Cựu binh Mỹ: "Tôi tôn trọng người lính Việt Nam"

VOV.VN -"Chiến tranh, chết chóc, nhưng người lính, bên nào cũng vậy, cũng là con người, ai cũng có gia đình..." 

39 năm đã trôi qua, nhưng cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn nằm sâu trong tâm khảm của hầu hết các cựu binh Mỹ từng tham chiến khi đó. Với nhiều người, đó là một ký ức đáng quên mà không thể. Với người khác, đó lại là nỗi day dứt, trăn trở đeo đẳng họ cho đến tận hôm nay. Trong suốt gần nửa thế kỷ qua, một cựu binh Mỹ luôn mong mỏi được gặp người "cựu thù" Bắc Việt ở bên kia chiến tuyến dù chưa hề biết mặt, để hoàn thành tâm nguyện trả lại những kỷ vật chiến trường cho chủ nhân của chúng.

Cựu binh Mỹ Fritz Schoutz với phóng viên Đài TNVN

----------------

"Ngày 17/3/1968, trong trận chiến cuối cùng tại Việt Nam trước khi xuất ngũ, tôi tình cờ phát hiện một chiếc ba lô của một người lính Việt Nam trên chiến trường. Đó là trận đánh kéo dài mấy ngày đêm liền tại cứ điểm đồi 1064, giáp biên giới giữa Việt Nam, Lào và Campuchia".

Fritz Schoutz, cựu binh Mỹ hiện sống tại tiểu bang California bắt đầu câu chuyện mà ông vẫn nhớ rõ từng tình tiết, thời gian và địa điểm dù 46 năm đã trôi qua. Trận chiến ác liệt, cả 2 bên đều chịu nhiều tổn thất. Giữa sự sống và cái chết nhưng những người lính, dù ở 2 bên chiến tuyến, vẫn có những sự đồng cảm nhất định. Thay vì giao nộp chiếc ba lô tìm được cho chỉ huy theo quy định, Fritz lại cất giữ hết những vật phẩm trong đó: một cuốn sổ tay, một tờ tiền, tem thư, cùng vài bức ảnh:

Bức ảnh ghi lại nơi Fritx tìm thấy chiếc ba lô


"Khi nhìn thấy bức ảnh trong túi, tôi nghĩ đây là ảnh của người lính với vợ hay bạn gái. Chiến tranh, chết chóc, nhưng người lính, bên nào cũng vậy, cũng là con người, ai cũng có gia đình. Những kỷ vật đó có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Nếu đổi tôi vào vị trí của người lính Việt Nam, hành quân hàng trăm cây số, chiến đấu và giữ một quyển sổ tay hay nhật ký trong nhiều năm, rồi mất nó, và đã tưởng rằng sẽ mất mãi mãi… Rồi hơn 4 chục năm sau, đột nhiên có ai đó nói: “Này, tôi đang giữ quyển sổ anh ghi chép từ khi còn trẻ đấy”, thì tôi sẽ mừng lắm".

Cuốn sổ nhỏ ghi lại hành trình hành quân suốt 4 năm, từ năm 1964 đến 1968, của người lính mang tên Lê Anh Phương, có lẽ người gốc Hà Nội, trong đó ghi rõ những tên và địa chỉ cụ thể như:

Bác Lê Đào Tài, 23 Đồng Nhân, khối 35, Hai Bà Trưng

Phan Văn Trung, Đài truyền thanh Hà nội

Trương Bá Cao, 10 Hàng Bè

Nghiêm Vượng

Trần Kỳ, 19 Phố Huế

Mỗi nơi Lê Anh Phương đi qua, từ Hà Nội, Thanh Hoá, Quảng Bình, Kon Tum cho đến chiến trường Lào đều được ghi dấu bằng những vần thơ, bản nhạc chép lại hay do chính ông sáng tác, cùng những dòng lưu bút đầy cảm xúc của người dân địa phương.

"Tôi nghĩ đây là một người có học thức, có kiến thức về nghệ thuật, âm nhạc. Nếu chiến tranh không xảy ra thì có thể ông ấy sẽ là một người bạn rất thú vị trong đời thường. Nhưng vì hoàn cảnh chính trị lúc đó mà chúng tôi phải đối đầu với nhau. Tôi rất tôn trọng những người lính Việt Nam. Họ rất khôn ngoan, mưu lược và dũng cảm. Tôi tin rằng chủ nhân cuốn sổ tay này là một trong những đại diện tiêu biểu của bộ đội Việt Nam"- Fritz kể.

Fritz sang Việt Nam tham chiến vào năm 1967, khi vừa tốt nghiệp phổ thông trung học. Thiếu kiến thức lịch sử cũng như thông tin thực tiễn, Fritz cứ ngỡ mình đang trở thành một "anh hùng" cứu vớt người dân Việt Nam.

