Sự ấm lên toàn cầu từng gây ra vụ tuyệt chủng lớn nhất trên Trái Đất

VOV.VN - Đã có 5 vụ tuyệt chủng được xác nhận trong lịch sử Trái Đất. Cuộc Đại Tuyệt chủng kỷ Permi được cho là tệ hại nhất và đánh dấu ranh giới giữa kỷ Permi và kỷ Tam Điệp (Trias). Nguyên nhân được giới khoa học xác định là hiện tượng ấm lên toàn cầu vào giai đoạn đó.

Các nhà khoa học tin rằng họ đã phát hiện ra nguyên nhân vụ tuyệt chủng lớn trong lịch sử Trái Đất. Hiện tượng ấm lên toàn cầu đã gây ra các vụ phun trào núi lửa trong khoảng thời gian từ 256 triệu năm trước đến 252 triệu năm trước đó ở khu vực là bờ biển phía Đông hiện nay của Australia.

Giới khoa học nhận thức rằng vụ tuyệt chủng đó là do hiện tượng hành tinh của chúng ta ấm lên gây ra nhưng họ chưa chắc chắn lắm về nguyên nhân đằng sau tình trạng ấm lên đó. Giả thuyết áp đảo là các vụ phun trào núi lửa ở vùng hiện nay là Siberia nhưng có bằng chứng cho thấy Trái Đất đã ấm lên 6-8 độ C vào thời điểm các núi lửa Siberia bắt đầu phun mắc ma trong 2 triệu năm.

Bằng chứng về sự ấm lên do phun núi lửa được tìm thấy ở vùng New England, bang New South Wales, Australia. Theo đó, một siêu núi lửa, tương tự như các núi lửa ở công viên Yellowstone tại Mỹ và Taupo, New Zealand, đã phun ra khí quyển tới 150.000km3 dung nham, từ đó lấp đầy khí quyển bằng khí gây hiệu ứng nhà kính. Toàn bộ bờ biển phía Đông của Australia phủ đầy tro bụi, có nơi dày tới vài mét.

Để dễ hình dung quy mô khủng của vụ phun núi lửa ở Australia, hãy so sánh với vụ phun trào của núi lửa Vesuvius đã phá hủy thành Pompeii của đế chế La Mã và "đóng băng" thành phố này dưới lớp tro bụi. Nham thạch phun ra từ vụ này chỉ khoảng 3-4km3. Còn vụ phun trào của núi Helens năm 1980 - gây tử vong 57 người và được coi là vụ phun núi lửa tệ hại nhất trong lịch sử Mỹ, cũng chỉ phun ra 1km3 dung nham.

Các nhà khoa học công bố các phát hiện này trên tạp chí nổi tiếng Nature. Họ tin rằng các núi lửa ở Siberia chỉ làm trầm trọng thêm thảm họa do các núi lửa ở Australia khơi mào.

Cần lưu ý rằng vào thời điểm đó Trái Đất khác xa với bây giờ. Gần như các khối lục địa lớn kết nối với nhau, bao gồm cả Australia và Siberia trong một siêu lục địa có tên là Pangaea.

Mặc dù vụ tuyệt chủng khiến loài khủng long bị diệt vong trong kỷ Jura cách đây 65 triệu năm được nhiều người biết đến nhất, vụ tuyệt chủng mang tên Đại Tuyệt chủng Permi lại khủng khiếp hơn nhiều./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Malaysia nỗ lực cứu loài hổ Mã Lai khỏi bị tuyệt chủng
Malaysia nỗ lực cứu loài hổ Mã Lai khỏi bị tuyệt chủng

VOV.VN - Bước vào năm Nhâm Dần 2022, các cửa hiệu trên toàn thế giới và đặc biệt là ở châu Á tràn ngập các sản phẩm mang chủ đề con hổ. Nhưng trong tự nhiên, số lượng loài này đang giảm đi nhanh chóng do nạn săn bắn trái phép và thay đổi môi trường sống.

Malaysia nỗ lực cứu loài hổ Mã Lai khỏi bị tuyệt chủng

Malaysia nỗ lực cứu loài hổ Mã Lai khỏi bị tuyệt chủng

VOV.VN - Bước vào năm Nhâm Dần 2022, các cửa hiệu trên toàn thế giới và đặc biệt là ở châu Á tràn ngập các sản phẩm mang chủ đề con hổ. Nhưng trong tự nhiên, số lượng loài này đang giảm đi nhanh chóng do nạn săn bắn trái phép và thay đổi môi trường sống.

