho các cuộc đua sức bền. Anh ấy cũng có công việc ở Bang Indian, Ấn Độ và đang có kế hoạch học lấy bằng về hệ thống thông tin”.

“Ca phẫu thuật đã giúp tôi có được một cuộc sống tốt đẹp hơn và tôi dành nhiều thời gian cho gia đình và bạn bè”, Mitch Hunter nói.

Charla Nash, phẫu thuật tháng 5/2011

Charla Nash bị một con vượn hung dữ của người bạn tấn công và hậu quả là cô bị hỏng mũi, mí mắt, môi và 2 bàn tay. Bệnh viện Brigham and Women đã thực hiện ca cấy ghép toàn bộ khuôn mặt trong vòng 20 giờ. 

Charla Nash trước đây (trái) và sau khi được phẫu thuật cấy ghép mặt (phải).

Ban đầu, Charla Nash được cấy ghép 2 bàn tay mới. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, Nash bị ốm và các cánh tay của cô  phải gỡ bỏ. Các bức ảnh về cuộc phẫu thuật  đầu tiên được phát hành vào tháng 8/2011. Cô ấy nói: “Bây giờ tôi có thể làm mọi thứ. Tôi sẽ có môi và có thể nói rõ ràng. Tôi có thể ôm hôn những người thân yêu. Tôi thực sự biết ơn gia đình và những người tài trợ đã giúp đỡ tôi”.

Richard Lee Norris: Phẫu thuật tháng 3/2012

Richard Norris đến từ Virgina bị tai nạn súng. Ông nhập viện trong tình trạng mất môi và mũi. Ông phải dùng ống cắm vào khí quản để thở và đeo khẩu trang y tế trong vòng 15 năm để che giấu khuôn mặt dị dạng. 

Một nhóm phẫu thuật và chuyên gia thẩm mỹ tại trường Đại học Maryland đã thực hiện ca phẫu thuật trong vòng 36 giờ. Cuộc phẫu thuật liên quan đến việc thay thế toàn bộ 2 hàm, lưỡi, da, hệ thần kinh và mô cơ, và toàn bộ răng. Toàn bộ khuôn mặt của ông đã được thay thế ngoại trừ đôi mắt và phần còn lại phía sau cổ họng.

Tháng 10/2012, Norris nói: “Tôi hiện đang phục hồi rất tốt. Tôi dành nhiều thời gian câu cá và làm việc ở sân golf. Tôi cũng có thời gian thú vị với gia đình và các bạn bè của tôi.

Người Phát ngôn của Bệnh viện cho biết: “Phát biểu trong đêm gala ở Trường Đại học Maryland diễn ra hôm thứ 7, người đàn ông này nói rằng, đây là lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng kể từ ngày phẫu thuật”. Ông cảm ơn các bác sĩ đã mang lại cho ông một cuộc sống mới. Nhớ về người hiến tặng đã qua đời, anh nói: “Cảm ơn Joshua. Chúng tôi luôn luôn bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn và gia đình của bạn về món quà của cuộc đời này”.

Carmen Blandin Tarleton: Phẫu thuật tháng 2/2013

Một người phụ nữ tại Mỹ, Carmen Blandin Tarleton, 44 tuổi vừa được cấy ghép toàn bộ gương mặt sau khi bị người chồng tạt dung dịch kiềm công nghiệp phá hủy hoàn toàn khuôn mặt. 

Carmen Blandin Tarleton, 44 tuổi đã trải qua hơn 50 ca phẫu thuật kể từ sau khi bị chồng dội axít lên cơ thể gây bỏng hơn 80%. (ảnh: Facebook của Tarleton).

Bà đã trải qua hơn 50 ca phẫu thuật kể từ sau khi bị chồng dội kiềm lên cơ thể khiến bà bị bỏng hơn 80%. Hóa chất đã khiến bà bị mù hẳn một mắt, mắt còn lại nhìn lờ mờ. Trải qua rất nhiều cuộc phẫu thuật bà mới có thể thở bằng cả hai bên mũi và ăn uống bình thường.

Bà đã được các bác sỹ tại bệnh viện Brigham & Women ở Boston tiến hành ca ghép toàn bộ mặt được lấy từ một người hiến tặng. Các bác sỹ đã tiến hành khôi phục toàn bộ khuôn mặt cho Tarleton gồm: cổ, mũi, môi, cơ mặt, động mạch và dây thần kinh. Nhóm phẫu thuật gồm 30 bác sỹ và chuyên gia thẩm mỹ đã làm việc trong suốt 15 tiếng để hoàn thành việc cấy ghép. Giờ, Tarleton có thể sống một mình trong căn hộ ở Vermont./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thực hiện thành công ca ghép mặt lớn nhất thế giới
Thực hiện thành công ca ghép mặt lớn nhất thế giới

Các bác sĩ Mỹ vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép mặt lớn nhất thế giới cho một nạn nhân vụ bắn súng, Richard Lee Norris.

Thực hiện thành công ca ghép mặt lớn nhất thế giới

Thực hiện thành công ca ghép mặt lớn nhất thế giới

Các bác sĩ Mỹ vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật ghép mặt lớn nhất thế giới cho một nạn nhân vụ bắn súng, Richard Lee Norris.

Tây Ban Nha thực hiện thành công ca ghép mặt
Tây Ban Nha thực hiện thành công ca ghép mặt

Các bác sỹ bệnh viện Vall D’Hebron ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha cho biết đã thực hiện thành công ca ghép toàn bộ mặt đầu tiên trên thế giới

Tây Ban Nha thực hiện thành công ca ghép mặt

Tây Ban Nha thực hiện thành công ca ghép mặt

Các bác sỹ bệnh viện Vall D’Hebron ở thành phố Barcelona, Tây Ban Nha cho biết đã thực hiện thành công ca ghép toàn bộ mặt đầu tiên trên thế giới