Fritz ở chiến trường


"Hồi đó tôi còn trẻ người non dạ, thay vì đi học đại học thì lại xin ra chiến trường vì thích phiêu lưu mạo hiểm, dù chẳng biết nó sẽ như thế nào. Tôi chỉ là một đứa trẻ và tin rằng nhiệm vụ của người Mỹ là loại bỏ chủ nghĩa Cộng sản tại miền Nam Việt Nam. Do thiếu thông tin nên tôi cứ nghĩ rằng những gì người Mỹ đang làm khi đó là giải phóng người Việt Nam".

Những hình ảnh khi Fritz ở chiến trường Việt Nam


Những kỷ vật của người lính Việt Nam đã ở lại với Fritz như một minh chứng về sự tôn trọng đối thủ cũng như mong muốn được xoa dịu vết thương chiến tranh của người cựu binh Mỹ. Với Fritz, tâm nguyện cuối cùng liên quan đến cuộc chiến tranh Việt Nam là tìm được chủ nhân cuốn sổ tay:

"Kể từ khi tìm được cuốn sổ, tôi luôn muốn biết tác giả là ai để trao lại cho ông ấy. Mong rằng ông ấy còn sống để tôi được gặp. Tôi nghĩ đó cũng là sự hàn gắn đối với cả 2 đất nước."

Những hình ảnh kỷ vật của người lính Việt Nam:

Những kỷ vật tìm thấy trong ba lô

Trang đầu cuốn sổ tay

Một trang trong cuốn sổ tay

Một tấm ảnh tìm thấy trong ba lô

Tấm ảnh tìm thấy trong ba lô, Fritz nghĩ đây là người lính với vợ hoặc bạn gái

Một trang sổ chép bài hát

Một trang sổ ghi chép lại cảm xúc ở Cửa Tùng, Quảng Bình

Một trang sổ tay chép lời bài hát

Trang lưu bút

Trang sổ tay chép thơ

Tái bút: Khi chia tay phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam thường trú tại Mỹ, người cựu binh Mỹ không cầm được nước mắt và mong Đài TNVN tìm giúp người lính Việt Nam hoặc thân nhân ông để trao lại những kỷ vật trên. Quý vị và các bạn nếu ai biết về chủ nhân hoặc những người được lưu tên trong cuốn sổ tay, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ: Báo điện tử VOV, 45 phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Điện thoại liên hệ: 0439344231. Xin cảm ơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cựu binh chiến trường miền Nam nói về Hiệp định Paris
Cựu binh chiến trường miền Nam nói về Hiệp định Paris

(VOV) -Từng người lính đều nhận thức rõ, dù gian khổ hi sinh cũng phải giành chiến thắng

Cựu binh chiến trường miền Nam nói về Hiệp định Paris

Cựu binh chiến trường miền Nam nói về Hiệp định Paris

(VOV) -Từng người lính đều nhận thức rõ, dù gian khổ hi sinh cũng phải giành chiến thắng

Chân dung nghệ sĩ Việt qua nét vẽ của cựu binh Mỹ
Chân dung nghệ sĩ Việt qua nét vẽ của cựu binh Mỹ

VOV.VN - Triển lãm trưng bày 30 tác phẩm tranh sơn dầu về các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ Việt Nam do nhà thơ người Mỹ Kevin Bowen thực hiện.

Chân dung nghệ sĩ Việt qua nét vẽ của cựu binh Mỹ

Chân dung nghệ sĩ Việt qua nét vẽ của cựu binh Mỹ

VOV.VN - Triển lãm trưng bày 30 tác phẩm tranh sơn dầu về các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ Việt Nam do nhà thơ người Mỹ Kevin Bowen thực hiện.

Cựu binh chiến tranh Việt Nam làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?
Cựu binh chiến tranh Việt Nam làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

(VOV)- Ông Hagel, hiện là Chủ tịch Ban Cố vấn Tình báo cho Tổng thống Mỹ có thể sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong tuần tới.

Cựu binh chiến tranh Việt Nam làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

Cựu binh chiến tranh Việt Nam làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?

(VOV)- Ông Hagel, hiện là Chủ tịch Ban Cố vấn Tình báo cho Tổng thống Mỹ có thể sẽ trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong tuần tới.

Công diễn kịch “Ngày tưởng niệm” về cựu binh Mỹ tại Hà Nội
Công diễn kịch “Ngày tưởng niệm” về cựu binh Mỹ tại Hà Nội

VOV.VN - Trong 2 ngày 20-21/9, vở kịch nổi tiếng thế giới “Ngày tưởng niệm” sẽ ra mắt khán giả thủ đô tại Nhà hát Tuổi Trẻ.