Indonesia nâng mức cảnh báo thảm họa núi lửa Anak Keratau lên cấp độ III
Indonesia nâng mức cảnh báo thảm họa núi lửa Anak Keratau lên cấp độ III

VOV.VN - Cơ quan địa chất Indonesia đã nâng mức cảnh báo tình trạng núi lửa Anak Keratau lên cấp độ III (Sẵn sàng) từ mức độ II (Cảnh báo) trước đó.

Indonesia nâng mức cảnh báo thảm họa núi lửa Anak Keratau lên cấp độ III

Indonesia nâng mức cảnh báo thảm họa núi lửa Anak Keratau lên cấp độ III

VOV.VN - Cơ quan địa chất Indonesia đã nâng mức cảnh báo tình trạng núi lửa Anak Keratau lên cấp độ III (Sẵn sàng) từ mức độ II (Cảnh báo) trước đó.

Kinh hoàng cảnh tượng núi lửa Semeru (Indonesia) phun trào, người dân phải tháo chạy
Kinh hoàng cảnh tượng núi lửa Semeru (Indonesia) phun trào, người dân phải tháo chạy

VOV.VN - Ngọn núi Semeru (Indonesia) phun trào mạnh, tro của nó bay cao tới hơn 12km. Video sau ghi cảnh người dân nước này chạy thục mạng khỏi điểm núi lửa phun, với tiếng la hét vang động một vùng...

Kinh hoàng cảnh tượng núi lửa Semeru (Indonesia) phun trào, người dân phải tháo chạy

Kinh hoàng cảnh tượng núi lửa Semeru (Indonesia) phun trào, người dân phải tháo chạy

VOV.VN - Ngọn núi Semeru (Indonesia) phun trào mạnh, tro của nó bay cao tới hơn 12km. Video sau ghi cảnh người dân nước này chạy thục mạng khỏi điểm núi lửa phun, với tiếng la hét vang động một vùng...

Video: Núi lửa phun trào dữ dội nhìn từ UAV trên không
Video: Núi lửa phun trào dữ dội nhìn từ UAV trên không

VOV.VN - Clip được quay từ UAV sau ghi lại cảnh tượng khói đen cuồn cuộn và dòng nham thạch nóng đỏ phun ra từ miệng núi lửa trên đảo La Palma (Tây Ban Nha) hôm 27/10/2021. Núi lửa đã hoạt động hơn 1 tháng, phá hủy hơn 2.000 tòa nhà hoặc ngôi nhà và khiến 7.500 người phải sơ tán.

Video: Núi lửa phun trào dữ dội nhìn từ UAV trên không

Video: Núi lửa phun trào dữ dội nhìn từ UAV trên không

VOV.VN - Clip được quay từ UAV sau ghi lại cảnh tượng khói đen cuồn cuộn và dòng nham thạch nóng đỏ phun ra từ miệng núi lửa trên đảo La Palma (Tây Ban Nha) hôm 27/10/2021. Núi lửa đã hoạt động hơn 1 tháng, phá hủy hơn 2.000 tòa nhà hoặc ngôi nhà và khiến 7.500 người phải sơ tán.

Mỹ và Trung Quốc tranh đấu quyết liệt với nhau trong chống biến đổi khí hậu
Mỹ và Trung Quốc tranh đấu quyết liệt với nhau trong chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc mở rộng sang cả lĩnh vực chống biến đổi khí hậu. Hai bên xung khắc với nhau trong cách xử lý vấn đề này.

Mỹ và Trung Quốc tranh đấu quyết liệt với nhau trong chống biến đổi khí hậu

Mỹ và Trung Quốc tranh đấu quyết liệt với nhau trong chống biến đổi khí hậu

VOV.VN - Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc mở rộng sang cả lĩnh vực chống biến đổi khí hậu. Hai bên xung khắc với nhau trong cách xử lý vấn đề này.

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới
Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

VOV.VN - Ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra nhiều việc làm. Nhưng mặt trái của nó cũng rất lớn khi gây ra ô nhiễm cao toàn diện...

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

Dệt may là ngành gây ô nhiễm môi trường thứ 2 thế giới

VOV.VN - Ngành dệt may đáp ứng nhu cầu mặc của con người và tạo ra nhiều việc làm. Nhưng mặt trái của nó cũng rất lớn khi gây ra ô nhiễm cao toàn diện...

Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?
Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?

VOV.VN - Quần áo là nhu cầu quan trọng đối với con người nhưng có một thực tế khắc nghiệt là ngành thời trang đang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường rất lớn.

Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?

Ngành thời trang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường như thế nào?

VOV.VN - Quần áo là nhu cầu quan trọng đối với con người nhưng có một thực tế khắc nghiệt là ngành thời trang đang gây ô nhiễm và tàn phá môi trường rất lớn.