Công diễn kịch “Ngày tưởng niệm” về cựu binh Mỹ tại Hà Nội

Công diễn kịch “Ngày tưởng niệm” về cựu binh Mỹ tại Hà Nội

VOV.VN - Trong 2 ngày 20-21/9, vở kịch nổi tiếng thế giới “Ngày tưởng niệm” sẽ ra mắt khán giả thủ đô tại Nhà hát Tuổi Trẻ.

“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh
“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh

(VOV) -40 năm trước, họ biết nhau qua một sự kiện đặc biệt. 40 năm sau, chính sự kiện này lại tạo cơ hội để họ gặp lại nhau.

“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh

“Điện Biên Phủ trên không” và nỗi trăn trở của các cựu binh

(VOV) -40 năm trước, họ biết nhau qua một sự kiện đặc biệt. 40 năm sau, chính sự kiện này lại tạo cơ hội để họ gặp lại nhau.

Nhà văn Việt Nam gặp gỡ các nhà văn cựu binh Mỹ
Nhà văn Việt Nam gặp gỡ các nhà văn cựu binh Mỹ

(VOV) - Các nhà văn là cựu chiến binh hai nước đưa ra nhiều sáng kiến hoạt động nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh.

Nhà văn Việt Nam gặp gỡ các nhà văn cựu binh Mỹ

Nhà văn Việt Nam gặp gỡ các nhà văn cựu binh Mỹ

(VOV) - Các nhà văn là cựu chiến binh hai nước đưa ra nhiều sáng kiến hoạt động nhằm hàn gắn vết thương chiến tranh.

Cựu binh Mỹ nhận tấm huân chương sau 4 năm tranh cãi
Cựu binh Mỹ nhận tấm huân chương sau 4 năm tranh cãi

VOV.VN -Mặc dù đã giải ngũ vào năm 2011 nhưng Swenson bày tỏ mong muốn tiếp tục cống hiến cho quân đội Mỹ.

Cựu binh Mỹ nhận tấm huân chương sau 4 năm tranh cãi

Cựu binh Mỹ nhận tấm huân chương sau 4 năm tranh cãi

VOV.VN -Mặc dù đã giải ngũ vào năm 2011 nhưng Swenson bày tỏ mong muốn tiếp tục cống hiến cho quân đội Mỹ.

Cựu binh Nga-Việt ôn lại chiến thắng ĐBP trên không
Cựu binh Nga-Việt ôn lại chiến thắng ĐBP trên không

(VOV) - Nhân dân Việt Nam biết ơn các cựu cố vấn và chuyên gia Liên Xô đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

Cựu binh Nga-Việt ôn lại chiến thắng ĐBP trên không

Cựu binh Nga-Việt ôn lại chiến thắng ĐBP trên không

(VOV) - Nhân dân Việt Nam biết ơn các cựu cố vấn và chuyên gia Liên Xô đã hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.

Con lai Mỹ, tìm cha là cựu binh
Con lai Mỹ, tìm cha là cựu binh

Đã có chương trình đưa con lai sang Mỹ, tuy nhiên sau khi sang quê cha, rất nhiều đứa con lai không thể tìm được người sinh ra mình.

Con lai Mỹ, tìm cha là cựu binh

Con lai Mỹ, tìm cha là cựu binh

Đã có chương trình đưa con lai sang Mỹ, tuy nhiên sau khi sang quê cha, rất nhiều đứa con lai không thể tìm được người sinh ra mình.

Nhà thơ cựu binh Mỹ và nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh
Nhà thơ cựu binh Mỹ và nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh

VOV.VN - Món quà và niềm kính phục mà Kevin Bowen dành cho Việt Nam thông qua văn học, nghệ thuật, thực sự nhân văn và hiếu nghĩa.

Nhà thơ cựu binh Mỹ và nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh

Nhà thơ cựu binh Mỹ và nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh

VOV.VN - Món quà và niềm kính phục mà Kevin Bowen dành cho Việt Nam thông qua văn học, nghệ thuật, thực sự nhân văn và hiếu nghĩa.

"Nhật ký Kon Tum" và sự cứu rỗi cuộc đời một cựu binh Mỹ
"Nhật ký Kon Tum" và sự cứu rỗi cuộc đời một cựu binh Mỹ

VOV.VN -Cuốn nhật ký của trung úy Nguyễn Văn Nghĩa đã giúp cựu binh Paul Reed thoát khỏi những ám ảnh của cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

"Nhật ký Kon Tum" và sự cứu rỗi cuộc đời một cựu binh Mỹ

"Nhật ký Kon Tum" và sự cứu rỗi cuộc đời một cựu binh Mỹ

VOV.VN -Cuốn nhật ký của trung úy Nguyễn Văn Nghĩa đã giúp cựu binh Paul Reed thoát khỏi những ám ảnh của cuộc chiến tranh ở Việt Nam.